Ba Chặng Đường
Một Hành Trình trong thơ Song Nhị
Ra đi điều biết tự trời
Ra đi cần thiết cho đời nhân gian
(Parting is all we know of heaven
And all we need of hell )
(Emily Dickinson)
Hai tập thơ 'Tiếng Hờn Chiến Mã” và
“Về Lối Đi Xưa” cùng một số bài trên giấy rời của Song Nhị đến với tôi hôm nay.
Đọc thoáng qua một số bài và tên hai tập thơ, nhất là tựa đề tập thứ hai, cảm
giác đầu tiên của tôi là hầu như thơ Song Nhị luôn chập chờn, lãng đãng những
'Đi', 'Về' 'Đến', 'Ở' khiến tôi liên
tưởng đến lời thơ Emily Dickinson trích ở trên (1).
Chiến mã lẫy lừng bao chiến trận
Đã đi là quyết một lần đi
(Tiếng Hờn Chiến Mã)
- Thì thôi, lòng hãy quên đi vậy
Đi, Ở, Về, Đi. Cũng số phần…
- Mai kia nếu phải ra đi nữa…..
Nếu phải đầu thai một cõi nào
(Về đây – VLĐX)
Ta về phố xá thời ma đạo
tìm thấy hồn ta trong cổ thi…
(Tìm Lại Hồn Ta - THCM)
Toàn thể thơ Song Nhị qua số thơ tôi
nhận được, theo tôi, tập trung vào từng chặng 'Đi, Đến, Ở, Về' nầy. 'Đi' là 'ra đi'; 'Về' là 'trở về, về
lại'; 'Đến, Ở' là 'ngụ cư nơi đất khách, quê người'. Điều nầy bàng bạc hầu hết
nơi thi ca người Việt hải ngoại nhưng nơi thơ Song Nhị đậm nét và rõ ràng, súc
tích không riêng nơi một số bài mà trở thành đề tài và chất liệu trong thơ anh.
'Đi, Đến, Ở, Về', những động từ thường xuất hiện trong thi ca, vẽ lên hành
trình một kiếp sống, một thân phận; chân dung một lẽ đời với bao buồn, vui,
khổ, sướng, phiền muộn, ưu tư, hân hoan, phấn khởi…., tất cả cảnh ngộ và tâm
trạng con người trong vận hành lịch sử nhân sinh.
Cuộc chiến tương tàn dưới đủ mọi
nhãn hiệu nhân danh, trên hai mươi năm lẻ đã cày nát hình hài, da thịt, óc tim
đất nước và con người Việt Nam.
Không cần thiết phải xác định ở vị thế nào – bên nầy hay bên kia chiến tuyến,
địch, thù, ta, bạn - để nhận định, đánh giá ngay gian, phải trái về phía nào -
điều nầy mọi người đã nói, đã viết và lịch sử đã đề cập cũng như đang còn và
sẽ xét
soi - Cái oái oăm, ngược ngạo, bi đát, phi lý và hài hước chưa hẳn ở nơi
cuộc chiến mà chính ở lúc đã 'hòa bình', lúc cuộc chiến đã tàn,
đã ngã ngũ, đã kết thúc thắng
bại, hơn thua'.
Hòa bình', danh từ đẹp quá đi thôi!
Ấy thế mà, tiếng súng vừa ngưng, hàng trăm ngàn người đã phải 'trốn chạy hòa
bình'! Và, liên tiếp sau đó, hàng triệu người khác, đủ mọi thành phần, có cảû
những kẻ từng muốn mong, khao khát hòa bình và náo nức mừng vui đón chào ngày
'thống nhất hòa bình' lại phải lo toan, tìm mọi cách để 'đào tẩu hòa bình' dù
biết có phải chết nơi rừng sâu, biển cả (hàng trăm ngàn người đã chết rồi!)..
Ngay bây giờ, nếu có cơ hội, chắc cũng lắm người tiếp tục 'trốn chạy hòa bình'
sau trên hai mươi năm 'hưởng thụ hòa bình'! Và cũng một số người bên phe 'chiến
thắng', cùng thân nhân, con cái họ cũng đã 'đào tẩu hòa bình', tìm cách 'ty nạn
hòa bình' mỗi khi ra nước ngoài hay không trở về lại nước sau thời gian tu
nghiệp, du học nơi các 'đế quốc đầu sỏ' mà họ đã từng nhiếc mắng, lên án không
tiếc lời.
'Trốn chạy hòa bình', nghe ra ngược
ngạo, khiên cưỡng, trái tai, thế, nhưng cả thế giới năm châu, cả cơ sở quốc tế
toàn cầu – Liên Hiệp Quốc - đều công nhận qua danh xưng hợp pháp 'tỵ nạn chính
trị' và hao tốn bao nhiêu sức người, sức của, thiện chí, tình thương đùm bọc,
chở che. Một thứ 'Hoà bình' nghiệt ngã, hòa bình trong máu và nước mắt, trong
xiềng xích, tù đày, trong thân phận khổ sai, nô lệ!
Một tình cờ hay oái oăm lịch sử hay
một sắp đặt ẩn mật trớ trêu của dòng Sử Mệnh Việt Nam ra ngoài dự liệu của con
người đã đẩy đưa đất nước đành lòng phó thác hàng triệu đứa con yêu quí phải 'trốn chạy hòa
bình', xa rời khúc ruột thân thương,
bơ vơ nơi xứ lạ, lạc loài, hiu hắt, buồn đau, để làm gì? Lịch sử sẽ trả lời. Thơ văn người Việt hải
ngoại đã ít nhiều nhìn ra. Và, hơn ai
hết, Song Nhị đã nhìn ra và đấy là những quặn đau cùng ước vọng nơi tâm thức
qua cái 'Đi, Đến, Ở, Về' nơi các thi tập của anh.
'Tiếng Hờn Chiến Mã' - động lực 'Ra
đi''
'Tiếng hờn”: hờn buồn, hờn tủi, hờn
giận, hờn căm không hẳn là thù hận: hờn thời đại, hờn lịch sử, hờn tủi phận
mình.
- Người rã ngũ rồi non nước đâu
tim ta máu đọng khối thâm sầu
hỡi ơi, trời đất cùng rơi lệ
trang sử lật rồi cuộc biển dâu!
(Ta Gục Giữa Hồn Ta)
- Một phần tư thế kỷ
Tiêu ma trong một ngày
Ngày rừng thiêng bão lộng
Đàn chim vỗ cánh bay
Ôm gia tài lịch sử
Ngậm lá bùa thiên di
Trên nhánh đời chập choạng
Ngồi hót thời biệt ly
(Chặng Hai Ngàn Thời Chim Di
Việt Nam)
“Cuộc biển dâu”. Vâng, một cuộc biển
dâu. 'Trải qua một cuộc biển dâu”, Trăm điều thấy, nghìn điều đau não nề, Dân
tộc đó, tỉnh mê mê tỉnh, Giang san đây, gan tím tím gan, Ba mươi tháng Tư bảy
lăm… ! 'Trang sử lật rồi', lịch sử chấm dứt những trang đời chiến tranh thê
thảm để lật sang những trang đời 'hòa bình' bi đát, nham nhở, điêu linh! Ôi,
Hòa Bình!
Nỗi tủi hờn theo sát lưng chiến mã.
Chiến mã, con ngựa chiến, ngựa trận, ngựa sắt của Phù Đổng, ngựa Xích Thố của
Quan Vân Trường, ngựa Ô Truy của Hạng Võ, ngựa Bạch Mã của César, ngựa Long Mã
đã đưa thầy trò Đường Tam Tạng thỉnh kinh. Ngay cả những con ngựa đá điện Chiêu
Lăng, chân cũng dính bùn vì như cùng xông pha ra trận đánh đuổi quân Nguyên đã
là đề tài cho hai câu thơ bất hủ của Trần Nhân Tông:
“'Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”
(đã có người dịch: Xã tắc hai phen
bon ngựa đá/ sơn hà nghìn thuở vững âu vàng).
Chiến mã nơi thơ Song Nhị không là
ngựa mà là “'ngưỡi cỡi ngựa” tức người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong suốt
cuộc chiến chống Cộng sản xâm lăng. Đoàn chiến mã anh hùng đó đã phải bị 'ngã
ngựa', đã phải bị bắt buộc buông súng, buông gươm, phải nhận chịu bại trận theo
'mệnh lệnh' đầu hàng:
Kim cổ đông tây hề! Chiến mã
ào ào ngọn vó hề! Sa trường
bao phen đất dội trời rung
chuyển
chiến mã dọc ngang hề! tứ
phương
Chiến mã lẫy lừng bao chiến
trận
Đã đi là quyết một lần đi
Giang sơn, tổ quốc, lòng trung
nghĩa
Một phút, thôi đành! Lẽ thịnh
suy....!
Không riêng 'đoàn chiến mã' mà gần
cả hai mươi triệu nhân dân Miền Nam, từ ngày đó, cũng ôm 'hờn chiến mã' như
Song Nhị, cũng phải 'một phút, thôi đành! Lẽ thịnh suy'. Người 'chiến mã' Song
Nhị đã ngã ngựa, đã phải nhận chịu thất bại, không do mình mà do từ những lý do
đâu đâu; nói chung Song Nhị đã phải đứng chung trong hàng ngũ 'phải chiến bại'
(!).
Có những thất bại rất kiêu hùng dù
thất bại vốn không hàm chứa kiêu hùng, và không ai, ít ra tự khởi đầu lại đi
tìm kiêu hùng trong thất bại. Cái thất bại của phong trào Duy Tân, Phan Đình
Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trương Công Định, Thiên Hộ Dương, của Nguyễn Thái Học,
của Phan Bội Châu… là những thất bại kiêu hùng. Cái thất bại của Imre Nagy xứ
Lỗ Ma Ni trước đoàn quân xâm lăng của Liên Xô (thời Nikita Kroutchev) là cái
thất bại kiêu hùng. Cái thất bại của Miền Nam Việt Nam trước cuộc xâm lãng vũ trang
của Cộng sản là một thất bại kiêu hùng. Vì thế, thất bại mà không nhục. Cái
'nhục' không ở nơi 'đoàn chiến mã' mà do từ 'Trang chiến sử đồng minh cờ giũ
cuộc, Nửa sơn hà nghịch lũ cuốn trôi phăng' (Vẫn đợi mùa Xuân – THCM), do từ
những lãnh đạo nhiều tham vọng mà bất tài, không tư cách cho dù trong 'thế
chẳng đặng đừng', cho dù bị ép vào 'đường cùng, thế bí' thì ít ra cũng phải
biết 'tự trọng', phải giữ được ít nhiều cái hào khí hùng anh của dân tộc như
một Trần Bình Trọng, một Phan Thanh Giản, một Hoàng Diệu, một Nguyễn Tri
Phương,… xưa kia hay như một Lê Văn Hưng, một Nguyễn Khoa Nam…. trong ngày toàn
dân 'ngã ngựa'). Cái 'nhục' còn ở ngay cả bên 'chiến thắng' do từ cái 'Hòa
bình' mà họ đem lại cho cả nước, đúng hơn là họ áp đặt, bắt nhân dân phải gánh
chịu. Cái thất bại của Song Nhị và của bao nhiêu chiến hữu như anh không nhục
mà kiêu hùng. Vì thế, anh chỉ 'hờn' mà không nhục. Cái 'thất bại kiêu hùng' đó
theo anh mãi mãi:
Sá chi sinh mạng thời binh lửa
thì tiếc gì thân buổi bại hàng
lê gót xích xiềng thời đại cổ
ngậm ngùi chiến mã bước hiên
ngang
Bước đi trên nỗi buồn hoang phế
Trên những cỏ cây cúi gục nhìn
Trên những vệ đường người lạnh
cóng
Những hàng đinh nhọn cắm xuyên
tim
"Sinh mạng thời binh lửa",
coi nhẹ như "hồng mao" thì "buổi bại hàng’ tiếc thương gì
"thân tứ đại". Mặc kẻ thù dày xéo, vẫn cứ hiên ngang dù có ngậm ngùi
cho thân thế. Đoạn thơ cho thấy nét kiêu hùng cùng ý chí kiên cường của kẻ
trượng phu giữa bao nhiêu nghiệt ngã còng lưng gánh chịu. 'Bước hiên ngang giữa
những ngậm ngùi', ngậm ngùi cho cả một thời đại, cho cả loài người bày 'lối
chơi hoang trò dã thú'; ngậm ngùi trước oan khiên của hồn sông núi gánh nặng
trên vai oằn; trước cảnh 'nghịch thường' của đoàn chiến mã giờ đây phải ra sức
nhọc nhằn 'xô trái núi' không để dựng xây công ích cho dân mà chỉ để 'dựng xà
lim' giam nhốt con người:
Ở đây trời đất vừa thu lại
còn một vòm đen chứa thế gian
và cả loài người như đổi lốt
bày trò dã thú lối chơi hoang
Tôi tưởng như mình vừa sống lại
Tự nghìn kiếp trước nối oan khiên
Oằn lưng gánh lấy hồn sông núi
Hiu hắt trong lòng đóm lửa
thiêng
Tôi đi núi đổ đè thân phận
Đá cứa vai trần máu rướm tim
Cả một đoàn người xoay trái núi
Dời non chuyển đá dựng xà lim
(Tôi Đi Giữa Đoàn Tù Vác Đá – THCM )
'Tiếng hờn chiến mã' không phải để
'mím miệng, cắn răng' gượng nuốt nghẹn ngào, đau khổ vì hoàn toàn bất lực trước
nghiệt ngã, không là thái độ 'so gan' trước kẻ thù hoặc cam phận chịu đựng;
ngược lại, với Song Nhị, với những người như Song Nhị, 'tiếng hờn chiến mã'
chính là để thách thức
gian nguy, để nhìn ra mình, ra
người, ra cuộc cờ dâu biển, để 'hờn' mình không tròn nghĩa vụ, từ đó hướng đến
một nghĩa vụ mai nầy phải gánh vác khởi đi từ 'tiếng hờn', tữ những đau buồn,
mất mát cùng những bức bách của lịch sử hôm nay:
Dưới vòm đen nộ khí
đàn ngựa đứng nhìn lên
nhớ đường xa dong ruổi
mang tội hình không tên
Ngày từng ngày lửa nắng
đốt cháy cánh đồng hoang
đốt trên làn da thịt
đốt trên nổi cơ hàn
đốt sao được tim óc
đàn ngựa hồng bất kham
(Đàn Ngựa Hồng Trên Cánh Đồng Hoang
-THCM)
để 'trước họng súng trước lưỡi lê. Cùm kẹp, từng nụ cười vẫn
nở rất tươi' (Một tù khúc cho em- THCM) vì luôn luôn nuôi dưỡng:
ta chờ xóa vết chân hoang
về đem huyết sử viết trang chuyện
đời
ta chờ người lại với người
xóa tan huyền thoại những lời võng
ngôn.
(Từ Cõi Hồng Hoang – THCM)
Cái 'chờ mong' đó được nung nấu từ
'Tiếng hờn chiến mã' hôm nay để tự thâm tâm vọng lên lời kêu gọi thắp sáng niềm
tin. Chờ gì? Chờ "xóa vết chân hoang" của bầy dã thú, chờ "người
lại với người" để bao huyền thoại mang đầy võng ngôn được xóa sạch cho
trang chuyện đời không còn những máu lệ tang thương, những trò mị dân, lọc lừa,
man trá.
Hỡi bầy chim trên khóm rừng già
hỡi bầy ngựa hoang trên cánh đồng
khô
hãy thức dậy từ giờ
nghe tiếng hát và nghe lời giục
giã
.......
Cuộc bể dâu làm vỡ vụn tinh
cầøu
thời gian qua chưa đủ mờ dĩ
vãng
nên lòng còn trên chóp đỉnh thương
đau
nên lòng còn trăm nghìn lời muốn
nói
nên tình còn trăm nghìn điều mến
thương
trong nỗi ngây ngất không cùng
hãy ném hồn lên đỉnh ngọn sầu
đông
uống cạn sương mai giữa bầu trời
lạnh giá
.........
Trời sẽ nắng cây rừng hoang sẽ
dậy
Bầy chim di sẽ vỗ cánh bay về
Ngày sẽ tới và mặt trời sẽ mọc
Hỡi loài người vội vã tĩnh cơn
mê.
(Tiếng Hát Loài Chim Di - THCM)
Cuộc bể dâu có làm vỡ vụn tinh cầu,
có biến đoàn chiến mã thành đàn ngựa thồ thân tàn ma dại, cũng không thể nào
đốt được tim óc đoàn ngựa bấùt kham vì còn trăm ngàn lời chưa nói hết, trăm
ngàn mến thương chưa tròn, trăm ngàn điều chưa trọn với đất nước, quê hương,
với tổ quốc, gia đình nên 'tiếng hờn'
luôn luôn vang vọng.
Lời thơ mạnh hùng, tràn đầy khí lực.
Trên "chóp đỉnh thương đau", giữa bao u hoài, trăn trở, tiếng thơ
vang vang lời kêu gọi đầy nhiệt huyết và đầy tin tưởng, như lời hịch giục giã
mọi người can đảm nhận chìm bao khổ nạn, mạnh dạn, kiên cường "uống cạn
sương mai giữa bầu trời lạnh giá", gọi nắng mai về, gọi mặt trời mọc sớm
cho rừng hoang trổ lại xanh tươi, cho bầy chim di trở về tổ ấm và trên hết, cho
con người "vội vã tỉnh cơn mê".
Song Nhị không nói riêng cho mình,
không riêng cho đồng đội chiến hữu mà cho tất cả mọi người, đặc biệt cho lớp
người đang gây hung hiểm cho đoàn chiến mã, cho cả loài người bằng đủ mọi loại
huyễn ngôn, ma mị, giả hình. Cái "can trường hiện hữu" (the courage
to be – mượn lời của triết gia Paul Tillich) nằm ngay nơi lời thơ của con người
vừa là chiến sĩ vừa là một nghệ sĩ lãng mạn trong đấu tranh giữa trùng trùng
gian khổ đè nặng trên vai oằn, trên lưng còng, trên tấm thân héo úa.
Thơ Song Nhị luôn khắc khoải trong
niềm ưu tư đó; chính niềm ưu tư nầy đã nuôi dưỡng chí hùng anh, đã thôi thúc
cái kiêu hùng của 'chiến mã' miên viễn dậy dàng để luôn luôn 'đi về phía trước'
(Từ giữa ngục tù – THCM). 'Mang dấu tích một thời tao loạn,… đủ trăm nghìn nhức
nhối từ một lần lịch sử sang trang' nhưng trong anh 'trăm nghìn ước mong chờ
đợi', không phải những 'viễn vọng mơ hồ, tìm thần tiên ở một ảo tưởng sa mù'
(Từ giữa ngục tù đi tới) mà ngay ở đất trời dương cảnh, ở ngay nơi cuộc sống
thế gian, ngay trong song sắt và bốn bức tường vây hãm:
Ta phải sống
ta sẽ đến đó với em
với nghìn lần trìu mến
ta sẽ giang hết đôi tay
trải rộng tâm hồn
lăn vào cuộc sống
với nhiệt huyết dư thừa
(Từ giữa ngục tù đi tới)
"Ta phải sống" không chỉ
là lời hứa hẹn mà là lời "đoan quyết"' với mình, với người, với lịch
sử. Giữa muôn ngàn đớn đau, không một lần ngã quỵ, nhiệt huyết vẫn dư thừa để
"lăn vào cuộc sống" với tâm hồn trải rộng, với giăng hết đôi tay
nghìn lần trìu mến. Yêu đời, yêu người, sức sống nơi nhà thơ vững chắc như
thành đồng, lời thơ như những mũi tên xuyên phá vùng vô minh, như những ánh lửa
trời xua tan mọi vùng bóng tối. Đoàn chiến mã đó quả không hề nhục nhã dù có
phải nhận chịu thất bại đắng cay.
'Thất bại không nhục nhã' vậy 'chiến
thắng có vinh quang'? Không, với những người như Song Nhị 'bại không nhục mà
thắng cũng không vinh'. Tại sao? Tại vì Song Nhị là nhà thơ, là một nghệ sĩ.
Song Nhị và những nhà thơ như Song Nhị đi vào lính, vào chiến đấu không để tìm
'vinh' và không phải để phải 'nhục' vì không 'vinh'. Cuộc đời bắt buộc phải 'ra
đi' dù chỉ là đi chơi, đi dạo, đi chợ, đi học, đi du lịch hay 'đi' theo nghĩa
của gái giang hồ hoặc 'đi' vào một nghiệp nghề kiếm sống bình thường (đi cày,
đi làm, đi buôn, đi ở đợ,…) hay 'ra đi' theo một khuynh hướng, chí hướng nào
(đi lập nghiệp, đi tu, đi làm Cách mạng, đi chiến đấu, đi vào triết lý, khoa
học, nghệ thuật,…), không một ai không một lần 'ra đi', 'Parting is all we need
of hell'; khác nhau nơi sự việc, trường hợp, cảnh ngộ đã đưa đẩy việc ra đi,
khác nhau nơi chủ đích, nơi ý hướng và tình tự lúc ra đi, trên hành trình ra
đi. Song Nhị đã 'đi vào lính', làm thân 'chiến mã' vì nghĩa vụ, đã đành nhưng
với tất cả tâm hồn nghệ sĩ nơi mình (điều nầy xin nói sau). Song Nhị đã 'trên
nhánh đời chập choạng, ngồi hót thời biệt ly' (trích trên) và:
ta đã ra đi từ một ngày như hãy còn
quá mới
có những khoảng thời gian
tưởng như rỗng tuếch nhẹ hời
nhưng lại ắp đầy trĩu nặng
Ta không thể nói những gì hiện
hữu
Là nhất thiết tuyệt vời
Như bên tai vẫn vang vọng rêu
rao
Đủ điều thiện mỹ
Mà từ hiện hữu nầy ta mới thấy
những gì thực sự có
(Từ Giữa Ngục Tù Đi Tới)
"Từ hiện hữu nầy ta mới thấy
những gì thực sự có", đúng thế. Gặp phải thất bại, buồn đau, con người
thường bi quan, chán nản hay quyết chí vùng lên xóa tan cái hiện hữu đang ê
chề, tăm tối để tạo nên một hiện hữa khác đẹp đẽ, tốt tươi cho cuộc sống của
mình. Thường mọi người đều như thế và ý chí, hy vọng con người quy tụ vào đấy.
Với Song Nhị, có nét gì khác hơn.
Song Nhị đang chứng kiến, đang sống trong hai thứ "hiện hữu": hiện
hữu của chính bản thân mình và của những thành phần chiến bại đang phải trải
chịu đày đọa, khổ đau và cái hiện hữu phải nghe và bị bắt buộc phải tin, phải
theo bao "điều thiện mỹ" liên tiếp vang vọng rêu rao ra rả đêm ngày.
Hai hiện hữu trái ngược nhau nhưng chính cái hiện hữu thứ hai nầy lại làm cho
cái hiện hữu ê chề kia có ý nghĩa và cũng chính cái hiện hữu thứ hai nầy càng
giúp cho ta nhìn ra được những gì "thực sự có" cho con người, cho
cuộc sống. Chính phải sống trong những điều giả mị, ta mới đòi hỏi, khát khao,
tranh đấu cho những gì chân xác, đúng đắn, đẹp tươi.
Đoạn trích trên đủ cho ta thấy sự
'ra đi' của Song Nhị chất ngất tâm trạng nào và mang chở ý nghĩa ra sao. 'Tiếng
hờn chiến mã' thúc giục 'ra đi'. 'Ra đi' để tiếp tục cuộc hành trình trong cõi
thế vì còn phải 'oằn lưng gánh lấy hồn sông núi, heo hắt trong lòng đóm lửa
thiêng'. Cũng như bao người, anh 'chạy trốn hòa bình', thứ hòa bình 'xã hội
luông tuồng trong bệnh hoạn, con người con thú có gì hơn' và 'lễ nghĩa thay bằng câu dối trá' (về đây),
thứ hòa bình của bạo quyền, bạo lực xoáy
nát lương tâm, chôn vùi đạo lý, chà đạp quyền sống, phủ nhận tình người; thứ
hòa bình khóa bịt miệng mồm, thắt đai dạ dày dân dã; thứ hòa bình trát trấu bôi
tro, xéo dày, giẫm nát óc tim tâm hồn nghệ sĩ:
Ngọn sóng cuồng lưu xóa vùi đạo
lý
Nhân loại ai còn tiếng gọi từ
tâm
Ngôn ngữ văn chương lời rao quỷ
dữ
Đâu đó hồn thơ máu chảy tim
người
(Đổi đời – THCM)
Anh đã từng bị bắt buộc 'Ra đi' bởi
bọn người chiến thắng, 'ra đi' để trả 'món nợ' (?) kẻ bại binh, mặc kẻ thù đày
đọa. Và dù có phải 'ra đi' như thế nhiều lần thêm nữa thì vẫn không nguôi quên
tiếng hờn chiến mã, vẫn luôn luôn là dòng máu Việt Nam, không bán lương tâm
mình cho quỷ dữ, không bao giờ buông bỏ căn tính giống nòi.
Mai kia nếu phải ra đi nữa
nếu phải đầu thai một cõi nào
xin mãi làm người con nước Việt
dẫu lòng còn đó nỗi buồn đau.
(Về
Đây – THCM)
[ Còn tiếp ]
No comments:
Post a Comment