NGUỒN MAGAZINE
ISSN 2157-6440
CO SO THI VAN COI NGUON – NGUON MAGAZINE
Developing Culture and Social Activities of the Vietnamese
Community
A Non-Profit Organization since 2004
Tịa Soạn: 730 South
Second Street San Jose,
California
95112
P.O. Box 3648 San Jose,
CA 95156-3648
Email: coinguonus@gmail.com – Tel: (408) 209 0292 –(408) 482 0733
Số 57 năm thứ 12 tháng 01/ 2016
TẠP CHÍ SÁNG TÁC
NHẬN ĐỊNH PHÊ BÌNH
DIỄN ĐÀN VHNT CỦA CSTV CỘI NGUỒN
CHỦ NHIỆM :
CHỦ BÚT: SONG NHỊ
ĐIỀU HÀNH: DIÊN NGHỊ . CUNG DIỄM . LÊ VĂN HẢI . HUỆ THU . HỒ LINH LÊ ĐÌNH CAI .
HÙNG VĨNH PHƯỚC . ĐÔNG NGHI
**
Chúc Mừng Năm Mới
Xuân Bính Thân 2016
Ban Điều Hành Cơ Sở Thi Văn CỘI NGUỒN
Bộ Biên Tập TẠP CHÍ NGUỒN
Trân Trọng Kính Chúc
Quý Ân nhân Bạn
đọc
Tác Giả Văn Thi Hữu
cùng toàn thể đồng bào hải ngoại và quốc nội
Xuân Bính Thân và Năm Mới 2016
được Dồi Dào Sức Khỏe
Khang An ■ Hạnh Phúc
■ Gặt Hái Nhiều thành đạt mới
ĐẠI DIỆN TẠP CHÍ NGUỒN
PARIS : Mme.Trần Bạch Sương 115 Avenue Carnot 78700
Conflans St Honorine,
France
E-mail: doc.phan@wanadoo.fr - Tel: 01 39 19 22 64
WASHINGTON DC : Xuân Đức 7712
Glenister Dr. Springfield, VA 22152
Tel: (571) 499 8186
HOUSTON, TEXAS - Trần Hữu Từ: 6603 Pouter Drive, Houston,
Texas 77083.
E-mail: trantuhoi123@yahoo.com - Tel: (832) 230 1467 or
(408) 960 3025
NAM CALIFORNIA
: Võ Ý 10200 Bolsa Ave., Spc 112 Westminster,
CA 92683
E-mail: tamthe4422@yahoo.com - Tel: (714) 262 6272
PHILADELPHIA - Lê Nguyễn: 6311 N. Fair Hill St., Philadelphia,
PA 19126
HAWAII – Ms. Hồng Thúy: 1943 Kilolani Pl., Honolulu, Hawaii 96819
- Tel: (808) 398
5179
----------------------
Publisher/ Chủ Nhiệm :
LÊ VĂN HẢI
Managing Editor/ Editor-in-Chief/ Chủ Bút:
SONG NHỊ
Subeditor/ Thư ký Tòa soạn :
HÙNG VĨNH PHƯỚC
Editors/ Executives/ Biên tập điều hành:
ª DIÊN NGHỊ ª LÊ VĂN HẢI
ª SONG NHỊ ª HÙNG VĨNH PHƯỚC
ª CUNG DIỄM ª HỒ
LINH ª
TIỂU MUỘI ª LÊ ĐÌNH CAI
ª HUỆ THU ª LÊ DIỄM ª NGỌC BÍCH ª
Columnist/ Contribuitors/ cộng tác:
THANH THƯƠNG HOÀNG ª HÀ BẮC ª TRIỀU NGHI ª ĐỖ BÌNH ª ĐOÀN
THANH LIÊM ª ĐÔNG NGHI ª NGUYỄN LIỆU ª
ẤU TÍM ª TUỆ NGA ª HÀN THIÊN LƯƠNG ª PHAN THỊ NGÔN NGỮ ª ĐẶNG LỆ KHÁNH PHAN
THÁI YÊN ª HƯƠNG GIANG ª NAM GIAO ª DU SƠN ª PHONG THU ª BIỆN THỊ THANH LIÊM ª
VŨ THỊ THIÊN THƯ ª THỦY LÂM SYNH ª CAO NGUYÊN ª NGUYỄN VĂN LỤC ª NGUYỄN VY
KHANH ª TRỊNH TOÀN ª MẶC LAN ĐÌNH ª BÁT
TÚ TRẦN HỮU TỪ ª TRÀM CÀ MAU ª NGUYỄN HỮU THỐNG ª VÕ Ý ª DIỆU TẦN ª CẨM HƯƠNG ª
NGUYỄN TRUNG DŨNG ª THƯ SINH ª TRẦN KIÊM ĐOÀN ª XUÂN ĐỨC ª TÚ LẮC ª LT ĐÔNG PHƯƠNG ª HÀ VIẾT TỊNH ª HẠ HUYỀN
ª
TRONG SỐ NÀY:
3. Thư Tòa Soạn
...........................................NGUỒN
5. Tin Văn ..................................Tường thuật 20
năm VHCN
Phạm Bằng Tường/ Vân
Hằng/ Bạch Sương
15. Bằng Tuyên Dương
......................... Thành
Phố San Jose
18. SONG NHỊ ……..…..
Diễn văn tường trình 20 năm VHCN
21. NGUYỄN TRỌNG NHO ………………....…. Diễn văn tại dạ tiệc
27. Nguyễn VY KHANH ............................ Văn Học
miền Nam
34. NGUYỄN ĐỨC CUNG .......... Nhìn về nền Văn hóa dân tộc
42. DIÊN NGHỊ …………………………………………..…………….... Bình Thơ
47. SONG NHỊ ..…………………………………………….. Tác giả Tác phẩm
54. NGUYỄN THÙY .…………..……….…………. Giảng luận Ca dao
62. HÀ VIỆT TĨNH ...................... Lật lại hồ sơ 16 tấn
vàng
65. GIAO CHỈ San Jose………….…... 50 năm ngày Quân Lực
70. HÀ BẮC .............................................. 52
năm trang sử buồn
75. ĐOÀN THANH LIÊM ….CM Mùa Thu- Oán thù chồng chất
80. NGUYỄN VĂN LỤC .. ..Một lựa chọn bất hạnh
86. NGUYỄN HỮU THỐNG ................ Đông hải với Hoàng sa/Trường
sa
90. LÊ ĐÌNH CAI ………………..........…...Sử gia Nguyễn Phương
97. ĐẶNG LỆ KHÁNH …………………..…… Mùa Xuân ở nơi nào
104. HÀN THIÊN LƯƠNG ………….………. Mùa Xuâm xa vắng
111. PHAN THÁI YÊN ….….…….... Buổi sáng ở cù lao Chàm
115. Ấu Tím
.......................................................... Ngày còn lại
118. CAO NGUYÊN …………………………..…………..…….. Đất và Người
120. NGUYỄN LIỆU …..………….………………..…...…... Bác Đại tá
122. THỦY LÂM SYINH ……..………………………….…Hồi Xuân
125. TÚ LẮC/HÀ BẮC ……….........................….. Ngược
Nguồn
126. HỒ LINH …………………………....….… Thời gian vô tình
133. CHU LYNH ..……………………..….…
Quê hương của tôi
141. ĐÔNG NGHI ………………………………………………... Đôi mắt trên trời
146. QUANG TUẤN …………………………………...…….. Thú đọc sách
149. ĐỖ BÌNH
................................................ Bên dòng Kỷ niệm
156. PHAN BÁ KỲ ………….……….... Chống chế và Phòng vệ
thơ
CAO MỴ NHÂN ª 140 DUY
AN ĐÔNG 132 ª HUỆ THU 26 ª HÙNG VĨNH PHƯỚC 46 ª MẶC LAN ĐÌNH 96 ª KHƯƠNG HẠ 117
ª PHAN THỊ NGÔN NGỮ 140 ª PHẠM CÂY TRÂM
145 ª SƠN HÀ VY 153 ª TUỆ NGA 85 ª TIỂU
MUỘI 41/61 ª TÚ LẮC 69 ª TRIÊU NGHI 119
TRƯƠNG XUÂN MẪN 121 ª SƠN HÀ VY 153 ª VƯƠNG NHÂN 74 ª ª
Ảnh Bìa: Sân khấu ngày hội
20 năm VHCN.Photo by Song Nhị
THƯ TÒA SOẠN
Hai Mươi Năm Văn Học Cội Nguồn
Một Thời Kỳ Gầy Dựng Và Phát Triển
Như chúng tôi đã phát biểu qua diễn văn tường trình trong dạ
tiệc kỷ niệm 20 Năm Văn Học Cội Nguồn - Hai mươi năm, Cội Nguồn bước qua hai
thế kỷ, đã trưởng thành trong 5 năm cuối của thế kỷ 20 và vững vàng đi tiếp 15
năm đầu thế kỷ 21.
20 năm có thuận lợi, có khó khăn, thậm chí sóng gió. Nhóm
điều hành chúng tôi, với mục tiêu và ý hướng khẳng định dùng ngòi bút tiếp tục
cuộc chiến đấu cho lý tưởng quốc Gia, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, tập
thể thành viên Cội Nguồn đã vững tay chèo, gạt bỏ mọi thị phi, vượt qua mọi trở
ngại để tiếp tục con đường đã vạch.
Hôm nay, tạp chí Nguồn 57 – Số báo đặc biệt, chuyển tiếp
thành tựu từ một thời kỳ 20 năm gầy dựng
và phát triển sang một giai đoạn mới, mở đầu bằng sự củng cố với những nỗ lực
mới – gởi đến bạn đọc như một món quà tặng đầu Xuân..
Những thành tựu trong 20 năm qua, chúng tôi đã tường trình
tổng quát trong số báo này. Nhìn lại đoạn đường đã đi, Ban Điều Hành, các sáng
lập viên cùng toàn thể thành viên Cội Nguồn trước hết xin cảm ơn sự yểm trợ và
cộng tác về mọi mặt của quý ân nhân, tác giả và bạn đọc để có được những thành
quả như hôm nay.
Đặc biệt, chúng tôi rất hoan hỉ về sự quan tâm của chính
quyền Thành phố San Jose, qua ông Thị Trưởng Sam Liccardo và Nghị viên LS
Nguyễn Tâm cùng giới chức thành phố từng theo dõi sinh hoạt và công nhận sự
đóng góp của Thi Văn Cội Nguồn trong 22 năm thăng tiến và nâng cao nét đẹp của
dân chúng thành phố San Jose bằng phong tục và truyền thống Văn Hóa Việt Nam
(Bằng tuyên dương).
Ban Điều Hành Cội Nguồn đã vinh hạnh nhận bằng Tuyên Dương
do Nghị viên Nguyễn Tâm, đại diện ông Thị trưởng trao tặng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông Thị
trưởng cùng các Nghị viên và giới chức chính quyền TP San Jose.
Để tiếp bước đi lên và đi về phía trước, kể từ sau lễ kỷ
niệm 20 Năm Văn Học Cội Nguồn và kể từ Nguồn số 57, ban điều hành Cội Nguồn và bộ biên tập tạp chí Nguồn có thay đổi một số vị trí nhân sự, nhưng mọi
sinh hoạt vẫn duy trì và tiếp tục như cũ. Riêng tạp chí Nguồn sẽ ấn hành mỗi
năm bốn số báo vào mỗi tam cá nguyệt.
Số báo Nguồn 58 dự trù sẽ phát hành trong tháng 3/2016. Để
có thì giờ đọc chọn và trình bày (layout), xin quý tác giả vui lòng gửi bài cho
tòa soạn càng sớm càng tốt. Hạn chót ngày 30- 1- 2016.
Vì khuôn khổ tờ báo và số trang ấn định, có một số bài của
các tác giả gửi BBT cho sốn báo này xin được gác lại cho số báo sau.
Nhân đây, chúng tôi xin nhắc lại: quý độc giả nào đã gửi
tiền ủng hộ, hay mua báo mà chưa nhận được Nguồn, xin liên lạc tòa soạn theo
đúng địa chỉ Email, số điện thoại và hộp thư ghi trên tờ báo để gửi tiếp đến
quý vị.
Ban điều hành Cội Nguồn, Ban biên tập tạp chí Nguồn xin chân
thành cảm tạ hệ thống Quê Hương Media, đài Truyền hình VietToday, Truyền hình
Dân Sinh, Tuần báo Thằng Mõ, nhật báo
CaliToday và các cơ quan truyền thông báo chí địa phương đã dành cho chúng tôi
những cuộc phỏng vấn, thực hiện và trình chiếu các phóng sự sinh hoạt của CSTV
Cội Nguồn.
Sau cùng, ban tổ chức
dạ tiệc kỷ niệm 20 năm Văn Học Cội Nguồn xin chân thành cảm ơn quý ân nhân, độc
giả, thân hữu, đồng hương xa gần đã đến tham dự, yểm trợ, chung vui với tập thể
thành viên Cội Nguồn. Buổi hội ngộ đã không thể nào tránh khỏi những sơ sót,
kính mong quý vị rộng lượng xá miễn.
Trân trọng,
Song Nhị
Ban Điều
Hành CSTV Cội Nguồn
NGUỒN Tin Văn
CƠ SỞ THI VĂN CỘI NGUỒN
KỶ NIỆM 20 NĂM
Đêm Thắp Sáng Lên Những Ánh Nến Văn Học
Tường thuật của phóng viên VÂN HẰNG
Là cây bút thuộc thế hệ tiếp nối, tối chủ nhật ngày 1 tháng
11 năm 2015 vừa qua, đến tham dự Đêm Kỷ Niệm 20 năm Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn tại
nhà hàng Phú Lâm, người viết thật sự xúc động khi nhìn thấy rất đông các cây
bút lão làng, đang ở tuổi của những chiếc bóng hoàng hôn nhưng rất yêu văn thơ,
đam mê sáng tác và dành trọn tâm huyết của mình sống với thế giới chữ nghĩa.
Nhìn những mái tóc hoa râm của những nhà thơ, nhà văn, nhà
báo... Tôi cứ nghĩ cuộc đời này ắt hẳn sẽ đẹp, sẽ êm đềm biết bao nhiêu khi còn
có những người cầm bút ấy - những cánh cò văn - thi - sĩ, người đã rung lên
những sợi tơ đàn sâu kín nhất trong tâm hồn con người và làm bùng nổ cảm xúc
trong lòng bạn đọc.
Trên từng khuôn mặt rạng rỡ của thế hệ cầm bút tiền bối ấy,
người viết như đọc được điều gì đó sâu kín. Có lẽ niềm hân hoan nào biểu lộ bên
ngoài cũng đều như nhau, chỉ riêng có
nỗi lo là khác.
Để có được những trang sách cho đời các tác giả phải tự xoay
sở tiền in ấn.
Hỡi các nhà văn, có phải các anh là bạn thiết của người đời?
Tôi biết sách của các anh đâu dễ gì bày bán? Tôi biết tâm các anh bền, chí các
anh vững, dẫu ít nhiều nhân tình có nứt
rạn. Nhưng vì muốn cống hiến cho đời, cho xã hội, cho thế hệ tươi đẹp của mai
sau nên dẫu có phải rơi vào cái cảnh:’’
"Còn nhà văn?
Dễ ghét làm sao!
Áo sờn vai cứ ngỡ long bào"
Nhà dột nát miệng cứ cười: Thế mới
gần trăng sao nắng gió’’, ... thì những cây bút ấy vẫn sáng
tác. Vì cuộc đời này đâu chỉ có cơm ăn áo mặc mà cuộc đời còn cần có những
trang sách hay...
Nhà văn Song Nhị, Nhà văn Diên Nghị và Nhà Báo Lê Văn Hải đã
cùng nhau xắn tay áo lo cho bữa tiệc được chu toàn và long trọng. Thiệp Mời in
6 giờ chiều nhưng trước 6 giờ phóng viên đã có mặt để làm "nhiệm vụ"
của một phóng viên.. Cứ tưởng mình là ngườiđến sớm nhưng không, không khí nhộn
nhịp sôi động và quan khách đã đến rất
đông rồi.
Chương trình tiếp tục với mục giới thiệu các giới chức dân
cử và đại diện chính quyền thành phố cùng quan khách. Nghị viên, LS Nguyễn Tâm thay mặt ông Sam
Liccardo, Thị Trưởng thành phố trao bằng Tuyên dương cho Ban Điều Hành Cội
Nguồn.
Chủ Nhiệm kiêm chủ bút Tạp Chí Nguồn - Nhà văn Song Nhị -
một con người của thi ca và văn học, dù
phải trải qua bao đắng cay trong ngục tù cộng sản, vẫn không ngừng đấu tranh,
dùng ngòi bút của mình chẻ đôi sông núi, để viết lên những tang thương dân tộc
và nhoài người theo sứ mệnh của vận nước nổi trôi.
Khoảng trên 250 khách tham dự, có những vị quan khách đến từ
xa như Nam Cali, Las Vegas, Sacramento,
San Francisco... trong đó Chánh án Nguyễn Trọng Nho đã có bài diễn văn rất hay,
để lại dấu ấn trong lòng khách tham dự. Tôi ngồi nghe như say từng lời hay ý
đẹp ông phát biểu cảm nghĩ của mình dành cho anh em cầm bút của Thi Văn Cội
Nguồn.
Ông cho biết ông cũng là độc giả thường xuyên của tạp chí
Nguồn, từ miền Nam California ông bay đến tay bắt mặt mừng hàn huyên chúc mừng
anh em cầm bút, rồi lại phải vội vã ra phi trường lên máy bay trở lại Nam Cali chuyến bay cuối cùng trong ngày để
còn kịp có mặt ở phiên xử tại tòa vào sáng sớm thứ hai đầu tuần. Quả thật để có
được một độc giả hết lòng với Cội Nguồn như thế không phải là điều dễ tìm đối
với người cầm bút. Và do vậy cho dẫu vẫn chỉ còn có mỗi một người đọc thì tôi
tin Cội Nguồn vẫn cứ xuất bản đều đặn.
Trong số đông quan khách tham dự, phóng viên nhận ra có hai
Luật sư rất quen, Nhà Báo-Nghị Viên San Jose khu vực 7, Luật sư Nguyễn Tâm dành
thời gian đến chúc mừng các cây bút đã bỏ quên mọi nhọc nhằn phía trước, đã dốc
tâm đầy nhiệt huyết để thăng hoa trong sáng tác, đã miệt mài công sức đóng góp
cho nền văn học hải ngoại suốt 20 năm qua.
Nghị Viên, Luật Sư Nguyễn Tâm, đại diện ông Thị trưởng Sam
Liccardo và Hội đồng thành phố San Jose nhân dịp này trao bằng Tuyên dương cho
nhà văn Song Nhị, trưởng điều hành Cội Nguồn trong 20 năm qua.
Luật sư Đoàn Thanh Liêm - cựu tù nhân chính trị đã từng bị
Cộng Sản giam giữ 6 năm dài và bị trục xuất ra khỏi Việt Nam, hiện nay đang là
Vice President của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và cũng là Cha nuôi đỡ đầu của
người viết, cũng rất đam mê viết lách,
từ miền Nam California ông bố nuôi cũng đã
không quản ngại đường sá xa xôi khi tuổi hạc lưng còng và phải ngồi 6
tiếng đồng hồ dài trên xe đò tốc hành để đến Thung Lũng Hoa Vàng góp mặt.
Chủ nhiệm báo Thằng Mõ -Nhà Báo Lê Văn Hải tâm tình với quý
quan khách về những buồn vui trên chặng đường dài mà Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn đang múc những gáo nước tưới
vào cây văn học nghệ thuật trên con đường đi
gieo rắc văn hóa, anh gởi bức thông điệp ‘’thà thắp lên một que diêm còn
hơn ngồi nguyền rủa bóng tối’’ và anh mong một ngày nào đó trên quê hương Việt
Nam, độc giả sẽ có tác phẩm của Cội Nguồn cầm trên tay vì không ai có thể cướp
giấy mực của những người cầm bút khi họ sáng tác và viết ra từ trái tim.
Cả khán phòng lặng im dõi theo những thước phim tài liệu do
anh Phạm Phú Nam thuộc hệ thống truyền hình Dân Sinh Media thực hiện về nhóm
Văn Thơ Cội Nguồn.
Xen kẽ phần tâm tình là phần phụ diễn văn nghệ đặc sắc và
rất ý nghĩa của các ca sĩ địa phương.
Khán giả thích thú với phần trình diễn của ca sĩ Thanh Vũ
-Giám đốc đài phát thanh Tiếng Nước Tôi. Khán giả trầm trồ khen ngợi và vỗ tay
không ngớt cho một giọng hát thiếu nhi vừa trở về từ cuộc thi Vstar Kids do
trung tâm Thúy Nga và Vietface TV phối hợp tổ chức. Bé
Victoria Thúy Vi, 12 tuổi - người đoạt giải giọng ca truyền
cảm và em đã được trung tâm Thúy Nga ký hợp đồng cho chương trình thu hình vào
tháng 11 này. Với hai nhạc phẩm Chiều Tây Đô của nhạc sĩ Lam Phương và Nỗi Buồn
Hoa Phượng của cố nhạc sĩ Thanh Sơn, cô bé thả hồn mình trong từng câu ca thấm đẫm
hồn người nghe.
Khán giả ngạc nhiên thích thú khi thấy Ông chủ báo Thằng Mõ/
không quân Lê Văn Hải lả lướt tung hoành trên sân khấu trong tam ca với hai
người bạn đồng khóa của mình qua nhạc phẩm hát về đời không quân, tung cánh bay
dọc ngang 4 phương trời.
Bên dưới hàng ghế có quan khách tham dự nhún nhẩy theo điệu
nhạc du dương của các anh trên bục diễn tạo nên một đêm vui đầy ắp kỷ niệm. Hay
giọng ca truyền cảm của ca sĩ Tuyết Nga cũng góp giọng cho phần văn nghệ thêm
hương, thêm sắc...
MC Hoàng Tuấn giới thiệu tiết mục Hoạt cảnh ba miền Bắc
Trung Nam
do Nhà thơ Ngọc Bích dàn dựng và biểu diễn cũng đã làm nóng sân khấu khiến khán
giả thích thú dõi mắt xem.
Quà tặng của ban Điều Hành CN gửi đến mỗi vị khách tham dự
là bộ sách "Kỷ Yếu - Cội Nguồn 20 Năm Văn Học” dày 645 trang in rất đẹp và
tạp chí NGuồn số 56. Không những thế còn có nhiều quà tặng phần thưởng là ba bộ
sách dày Chuyện Quanh Sàigòn Năm Xưa, Tâm Tình Biết Tỏ Cùng Ai của nhà văn Xuân
Tước và tập truyện Chiều Chiều Lại Nhớ Chiều Chiều của tác giả Lê Bảo Trân do
Thằng Mõ xuất bản.
Vân Hằng xin gởi lời chúc mừng đến Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn
nhân dịp 20 năm góp mặt với độc giả khắp năm châu. Và xin cám ơn các cây bút
tài năng đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa tâm huyết và thắp sáng lên ánh nến
văn học soi vào tâm hồn thế hệ cầm bút trẻ của chúng tôi.
VÂN HẰNG/vanhangthegioinghesi@hotmail.com
**
Sinh Hoạt VHNT
CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA VIỆT NAM
PARIS
Chiều Thơ Nhạc Đỗ Bình & Phạm Đăng
BẠCH SƯƠNG tường thuật từ Paris
Chiều ngày 04/10/2015 tại sân khấu Nhạc Kịch Studio Raspail
số 216 đường Raspail, quận 14 Paris, một chương trình văn học nghệ thuật: Chiều
Thơ - Nhạc Đỗ Bình & Phạm Đăng đã khai mạc với chủ đề Tác Giả và Tác Phẩm.
Khoảng 200 người tham dự. Bên trong khán phòng trang trí rất
đẹp, những hàng ghế đỏ, bờ tường với kỹ thuật âm thanh tuyệt hảo của một thính
phòng. Trên sân khấu cánh màn nhung đỏ
thắm vớí giàn đèn đổi màu theo bối cảnh. Âm thanh rất lý tưởng cho một buổi
trình tấu nhạc.
Chương trình bắt đầu vào lúc 14 giờ. Trưởng ban tổ chức, nhà
thơ Đỗ Bình ngỏ lời cám ơn cùng quan khách.
Nhạc sĩ Phạm Đăng cũng phát biểu cám ơn sự hiện diện của CLBVHVN Paris
cùng các văn nghệ sĩ, bạn bè thân hữu và các chuyên viên kỹ thuật đã đến tham
dự. Có những vị đến từ Venise (Ý), như nhạc
Mở đầu chương trình là phần giới thiệu các nhạc sĩ Nhạc sĩ Đào Tuấn Ngọc Hoàng Hoa, Nguyễn Minh Châu, Văn Tấn Phước.
Chương trình được chia làm ba
phần. Phần một: 30 phút giới thiệu thơ của Đỗ Bình và những
ca khúc của hai phổ từ thơ Đỗ Bình của
nhạc sĩ Phạm Đăng và Đào Tuấn Ngọc.
Phần hai 30 phút kế tiếp là những Ca khúc sáng tác của Phạm
Đăng.
Chương trình thi Nhạc tao đàn, Họa sĩ Nguyễn Đức Tăng diễn
ngâm bài Tình Muôn Thuở, với tiếng đàn
dương cầm của Đỗ Bình, đàn tranh của Gs Nguyễn Thanh Vân và GsTs âm nhạc Quỳnh
Hạnh.
Tiếp theo Nghệ sĩ Thúy Hằng diễn ngâm bài Chỉ Yêu Cuộc Tình.
Sau đó Đỗ Bình diễn ngâm bài thơ Xuân Quê.
MC BS Hồng Điệp giới thiệu Phạm Đăng. Các nhạc phẩm được
trình bày kế tiếp bằng giọng hát trong thanh, cao vút của Kim Dung, giọng hát
trầm ấm của Hồng Thư. Sau đó là các ca
khúc Một đời phiêu lãng do Minh Phượng trình bày, đàn synthé của PĐ; Chiếc lá
cuối mùa, Thúy Hảo trình bày; Một thoáng hương phai, Tuyết Dung trình bày PĐ
đệm đàn synthé.
Tiếp theo, nữ nhạc sĩ Hoàng Hoa với gương mặt khả ái, tự đệm
đàn guitare và trình bày các nhạc phẩm của mình.
Các nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu được giới thiệu
kế tiếp.
Nhạc sĩ Văn Tấn Phước với bài Paris
điệu valse, cùng tiếng đàn synthé của nhạc sĩ Văn Tấn Sỹ làm không gian thính
phòng đầy chất Paris
lãng mạn.
Phần ba chương trình gồm những bài nhạc thính phòng quen
thuộc và nổi tiếng một thời được các ca sĩ hiện diện lần lượt trình bày...
Chương trình chấm dứt vào lúc 18h00, khách ra về mà tâm hồn
vẫn còn xao xuyến những dòng thơ nhạc chiều thu. Bạch Sương/ Paris
****
THÀNH PHỐ SAN JOSE
TUYÊN DƯƠNG CSTV CỘI NGUỒN
Tại buổi lễ kỷ niệm 20 Năm Văn Học Cội Nguồn vào lúc 6 giờ
chiều ngày 1 tháng 11 - 2015 tại nhà hàng Phú Lâm, LS Nguyễn Tâm, Nghị viên,
đại diện Ông Thị Truởng Sam Liccardo và Hội đồng TP San Jose trao tặng Ban Điều
Hành Cội Nguồn bằng Tuyên Dương về thành tựu đóng góp và phát huy nền văn hóa
đa dạng phong phú bằng phong tục và truyền thống Văn Hóa Việt Nam.
Nhà văn Song Nhị thay mặt ban điều hành Cội Nguồn và ban
biên tập tạp chí Nguồn nhận bằng tuyên dương.
(Nội dung bằng tuyên dương. Có bản dịch Việt ngữ kèm sau bản
Anh văn):
City of San Jose
COMMENDATION
WHEREAS : Thi Van Coi
Nguon, an arts and cultural nonprofit organization was established 22 years ago
in San Jose to promote Vietnamese traditional literature, arts, poetry, and
culture; and
WHERAS : Thi Van Coi Nguon has received worldwide
recognition and contribution from hundreds of writers, poets, and artists
around the world, and has published over 60 books and 57 issues of Nguon
Magazine; and
WHEREAS : Thi Van Coi
Nguon, through its publications and cultural events, has contributed to the
rich cultural diversity in San José;
and
NOW THEREFORE, I, Sam Liccardo, Mayor of the City of San José, together with
Councilmember Tam Nguyen, Councilmember Manh Nguyen and our colleagures on the
City Council, on this 1st day of November 2015, do hereby recognize and commend
THI VAN COI NGUON
For 22 years of enhancing and enriching the people of the
city of San José with the customs and traditions of the
Vietnamese Culture.
Signature Signature
The Honerable Sam Liccardo Tam
Nguyen, Councilmember
Signature Signature
Manh Nguyen, Councilmember Toni
Taber, City Clerk
***
Thành Phố San Jose
BẰNG TUYÊN DƯƠNG
XÉT RẰNG : Cơ Sở Thi
Văn Cội Nguồn, một tổ chức văn hóa nghệ thuật bất vụ lợi, được thành lập cách
đây 22 năm tại San Jose nhằm phát huy văn chương, nghệ thuật, thi ca và văn hóa
truyền thống Việt Nam; và
LS Nguyễn Tâm, Nghị Viên, Đại Diện ông Thị Trưởng SAM
LICCARDO
TRAO TẶNG BẰNG TUYÊN DƯƠNG CHO CSTV CỘI NGUỒN.
XÉT RẰNG : Cơ Sở Thi
Văn Cội Nguổn đã được hằng trăm nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ khắp nơi trên thế
giới công nhận và đóng góp sáng tác của mình. Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn đồng thời
đã cho xuất bản trên 60 tác phẩm và 57 số Tạp Chí Nguồn; và
XÉT RẰNG : Cơ Sở Thi
Văn Cội Nguồn, thông qua các hoạt động văn học, phát hành sách báo cũng như tổ
chức các buổi sinh hoạt văn hóa, đã góp phần vào việc phát huy nền văn hóa đa
dạng phong phú tại San José; và
DO ĐÓ, Nay - Tôi, Sam Liccardo, Thị Trưởng Thành Phố San
José, cùng với Nghị Viên Nguyễn Tâm, Nghị Viên Nguyễn Mạnh và các cộng sự của
chúng tôi trong Hội Đồng Thành Phố, vào ngày 1 tháng 11 năm 2015, đồng công
nhận và tuyên dương
THI VĂN CỘI NGUỒN
22 năm thăng tiến và nâng cao nét đẹp của dân chúng thành
phố San Jose bằng phong tục và truyền thống Văn
Hóa Việt Nam.
Ký tên Ký tên
Thị Trưởng Sam Liccardo Tam
Nguyen, Nghị Viên
Ký tên Ký tên
Manh Nguyen, Nghị Viên Toni Taber, Thư Ký Thành Phố
***
DIỄN VĂN TƯỜNG TRÌNH
20 NĂM VĂN HỌC CỘI NGUỒN
SONG NHỊ
Kính Thưa quý vị,
Thưa quý bạn
Thay mặt ban Điều hành Cội Nguồn và ban Biên tập tạp chí
Nguồn, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hiện diện quý báu của qúy liệt vị đã đến
chung vui trong ngày hội kỷ niệm 20 năm Văn Học của CSTV Cội Nguồn.
Hồi tưởng lại 40 năm về trước, ngày miền Nam bị CS thôn tính
và thống trị, qúy vị cũng như anh em chúng tôi đã phải trải qua một cuộc đổi
đời vô cùng khốc liệt. Lớp lớp quân cán chính lâm cảnh tù đày, người dân ngoài
xã hội sống lao đao dưới sự hà khắc bởi một chế độ chuyên chế, bạo lực, áp bức
và tước đoạt.
Sau cuộc vượt thoát ồ ạt đi tìm tự do của thuyền nhân, tiếp
theo, đầu thập niên 90s, chúng tôi đến đây qua Chiến dịch nhân đạo
(Humanitarian Operation) của chính phủ Mỹ, với tên gọi H.O.
Hai mươi năm đó đã hình thành một cộng đồng Viêt Nam Hải
ngoại và sau 20 năm đó, năm 1995 chúng tôi đã ngồi lại với nhau, Cội Nguồn đã
hình thành vóc dáng do các sáng lập viên Song Nhị, Cung Diễm, Duy Năng, Hà Ly
Mạc và Diên Nghị.
Tác phẩm ấn hành đầu tiên của Cội Nguồn là tuyển tập thơ Gởi
Người Dưới Trăng (GNDT), quy tụ 20 tác giả từ Vi Khuê, Tuệ Nga, Tô Thùy Yên, Hà
Thượng Nhân đến các nhà thơ quen thuộc khác.
Tháng Tư, năm 1995, đồng thời với việc ấn hành và ra mắt thi
phẩm GNDT, chúng tôi đã nhận lời bảo trợ chương trình văn nghệ của hội SV Việt
Nam đại học Berkeley. Nghệ sĩ Kiều Loan phụ trách phần văn nghệ và chúng tôi
viết cho nội dung vở kịch thơ Huyền Trân, với bài biên khảo “Công chúa Huyền
Trân trong Hành Trình Đại Việt”. Trong buổi văn nghệ Berkeley, chúng tôi đã được ban tổ chức cảm
ơn nhiệt liệt, đó là bước đầu tiên đi vào sinh họat thi ca của CSTV CN.
Hai mươi năm, Cội Nguồn bước qua hai thế kỷ, đã trưởng thành
trong 5 năm cuối của thế kỷ 20 và vững vàng đi tiếp 15 năm đầu thế kỷ 21.
20 năm có thuận lợi, có khó khăn, thậm chí sóng gió. Nhóm
điều hành chúng tôi, với mục tiêu và ý hướng khẳng định dùng ngòi bút tiếp tục
cuộc chiến đấu cho lý tưởng quốc Gia, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, tập
thể thành viên Cội Nguồn đã vững tay chèo, gạt bỏ mọi thị phi, vượt qua mọi trở
ngại để tiếp tục con đường đã vạch.
20 năm Cội Nguồn đã đón tiếp khoảng 200 văn nghệ sĩ đến từ
các nước tham gia sinh hoạt dưới hình thức này, hay hình thức khác. Có những
văn nghệ sĩ đến từ châu Âu như Giáo sư Vũ ký từ Bỉ, nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nhà
thơ Đỗ Bình, BS Phan Khắc Tường và phu nhân bà Trần Bạch Sương, nữ ca sĩ/ nhà
thơ Đỗ Quyên, nhà văn Nguyễn Thùy, BS Trần Đại Sỹ, BS Phương Du Phạm Bá Hậu từ
Paris;
Từ Úc có BS nhà văn Lâm Kim Loan.
Từ Canada
có các nhà văn Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh.
Và từ trong nước có các nhà thơ Hoàng Cầm, Trần Tuấn Kiệt,
Hoàng Vũ Đông Sơn, Hoàng Hương Trang, nhà văn Hàm Anh, nhà nghiên cứu sử Vương
Đàm, họa sĩ Phạm Cung, họa sĩ Đằng Giao.
Tại Hoa kỳ, đông đảo các văn nghệ sĩ ở hầu hết các tiểu bang
đều tham gia sinh hoạt với Cội Nguồn và liên tục cộng tác đóng góp bài vở cho
tạp chí Nguồn.
Về lãnh vực in ấn và xuất bản, sau tuyển tập thơ GNDT, Cội
Nguồn đã ấn hành các tuyển tập thơ văn: Một thời Lưu Lạc, Đường Xuôi Nẻo Ngược,
Tuyển tập văn Những điều Trông Thấy, tập thơ song ngữ Sự Im Lặng Của Ngày Hôm
Qua - The Silence of Yesterday.
Song song với các tuyển tập, CN đã đứng tên xuất bản 59 tác
phẩm thơ văn, biên khảo, hồi ký cho các tác giả từ trong nước và hải
ngoại.
Bên cạnh đó Cội Nguồn đã liên tục bảo trợ, tổ chức các buổi
RMS gới thiệu các tác phẩm của nhiều tác giả từ trong nước như Văn Quang, Vũ
Lưu Xuân, từ Pháp như nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nhà thơ Bích Xuân, GS Vũ Ký, Từ
Úc, tác giả
Ngô Quốc Dũng với cuốn Biên giới Việt Trung và cuốn Tự điển
Pháp luật của ông Lê Đình Hồ.
Cội Nguồn cũng đã tiếp đón một số tác giả đến từ các nước,
tổ chức và
bảo trợ những buổi “RMS” cho nhiều tác giả tại Hoa Kỳ, tiêu
biểu như cuốn Nguyễn Khoa Nam do Hội Phát Huy Văn Hóa VN ấn hành, cuốn Dòng Họ
Ngô Đình - Ước Mơ Chưa Đạt của Nguyễn Văn Minh, cuốn Ngã Tư Hoàng Hôn của Văn
Quang, cuốn Cung Oán Ngâm Khúc (bản dịch và chú thích của GS Nguyễn Ngọc
Bích...) và các tác giả khác như Duy Năng, Hồ Mộng Thiệp, Cao Mỵ Nhân, Sương
Mai, Phong Thu, Hương Giang, Cao Nguyên, v.v.
Ngoài ra, từ những bài viết tản mạn cho báo chí, đặc san,
Cội Nguồn đã được giao phụ trách trang Văn học Nghệ thuật hàng tuần trên Việt
Nam Thời Báo của chủ nhiệm Vũ Bình Nghi từ năm 1998 đến năm 2015, khi tờ báo tự
đình bản.
Sau thời gian 9 năm hoạt động với các thành tựu vừa kể, năm
2004, CSTV Cội Nguồn được Liên bang và tiểu bang California cấp quy chế Non Profit - Bất Vụ
Lợi. Cùng thời gian này chúng tôi ấn
hành tạp chí NGUỒN.
- Nguồn là diễn đàn của những người cầm bút quốc gia kiên
định lập trường, chính kiến, dùng ngòi bút để bảo vệ và phát huy lý tưởng của
người Việt làm văn học nghệ thuật tại hải ngoại.
- Nguồn là nơi quy tụ những sáng tác văn, thơ, truyện, những
bài lý luận, nhận định, phê bình, văn học nghệ thuật đáp ứng mọi lứa tuổi.
Tạp chí Nguồn, ngay từ Số Một đã được Thư viện đại học Cornell,
New York và thư Viện Salt Lake City, tiểu bang Utah là “độc giả” dài hạn ngay
từ số Một.
Nguồn cũng đã được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ đặt mua trọn bộ
(từ số 1 đến số 50) để đưa vào văn Khố Sưu Tầm Và Lưu Trữ Các Tác Phẩm Văn Học
khu vực Đông Nam Á, cùng với trên 20 tác phẩm do Cội Nguồn xuất bản, đã có
trong văn khố thư viện này từ nhiều năm trước. Đồng thời Tạp chí Nguồn (kể từ
số 1) cũng đã được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ cấp số lưu ký thư mục (tiêu chuẩn
quốc tế) ISSN 2157-6440.
Trong năm 2014, thư viện đại học Bắc Illinois đã đặt mua trọn bộ 56 số Nguồn cùng
tất cả các tác phẩm do Cội Nguồn XB.
Lát nữa đây NGUỒN số 56 là quà tặng BTC sẽ trao đến tận tay
quý vị. Ước mong của chúng tôi là được quý vị tiếp tục đón đọc các số kế tiếp,
ấn hành định kỳ mỗi năm 4 số kể từ Nguồn 57, tháng 1/ 2016.
Kính thưa quý vị,
- 40 năm đất nước đã thống nhất, nhưng tình tự dân tộc vẫn
chia cắt, phân ly. 40 năm, một nháy mắt của lich sử, nhưng 40 năm là một nửa
đời người. 40 năm cộng đồng Việt Nam lưu cư tỵ nạn với dân số xấp xỉ ba triệu
người, đã đủ trưởng thành mà nhìn lại ngày bỏ nước ra đi, trốn thoát chủ nghĩa
độc tài phi nhân bản, không ai mang theo hận thù, không ai mang theo của cải,
thậm chí ra đi với hai bàn tay trắng, với một bộ quần áo trên người. Nhưng hành
trang quý giá mà mỗi người mang theo là ngôn ngữ Việt cùng tình yêu quê hương
và tình tự dân tộc,
- 40 năm, gần một nửa đời người thì 20 năm cũng là một thời
gian không ngắn trong bước đầu cuộc sống ngỡ ngàng xa lạ, đầy khó khăn của tất
cả chúng ta, trong đó có anh em chúng tôi, những người vừa thoát khỏi lao tù CS
đến hội nhập và ngồi lại với nhau trong sinh hoạt thơ văn Cội Nguồn.
Với sự quan tâm sốt sắng yểm trợ tinh thần cũng như vật chất
của các ân nhân, của các tác giả, bạn đọc và thân hữu, nhờ đó chúng tôi có được
những thành tựu hôm nay, thành tựu này là di sản khiêm nhường không riêng của
chúng tôi mà là của tập thể người Việt tha hương tỵ nạn.
Sau hết, nhân danh là người sáng lập và điều hành CSTV Cội
Nguồn trong 20 năm qua, chúng tôi xin công bố, kể từ Nguồn số 57 đầu năm 2016,
nhà báo Lê Văn Hải sẽ đảm nhận vai trò Chủ nhiệm, đồng thời là người Điều Hành
CSTV Cội Nguồn, với một Ban Biên Tập và Ban Điều Hành có thêm hai nhân sự mới
là nhà thơ Tiểu Muọâi và nhà thơ Hùng Vĩnh Phước. Mọi Sinh hoạt và các phần vụ
của các thành viên cũ không thay đổi. Cá nhân chúng tôi vẫn đảm nhận vai trò
Chủ bút.
Thay mặt Ban điều hành CSTV Cội Nguồn và nhóm chủ trương
biên tâp tạp chí Nguồn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hiện diện cùng những yểm trợ quý báu của toàn thể quý liệt
vị.
Trân trọng
Song Nhị
San Jose, ngày 1/11/2015)
***
Diễn Văn Tại Dạ Tiệc KỶ NIỆM 20 NĂM VĂN HỌC CỘI NGUỒN
NGUYỄN TRỌNG NHO
LTS.- Ngày 1 tháng 11 năm 2015 CSTV Cội Nguồn tổ chức dạ
tiệc mừng 20 năm sinh hoạt tại nhà hàng Phú Lâm, San Jose.
Buổi dạ tiệc có sự tham dự của đông đảo các văn - thi - nhạc sĩ tại San Jose và vùng phụ cận.
Tham dự buổi tiệc có Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, nhiều sĩ quan QLVNCH các
cấp, cựu Dân Biểu Phan Thiệp, Nghị viên Nguyễn Tâm, cựu Phó Thị trưởng Madison
Nguyễn, cùng các hội đoàn, và truyền thông báo chí...
Nhận lời mời của Ban điều hành CSTV Cội Nguồn Chánh Án
Nguyễn Trọng Nho đã có bài phát biểu với cử tọa trong buổi dạ tiệc. Sau đây là
nguyên văn bài diễn văn của ông Chánh Án.
Kính thưa quí vị tướng lãnh, Quí vị dân cử và toàn thể quí
vị quan khách.
Kính thưa qúi văn thi sĩ chủ trương nhóm Cội Nguồn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn văn thi sĩ Song Nhị và GS Lê Đình
Cai đã gửi giấy mời tôi và nhà tôi tới đây hôm nay để tham dự buổi họp mặt mừng
20 năm sinh hoạt của nhóm Cội Nguồn (CN).
Tôi đã được quen biết và sinh hoạt chung với GS Lê Đình Cai
từ những năm 1963. GS Lê Đình Cai là một trong những thành viên trẻ cốt cán của
một đảng chính trị quốc gia có thành tích hoạt động lâu dài khởi đi từ Đảng
trưởng Trương Tử Anh với lý thuyết chính trị
sắc bén và vững chãi đủ sức bẻ gẫy được các lý luận ngọai
lai vong bản, kể cả lý thuyết cộng sản.
Là những người trẻ tuổi cùng thế hệ, cùng bị lôi cuốn vào
trong giông bão của lịch sử, cùng nuôi một ao ước chung xây dựng một thể chế
chính trị mà tự do, công lý và quyền bình đẳng trước pháp luật phải được coi
như lý tưởng của mọi người, một thể chế chính trị không dựa trên cá nhân thần
thánh, không dựa trên một phe nhóm đặc quyền, nhưng dựa trên ao ước của toàn
dân, để làm nên một xã hội vững mạnh đủ sức thắp sáng lòng yêu nước, xây dựng
tinh thần đoàn kết của toàn dân.
Chúng tôi hiểu rằng chỉ có một thể chế dựa trên sự cai trị
bằng tinh thần đoàn kết của toàn dân, lấy dân làm nền tảng, lấy dân làm cứu
cánh cho tất cả mọi hoạt động của công quyền, mới tạo thành một sức mạnh kiên
cường để ngăn chặn hữu hiệu âm mưu xâm lược của CS.
Tôi cũng có vinh dự được phục vụ cùng đơn vị với Trung Tá
Dương Diên Nghị, một người chiến sĩ của tư tưởng. Ông là nòng cốt cho sinh hoạt
tâm lý chiến và tinh thần binh sĩ của Quân đoàn II trong nhiều năm. Ngay khi
trình diện đơn vị trưởng và được gặp Trung Tá Dương Diên Nghị tôi đã thấy thật
cảm mến cái phong thái vừa phong sương của người chiến sĩ trong vùng đất đầy bụi
đỏ, với gió lạnh mưa mùa của Pleiku, lại vừa toát ra cái thóang đạt tao nhã của
một thi nhân. Ông là biểu tượng cho những người làm văn hóa dấn thân phục vụ
trong quân đội VNCH chúng ta thời đó. Năm 1967 tôi rời Pleiku về Saigon tranh cử. Hai tuần lễ sau khi đắc cử dân biểu đơn
vị I tại Saigon, tôi trở lại Quân đoàn II để
thăm viếng bộ tư lệnh Quân đoàn và các đồng đội của tôi trong quân ngũ và được
gặp lại Trung Tá Dương Diên Nghị.
Từ đó tôi vẫn hỏi thăm về Ông luôn. Những mãi tới hôm nay
tôi mới được gặp lại. Cũng vẫn con người
đó, con người của thi ca và văn học, con người đã chịu bao đắng cây trong trại
tù cộng sản sau 1975. Thật là một niềm vui lớn khi được biết ông cũng là một
trong những cột trụ của nhóm Cội Nguồn đang tiếp tục đem tài năng đóng góp vào việc
xây dựng và bảo tồn văn hóa Việt Nam cùng với anh em trong nhóm Cội Nguồn.
Cho phép tôi được gửi đến nhà văn Song Nhị (SN), con chim
đầu đàn của Cội Nguồn, lòng cảm mến của chúng tôi. Tôi được nghe nhiều về Anh. Nhưng đây là lần
đầu tiên tôi được gặp Anh. Xin cảm ơn Anh đã cho tôi vinh dự được tham dự một
sinh hoạt đầy ý nghĩa đêm nay.
Cho tôi xin lỗi trước cùng quí vị tướng lãnh, quí vị dân cử
và toàn thể quan khách là tôi sẽ phải ra phi trường để đáp chuyến bay chót
South-West rời San Jose lúc 9 giờ đêm nay về lại quận Cam vì sáng mai, thứ hai,
tôi sẽ phải tiếp tục phiên xử án với bồi thẩm đoàn có mặt tại tòa án đúng lúc
8:30. Dù tôi đã về hưu những vì nhu cầu của tòa án nên tôi đã được kêu trở lại
làm việc xử án như trước kia.
Nhà tôi, Phạm Vân Bằng và tôi rất buồn là sẽ không được ở
lại suốt buổi dạ tiệc thật ý nghĩa này để hàn huyên cùng tất cả quí vị. Mong
quí vị tha lỗi cho chúng tôi.
Kính thưa toàn thể quí vị.
Hôm nay chúng ta gặp nhau để nhìn lại một chặng đường 20 năm
của một sinh hoạt văn hóa của cộng đồng chúng ta.
2
0 năm nghe sao như thật lâu. Nhưng nhìn lại mình để thấy như
là chỉ mới hôm qua đây. Cái vi diệu của cuộc sống đầy ý nghĩa đã làm cho thời
gian mất đi ý nghĩa của nó. Chúng ta, tất cả chúng ta từ khi tới vùng đất tự do
này, đều lăn xả vào cuộc sống, cố tìm cho mình một con đường phục vụ ý nghĩa
nhất cho cuộc đời mình. Anh chị em trong văn đàn Cội Nguồn cũng thế. Khi chúng
ta đem tâm huyết, năng lực mình ra làm việc thì thời gian có dài hay ngắn đã
trở thành không quan trọng. Mục đích cuộc sống của chúng ta mới là cái thước để
ghi lại những dấu mốc của cuộc đời.
Cho nên dù tóc đã bạc, mắt đã mờ, chân đã mỏi, nhưng chúng
ta nghĩ 20 năm như chỉ mới hôm qua. Và 20 năm tới sẽ cũng chỉ đến và qua đi như
một chớp mắt khi chúng ta tiếp tục miệt mài trong những đóng góp cho cộng đồng
và xã hội
Thế nhưng đêm nay chúng ta tụ họp nơi đây, không phải để
sáng tác, hay để trải lòng mình trên những trang giấy giữa đêm khuya, viết ra
những giòng thơ tuyệt tác về tâm tư cuả một người tù ngóng trông về một tương
lai đầy u tối, nhưng không bao giờ mất niềm tin vào chiến tha'ng sau cùng của
sự thật (Từ Giữa Ngục Tù - thơ SN Tiếng Hờn Chiến Mã, tr. 134); chúng ta cũng
không nhắm mắt lại để tâm hồn bay bổng về quê hương và tưởng nhớ đến xóm làng,
đến bà mẹ già đang mỏi mòn trông chờ con đang lao tù miền Việt Bắc.
Đêm nay cả thời gian và sáng tác đều ngưng lại.
Chúng ta được các văn thi sĩ CN mời đến dự một bữa tiệc
vui. Hôm nay họ dừng bước để chúng ta
được cùng họ nhìn lại cái thời gian đã qua.
Chính hôm nay khi nhìn lại cùng với anh chị em trong CN về
những gì đã xảy ra trong 20 năm CN, chúng ta chợt thấy thật rõ là 20 năm thật
là dài, rất dài.
Rất dài để mà thấy những nỗ lực, công trình đóng góp của các
văn thi sĩ trong văn đàn CN thật đáng quí làm sao. Chúng ta nhìn lại để mà kinh
ngạc về số lượng tác phẩm CN đã cung cấp cho đời sống tinh thần của cộng đồng
người Việt hải ngoại. Từ Tiếng Hờn Chiến Mã, Tiếng Hát Của Loài Chim Di, Lời
Rao Giảng Của Thơ, Lưu Dân Thi Thoại trong số 59 tác phẩm đã được xuất bản bởi
CN và 57 đặc san Cội Nguồn đều đặn được gửi đến độc giả trên khắp năm châu.
Nhìn lại 20 năm để mà thấy những cố gắng và thành quả của CN
để chúng ta hôm nay có thể nói với anh chị em CN: “Chúng tôi xin cảm ơn anh chị
em về những cố gắng vượt bực, về những đóng góp quí giá, về sự quên đi cái thời
gian 20 năm mà các anh chị em đã mất trong cuộc đời của mỗi người. Xin cảm ơn
anh chị em đã vượt thoát khỏi mọi khó khăn, bỏ quên mọi nhọc nhằn quá khứ, coi
thường mọi chướng ngại trước mặt, tiếp tục tiến về phía trước với ngòi bút, với
tâm tư, với tình yêu văn thơ, để cung cấp cho đời những tác phẩm rất giá trị.”
Kể từ khi có cuộc chiến tranh quốc cộng, những người yêu
nước, những con người chỉ biết chí tình với tổ quốc, tận tụy với đồng bào và
dân tộc đã bị chìm đắm trong những đau thương vô vàn. Bao nhiêu các chiến sĩ
Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Cao Đài, Hòa Hảo, đã bị thực dân và cộng sản và những
lực lượng phản bội dân tộc sát hại. Những người anh hùng, những con người yêu nước
thương nòi này mãi mãi sẽ chỉ là những anh hùng tuyệt đối vô danh. Có ai còn
nhắc nhớ đến những người này? Có ai còn nhớ đến gia đình họ? Có ai nhớ hay nghĩ
đến những người mẹ đã mất đi những người con yêu dấu đã hy sinh trong những
xung đột trải dài gần một thế kỷ trên quê hương ta? Sẽ có ai còn nhớ hay biết
đến những tháng ngày tù tội tại trại Hoàng Liên Sơn? Có ai còn nhớ hay biết đến
những đọa đày nhục nhằn thống khổ của những chiến sĩ VNCH năm này qua năm khác
trong các trại cải tạo cộng sản?
Và khi mà tất cả vô tình hay cố ý quên đi hết, quên hết quá
khứ đau thương, để như đã mặc nhiên chấp nhận những lộng ngôn, xảo ngữ chuyển
đổi những đau thương tủi nhục, đàn áp, kỳ thị bất công của quá khứ trở thành
những ân sủng, và gọi tù tội, lưu đầy, hành hạ là cải tạo giáo dục, lúc đó lịch
sử đã bị viết lại, đã bị bôi bẩn.
Và khi chúng ta cúi đầu yên lặng, câm nín để cho lịch sử bị
viết lại, bôi bẩn, tẩy xoá, chúng ta sẽ thực sự là những con người không có
lịch sử nữa. Chúng ta sẽ chỉ là những sự hiện hữu vong thân, không cội nguồn.
Một tập thể con người, một dân tộc sẽ không có lịch sử khi
thế hệ con em đuợc dạy dỗ để chấp nhận sự nói láo, sai trái về lịch sử để coi
những sự nói láo, sai trái đó chính là lịch sử. Lúc đó thì tập thể con người
hay dân tộc đó chỉ còn chờ ngày diệt vong.
Trong suốt 40 năm qua một trong những mối lo lớn lao nhất
của nhiều người là làm sao để bảo tồn những dữ kiện lịch sử trung thực cho lịch
sử. Từ lịch sử trung thực với dữ kiện lịch sử, những thế hệ hiện tại và tương
lai sẽ học hỏi về quá khứ, không phải để khơi dậy hay nuôi dưỡng thù hận, chia
rẽ, nhưng là để có được những bài học quí giá để tránh khỏi những bước đi sai
lầm của thế hệ đi trước, và để từ đó họ sẽ xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn
quá khứ. Điều này chỉ có thể xảy ra được nếu lịch sử phải được viết ra trung
thực với dữ kiện lịch sử.
Mối lo lắng đó ngày càng lớn lao hơn với sự trôi qua của
thời gian và sự tận tụy và tích cực của những kẻ muốn phủ nhận lịch sử.
Thế nhưng sau khi tôi được đọc các tác phẩm của CN, tôi cảm
thấy có một niềm hy vọng nào đó lóe lên cho tương lai.
Khi mải mê đọc những bài thơ trong Tiếng Hờn Chiến Mã như:
Tôi trèo lên đỉnh núi,
hai tay vươn mặt trời,
Rừng thân cây ngã gục,
Nước sông màu đỏ trôi
Bốn bề hoa cỏ úa,
bốn bề sương mù bay,
đất khô cằn sỏi đá,
khổ đau oằn đôi vai,
Tôi trèo lên đỉnh núi,
say sưa nhìn cuộc đời,
làm chứng nhân lịch sử
và nhận diện từng người.
(trích “Người lên đỉnh núi” trang 147 THCM)
hay:
Ta so lại quá khứ hôm nay,
Như một lằn roi khắc nghiệt
Quất ngang lưng cuộc đời
Ta mang dấu ấn hãi hùng
từ tuổi ấu thơ
Bom đạn
đấu tranh
Ngục tù
khủng bố
(“Từ Giữa Ngục Tù”, trang 136 THCM)
và:
Hỡi trái tim
Đời đời máu đỏ
Đời đời là yêu thương
Sao cả trăm năm
Trên quê cha khốn khổ
trên đất mẹ nhục nhằn
Khổ đau và bội bạc...
(“Tiếng Hát Loài Chim Di” trong THCM tr. 88)
Đây không chỉ là những bài thơ diễn tả ý tình thật tuyệt vời
trong cả khi xót xa và tuyệt vọng, làm rung động tâm hồn chúng ta. Nhưng đây là
những giòng chữ viết lại những dữ kiện cần được ghi lại trung thực.
Tôi cũng đã được đọc qua “Nửa thế kỷ VN” trong đó có một
phần ngắn SN viết về cuộc đấu tranh tàn khốc tai Saigon
giữa thành đoàn sinh viên cộng sản và những người sinh viên quốc gia. Cuộc đấu
tranh khốc liệt đó đã bắt đầu từ 1963-1964 khi tôi được cùng Lê Hữu Bôi, một
người lãnh tụ tuyệt vời của Sinh Viên đảm trách lãnh đạo Tổng Hội Sinh Viên
Saigon. Cộng sản đã thú nhận họ đã hoàn toàn thất bại trong thời gian này.
Thành đoàn sinh viên cộng sản chỉ thao túng được lực lượng
sinh viên khi chúng tôi không còn trách nhiệm trong Tổng Hội Sinh Viên. Cuộc
đấu tranh đó mà SN viết đến trong 50 năm lich sử giữa chúng tôi những người
sinh viên quốc gia và sinh viên thành đoàn cộng sản rất tàn khốc và những người
sinh viên quốc gia đã hoàn toàn cô đơn.
Hãy nghĩ lại việc Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã cho xe
quân đội với còi hủ và lính có vũ trang bảo vệ sinh viên cộng sản Huỳnh Tấn Mẫm
để thấy được sự cô đơn của những người sinh viên quốc gia lúc đó. Họ không phải
chỉ bị hiểu lầm mà còn bị đánh phá bởi những người tự nhận là chống cộng. Thật
ra thì những người quốc gia chân chính chỉ biết yêu nước lúc nào cũng cô đơn
như vậy.
Rồi những trang viết về trại tù cải tạo, về con người, về
tuyệt vọng, về tình yêu từ trong tù ngục, kể lại sự việc có thực đã xảy ra
trong cuộc đời với thi nhân và văn sĩ là nạn nhân và chứng nhân của sự thực
Các văn thi nhạc sĩ không viết sử. Họ không là những sử gia.
Nhưng gián tiếp những người đang viết hồi ký, bút ký, ký sự, làm thơ, làm nhạc
đang bù lấp một phần nào cho cái khoảng trống vô cùng to lớn do sự thiếu vắng
những người bỏ tâm huyết viết sử để phục vụ sự thật chứ không phải cái sự thật
bị tẩy xoá, bóp méo, bôi bẩn.
Xin cảm ơn Song Nhị. Xin cảm ơn các văn thi sĩ Cội Nguồn.
Xin cảm ơn tất cả những văn thi nhạc sĩ đang đóng góp vào việc viết về quá khứ
với lương tâm trong sáng. Từ những sáng tác của các văn, thi, nhạc sĩ, các nhà
biên khảo được hướng dẫn bởi lương tâm trong sáng, một ngày nào đó may ra có
những người viết sử sẽ bắt đầu, và họ có thể rút ra, so sánh và gạn lọc được
những dữ liệu để phục vụ sự thật và hy vọng, vâng tôi chỉ hy vọng là lúc đó
lịch sử sẽ được viết ra trung thực.
Xin các anh chị em trong Cội Nguồn, xin các văn thi nhạc sĩ
có lương tâm, có lòng yêu thương dân tộc hãy tiếp tục sáng tác và hãy trung
thành với lương tâm trong sáng của người cầm bút. Tôi biết đây là một đòi hỏi
thật tham lam đặt lên vai quí vị. Nhưng làm sao hơn. Chúng ta chỉ biết hy vọng.
Gian lao, đọa đầy, tù ngục, đói khổ đã không làm chúng ta đầu hàng và bán rẻ
lương
NGUYỄN VY KHANH
VĂN HỌC MIỀN NAM
qua một bộ
“văn học sử” trong nước
Miền Nam
đây là Việt-Nam Cộng-Hòa và nền văn-học của những năm 1954-1975. Văn hóa và nền
văn-học của miền Nam
sau những cuộc thanh lọc, bắt bớ và cấm đoán, vẫn tiếp tục bị những bất thường
và quái gở của một thế giới văn hoá, biên tập cố tình làm cho sai lạc.
Ai cũng biết sau ngày cưỡng chiếm miền Nam 30-4-1975,
văn-học và văn hóa Việt-Nam Cộng-Hòa đã bị cấm đoán, phủ nhận như thế nào qua
nhiều đợt tấn công, dàn cảnh.
Nay, đã 35 năm sau, chiến thuật đó vẫn còn ở một nước Việt
Nam hô hào cái gọi là “cởi mở”, “kinh tế thị trường”. Mới đây, chúng tôi được
đọc bộ Văn-Học Việt-Nam Nơi Miền Đất Mới trên 4 ngàn trang gồm 4 tập của soạn
giả Nguyễn Q. Thắng (NXB Văn Học, Hà-nội). Miền Đất Mới ở đây được soạn giả bao
gồm miền Nam Lục-tỉnh và miền Nam Cộng Hòa; và trong các tập 3 và 4 chủ yếu vẫn
là những cây viết của đảng CSVN gồm nằm vùng, ly khai, tập kết, gởi vô Nam hoặc
những cây viết từng có mặt thời
Việt Nam Cộng Hòa nhưng sau này sinh hoạt với các hội và báo
chí của Cộng sản Việt Nam.
Đặc biệt Nguyễn Q. Thắng đã xen vào đó những nhà văn của miền Nam 1954-1975
nhưng vì ông có thể nói hãy còn tuân theo một “chính sách” hay “chỉ thị” nào
đó, do đó chưa thể là một bộ văn-học sử đúng nghĩa – nghĩa là ghi nhận, tổng
kết và phê phán các tác-giả và tác-phẩm như đã xuất hiện và sinh hoạt một thời.
Những phê phán, nhận xét có thể có những chủ đích chính trị:
1- Cố tình nêu sai danh-tính các nhà văn Việt-Nam Cộng-Hòa:
Ngoại trừ trong một số trích (nguyên) văn, toàn bộ sách của Nguyễn Q. Thắng
không nêu đích danh các nhà văn qua các bút hiệu đã dùng, đã quen với người đọc
và đã đi vào văn-học sử như Mai Thảo, Nhã Ca, Dương Nghiễm Mậu, Võ Phiến, mà
lại dùng tên thật (tên khai sanh) của họ để làm tiêu đề cũng như đánh giá. Mai
Thảo trở thành Nguyễn Đăng Sinh (tập 3, tr. 1233, trong khi tên thực thật của
Mai Thảo là Nguyễn Đăng Quý) với chú thích rằng phần này được làm để thông tin
về sinh hoạt báo chí và thơ tự do.
Nhã Ca lúc được gọi là Thu Vân, lúc lại là Trần Thị Thu Vân.
Võ Phiến thành Đoàn Thế Nhơn, Trùng Dương có lúc là Trùng Dương Nguyễn Thị
Thái, v.v.
Nhà văn học sử khi viết về các tác-giả văn-học đều phải ghi
bút hiệu là chính, chỉ ở những phần tiểu sử mới nhắc đến tên thật, hoặc giả
tác-giả đó dùng tên thật để sinh hoạt văn-học nghệ thuật thì mới ghi tên thật:
gs Nguyễn Văn Trung có các bút hiệu Hoàng Thái Linh, Phan Mai, nhưng các bút
hiệu này chỉ được sử dụng hạn chế và khi xuất bản tác-phẩm tên thật của ông
được ghi thì nhà viết văn-học đương nhiên phải dùng tên thật của ông. Nguyên Sa
ngược lại là một nhà thơ khi ký Nguyên Sa và khi viết sách giáo khoa triết học
(Descartes nhìn từ phương Đông, Luận lý học, Luận Triết học, v.v.) thì ký Trần
Bích Lan; do đó khi viết về nhà thơ Nguyên Sa người ta có thể nói đến nhựng
sách giáo khoa mà ông là tác-giả, dĩ nhiên là không thể ngược lại, viết về ”nhà
thơ Trần Bích Lan” vì không hề có nhà
thơ Trần Bích Lan dù Nguyên Sa và Trần Bích Lan là một người.
- Lê Vĩnh Hòa được ghi trong tiểu sử là “em ruột văn sĩ Đoàn
Thế Nhơn...” (tập 4, tr. 270 – từ đây các chú thích đều trích từ tập 4) - thay
vì Võ Phiến!
- Về hai nhà văn Y Uyên và Doãn Dân, ông Nguyễn Q. Thắng chỉ
ghi năm mất của Doãn Dân; còn Y Uyên thì “mất năm 1969 đang độ tài hoa nẩy mở”
(tr. 827) nhưng không ghi rõ chết vì đạn pháo của ai (Việt Cộng!) trong khi các
tay văn nghệ năm vùng ở miền Nam vô bưng chết thì được ghi lý do chết: Lê Vĩnh
Hòa thì “hi sinh trong một trậnchống càn tại Long Mĩ, Xẻo Giá...” (tr. 270);
Trần Triệu Luật thì “hi sinh trên đường công tác ở Tây Ninh (cùng nơi cùng ngày
với) Trần Quang Long”. TTL được đề cao trong một mục từ riêng (51- TTL, nhà văn
chiến sĩ) cũng như TQ Long (42- TQL với thi đề “nghiêng nón”!
- Về Luân Hoán thì một chi tiết trong tiểu sử nếu không được
nhắc đến vẫn còn hơn là ghi như Nguyễn Q. Thắng: “Những năm 60 ông (LH) bị động
viên vào quân trường Thủ Đức một thời gian rồi trở về đời sống dân sự” vì phải
thêm rằng sau Thủ Đức, nhà thơ Luân Hoán ra chiến trường và bị đạn pháo “quân
thù” làm mất một chân! Hay khi viết về nhà văn Lê Tất Điều “Sau năm 1975 ông
(LTĐ) định cư (?) ở Hoa Kì và nghe đâu vẫn có tác-phẩm in ở nước ngoài” - một
nhà nghiên cứu, tác-giả của bao bộ sách hàng vạn trang, mà chỉ biết “nghe đâu”!
Cũng vì nghe đâu nên mới viết về nhà văn “Hồ Trường An, dược sĩ, nhà văn” (mục
từ 32): “Từ năm 1977 định cư ở Pháp. Chưa có tác-phẩm in thành sách, nhưng có
nhiều truyện ngắn trên các tạp chí ở Sài-Gòn trước năm 1975”. Còn gọi Viên Linh
là “hoàng đế”, “nhà độc tài” văn-học, như mục đề 28 về nhà văn Viên Linh, là
hơi ... quá, dù có thể cốt ý bênh cô Phương Thảo tức Vũ Hạnh. Thiển nghĩ với
văn-học miền Nam thời 1954-1975, Viên Linh vừa là một nhà thơ, nhà văn vừa là
một chủ biên tạp chí (Thời Tập) có công, dĩ nhiên không phải công kiểu Vũ Hạnh!
2- Những thiếu sót, sai lầm có chủ đích:
Trong phần về giáo sư Nguyễn Văn Trung (tập 4, trang 7-54),
mở đầu chương 8: Các Văn Gia Hiện Đại, Nguyễn Q. Thắng ghi rằng gs Trung còn có
bút hiệu Nguyễn Nam Châu. Thực ra,
Nguyễn Nam Châu (bút danh Hoài Kim Yến) là một giáo sư đại học Huế những
năm cuối thập niên 1950, viết nhiều bài trên tạp chí Đại Học và là tác giả
những cuốn Sứ Mệnh Văn Nghệ và Những Nhà Văn Hóa Mới (1958). Sau này ông Nguyễn
Nam Châu trở về Bỉ làm giáo sư đại học và không lâu trước khi mất đã xuất bản
một tập sách nhìn lại chủ nghĩa Marx. Nguyễn Q. Thắng còn ghi thời trước 1975,
gs NV Trung sinh hoạt trong một số lực lượng, hội đoàn “dưới sự chỉ đạo trực
tiếp, có lúc gián tiếp của lực lượng cách mạng nội thành” mà không dẫn chứng
bằng cớ, dễ khiến hiểu lầm và trong trường hợp này sai lầm rất nghiêm trọng.
Trong phần trích văn tác-giả Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Q. Thắng trích lại một
phần chương 5 Văn-học trong vòng tay chính trị của hồi ký “Những chặng đường đã
qua” của gs Trung, nhưng trong phần tiểu sử lại nhắc việc Phạm Công Thiện phê
bình các tác-phẩm của gs Trung, mà Nguyễn Q. Thắng lại không ghi nhận những
“feedback” về việc ấy mà gs Trung đã ghi lại trong cùng tập hồi ký đã kể; hơn
nữa nếu quan sát đã thấy bài phê bình của Phạm Công Thiện đã không xuất hiện
trong các lần tái bản tập Hố Thẳm Tư Tưởng, nhưng lại được một nhóm Phật tử ở
Huế in lại thành tập in mỏng Phê bình luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Văn
Trung năm 1973 .
Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã viết
trong hồi ký của ông: “Sau đảo chánh 01/11/1963, ông Phạm
Công Thiện xuất bản cuốn Hố Thẳm Tư Tưởng, dành một chương phê phán luận án
tiến sĩ của tôi với một thái độ khinh bỉ, trịch thượng, mạt sát thậm tệ. Cuốn
sách bán chạy, dư luận bàn tán sôi nổi vụ “ông Phạm Công Thiện phê phán ông Nguyễn
Văn
Một cảnh đốt sách tại Sài Gòn sau tháng 5-75
Trung”, chờ đợi tôi lên tiếng đối đáp; nhưng cho đến nay tôi
vẫn giữ im lặng, không có một lời nói
công khai nào. (...) Tôi và ông Thiện gặp nhau ở tòa báo Bách Khoa với sự chứng
kiến của anh Lê Ngộ Châu. Trong bữa gặp gỡ đó, ông Thiện thú nhận với tôi đại ý
như sau: Tôi viết bài phê bình anh để thỏa mãn những uất ức bất mãn của giới
Phật giáo coi anh là tiêu biểu cho trí thức Việt Nam nói chung và trí thức Công
giáo nói riêng. Tôi xin hứa với anh sẽ bỏ bài đó trong lần tái bản sách sắp
tới. Ông Phạm công Thiện đã giữ lời hứa.” (Chương IV - Ông Phạm Công Thiện).
3- Những đánh giá và xếp loại vô nghĩa, lỗi thời:
Đây là trường hợp các nhà văn nữ miền Nam thời ấy Túy
Hồng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ, kể cả Nhã Ca, đều bị Nguyễn Q. Thắng gán
cho nhãn hiệu “vô sỉ”. Theo ông, các bà này mà ông gộp chung là “những người
cùng nhóm là một thứ “vô sỉ” (cynique) trong văn chương. Nghĩa là họ đem những
cái không đáng phô trương ra quảng diễn không chút e dè (NTTV tr 455, TD tr.
872, NTH tr.. 629, ...)”. Nguyễn Q. Thắng thêm rằng Nguyễn Thị Thuỵ Vũ làm công
việc này “khá nhiệt tình trên từng trang văn”, còn tác-phẩm nhà văn Trùng Dương
“đều được dựng nên bởi nhân sinh quan và thế giới quan một cách “hiện sinh”,
buông xả và gần như vô sỉ” (tr. 872, 873). Nặng nề nhất là với nhà văn Túy Hồng
mà Nguyễn Q. Thắng cho rằng cùng với các nhà văn nữ kia “từng gây nên hiện
tượng văn-học có tính nhục cảm dồn nén thể xác của các cô gái lỡ thì... (một
cách) tiêu biểu nhất” (tr. 538). Đây là thứ ngôn ngữ của Vũ Hạnh và Tin Văn
(của Nguyễn Ngọc Lương, Trần Bạch Đằng chi phối, điều khiển)!
Nhà văn Nhã Ca có lẽ bị nặng nề nhất trong bộ gọi là văn-học
sử này. Với mục đề “35-Thu Vân, nhà văn dùng tính dục để giải quyết vấn đề” mấy
ai nghĩ là Nguyễn Q. Thắng nói về nhà văn Nhã Ca? Ở trang 639, “Thu Vân” biến
thành “Trần Thị Thu Vân”, và khi viết về thơ Nhã Ca, không, về nhà thơ Thu Vân
chớ, thì ông Nguyễn Q. Thắng viết như sau: “Bà còn là một thi sĩ với những thi
đề có giá trị nghệ thuật của mĩ tính thi ca hiện đại có thể nói thơ bà Thu Vân
vượt trên văn bà Thu Vân”. Sau đó ông trích bài thơ nổi tiếng của bà nhưng lại
cắt mất một phần tựa đề chỉ vì trùng với bút hiệu thật của bà (Nhã Ca!): “Bài
... Ca thứ nhất”!
Nhà văn Nhật Tiến khi viết về các nhà văn nữ này đã nhẹ
nhàng nhận xét rằng “...những tác-phẩm viết táo bạo của giới cầm bút phụ nữ,
gây cho độc giả một ấn tượng mới mẻ về những ý tưởng muốn thoát ly cái vỏ phụ
nữ Á-đông thuần túy...”. (Bách Khoa, 1967).
Gần đây, nhà thơ Du Tử Lê thì khẳng định rằng “Nhã Ca, nhà văn nữ nói
“không” với dục tính” trong bài viết cùng tựa đề trên tờ Người Việt (CA) số
6-4-2010.
Bộ sách của ông Nguyễn Q. Thắng đã khiến người đọc nhận thấy
sự hiện diện quẩn quanh của một chỉ thị nào đó của bộ chính trị!
Cách nhìn của mấy cây viết “phải đạo” như Vũ Hạnh, Lữ
Phương, Trần Trọng Đăng Đàn, và nay Nguyễn Q. Thắng đã là một cái nhìn mang
tính xã hội, chính trị của một quan niệm macho toàn trị, tức không mang tính
vănchương; quan niệm bao cấp này đã lỗi thời và rất bất cập! Gần 10 năm trước,
chúng tôi đã có dịp viết về đề tài Tính dục và nữ quyền này: “Phải đến Túy
Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy-Vũ, Trùng Dương văn chương mới trở
thành phương tiện cho nữ quyền và quyền sống. Thật vậy, từ cuối thập niên 1960,
người viết nữ đã mạnh bạo đi xa hơn, tự tin hơn và những vấn đề phụ nữ được
chính thức trương lên chữ nghĩa. Cái Tôi, nhân vật chính, nội dung, tình cảm,
tình yêu, tình dục, ... không còn là của riêng những nhà văn thơ phái nam (...)
Văn chương dục tính hay có dâm tính lại do người nữ viết hình như hấp dẫn hơn vì
cũng hình như có tính tự thuật nhiều hơn. Vì từ nay, người nữ làm chủ con
người, tư duy, tình cảm và cuộc đời của họ trong văn chương. Làm người nữ, với
văn chương! Simone de Beauvoir trong Le Deuxième Sexe (1949) đã phát động cái ý
thức nữ quyền đó khi hô hào "On ne nait pas femme, on le devient".
Trong văn chương, trong ngôn ngữ, vì là cái có thực, có sự sống. Như vậy, viết
trở thành hành động tự xác định của người phụ nữ, trở thành phát ngôn viên
chính thức của con người phụ nữ, tiếng nói chính thức và từ tình dục (...)
Không đóng vai luân lý, đạo đức nhưng đối với văn chương dục tính, thiển nghĩ
tính văn chương sẽ không ở lâu với những quẩn quanh tình dục không lối thoát.
Không bắt buộc phải hướng thượng, nhưng nếu nhân vật, hành động và nội dung của
văn chương cứ bị tình dục, thân xác giam hãm tù đày, định nghĩa về văn chương
hình như đã bị hãm hiếp một cách tội nghiệp vậy! Đây là chỗ khép lại của nhiều
thập niên thử nghiệm kể từ khi nhóm Sáng-Tạo đề nghị buông thả và khai phá tình
dục trong văn chương...“.
Một quan niệm khác mà Nguyễn Q. Thắng hay nói đến và gán cho
vài nhà văn, là sadisme. Theo các từ-điển thì sadisme có nghĩa là “thói loạn
dâm gây đau đớn” trong y-học và một cách tổng quát chỉ những trò, những lối
sống và cả bút pháp “chủ khoái lạc bạo tàn”. Bút pháp của nhà văn Duy Lam mà
Nguyễn Q. Thắng gọi là “nhà văn của dòng họ” đã được ông gọi là “bút pháp nặng
tính sadique của văn-chương hiện đại tây phương” (tr. 256). Em ông, nhà văn Thế
Uyên thì được xem là “một nhà văn thuộc trường phái sadique như ông tự nhận “có
lẽ tôi hơi sadique” (tr. 325). Khuynh hướng này nhà thơ Nguyên Sa ở Miền Nam đã
là người đầu tiên sử dụng. Sadisme là một ý niệm, một style, nếu áp dụng vào
lãnh vực văn chương thì cũng chẳng có gì tai hại cần phải nhấn mạnh.
4- Bất nhất về thời gian:
Với những nhà văn Việt-Nam Cộng-Hòa sống sót và thoát rời
khỏi nước được, về sau tiếp tục sinh hoạt ở hải ngoại, Nguyễn Q. Thắng dừng
tiểu sử họ và ngừng ghi tác-phẩm của họ ở mốc 1975, trong khi các nhà văn của
Việt Nam cộng sản hay theo Cộng thì lại được tỉ mỉ tiểu sử và tác-phẩm đến ngày
xuất bản bộ sách (2008-9). Một điểm khác nữa là Nguyễn Q. Thắng thường trích
các tác-phẩm đã đăng báo hơn là từ văn bản đã xuất bản của các tác-phẩm và
tác-giả đó. Vậy đây là một tuyển tập văn-học qua báo chí hay văn-học sử? Võ
Phiến trước khi xuất bản các tuyển tập về văn-học miền Nam 1954-1975, đã cất
công viết một tập Tổng quan, trong khi bộ sách của Nguyễn Q. Thắng chỉ là một
sưu tập và tiểu truyện về các tác-giả miền Nam với những giới thiệu có tính
thương mại hơn là đi vào nội dung!
Xem bộ sách của Nguyễn Q. Thắng không khỏi nhớ đến dĩ vãng
tàn độc đối với nền văn học của những kẻ sống ở miền Nam, trong vùng Việt Nam
Cộng hòa bị chiến bại, đã bị “kẻ thắng” xóa bỏ bằng những nghị định và chiến
dịch: Nghị định 20-8-1975 của Lưu Hữu Phước bộ trưởng Thông tin văn hóa của
chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam - nghị định cấm lưu hành sách
báo xuất bản tại miền Nam trước đó. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV (1976)
ghi rõ nhiệm vụ phải "quét sạch ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa thực dân
mới" ở miền Nam (Trích từ Văn Hóa Văn Nghệ Miền Nam Dưới Chế Độ Mỹ Ngụy
(Hà Nội: Văn Hóa, 1977), tr. 8). Tháng 3-1976, từng đoàn từng đoàn cán bộ càn
quét tịch thu hết sách báo xuất bản dưới thời chế độ cũ, để đốt,
"tẩy". Chiến dịch thanh toán "bọn văn nghệ sĩ phản động"
khởi đầu sáng 3-4-1976, hai ngày sau vụ nổ công viên con rùa đường Duy Tân:
công an lùng bắt hầu hết văn nghệ sĩ và trí thức. Sau đó là tù đày, cải tạo, và
khi nghi bóng nghi gió lại tiếp tục càn quyét thu vén sách Việt Nam Cộng Hòa
như vào tháng 3-1981, nhà cầm quyền ra hẳn một cuốn danh mục sách và tác già
cấm lưu hành. Những gì không xuất phát từ văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa và
chuyên chính vô sản đều phải xóa bỏ, phủ định, vì "mảng" văn học này
bị kết án là "đồi trụy hóa con người", "phục vụ xã hội tiêu thụ
miền Nam" tức một thứ "văn học phục vụ chính trị phản động",
phản cách mạng - những cái nhãn hiệu có thể làm tiêu mạng sống con người!
Từ 1975 đến nay có hơn 20 cuốn sách phê phán xuyên tạc nền
văn nghệ Việt Nam Cộng Hòa: văn học tay sai cho thực dân mới cũ nhưng đáng sợ
như những trái bom! Như vậy, ngay sau khi "chiến thắng", các cán bộ
và cả guồng máy liền gấp rút tấn công và thủ tiêu những thành tích văn-hóa
văn-học ở miền Nam
trước khi họ đến. Gần đây đã có vài cử chỉ có tính “xét lại”. Và tác-phẩm của
nhà văn Việt Nam
ở hải ngoại được xuất bản ở trong nước dĩ nhiên đã qua gạn lọc (gần đây thêm
Kiệt Tấn - Em Điên Xỏa Tóc, Hoàng Khởi Phong - Người Trăm Nam Cũ). Riêng
tác-phẩm của các nhà văn Việt-Nam Cộng-Hòa từng bị cấm đoán sau 1975, nay cũng
được tái bản (như của Dương Nghiệm Mậu, Lê Xuyên, Thế Uyên, Nhật Tiến, v.v.),
vậy mà Nguyễn Q. Thắng làm công việc gọi là văn-học sử lại không cho biết Phi
Ích Nghiễm là Dương Nghiễm Mậu! Khi giới thiệu các truyện ngắn của Dương Nghiễm
Mậu được NXB Phương Nam hợp tác với NXB Văn Nghệ xuất bản năm 2007, Phạm Xuân
Nguyên đã có cái nhìn thích đáng hơn Nguyễn Q. Thắng: “Văn chương dân tộc Việt
Nam thế kỷ XX, do nhiều hoàn cảnh lịch sử và lý do khác nhau, đã không thuần
nhất và thống nhất. Có một thực tế đã trở thành lịch sử là trong giai đoạn 1954
- 1975 đất nước bị chia thành hai miền lãnh thổ với hai thể chế khác nhau và
dưới hai thể chế trên hai miền lãnh thổ ấy đã tồn tại hai nền văn chương khác
biệt về ý nghĩa chính trị. Nhưng ở những tác giả và tác phẩm tiêu biểu, ở bên
này hay bên kia, đó đều là văn chương đúng nghĩa, tức là có giá trị nhân bản,
nhân văn đối với con người. Tôn trọng lịch sử thì phải thừa nhận một thực tế
khách quan là văn chương Việt Nam thế kỷ XX có các bộ phận khác nhau, và để
hình dung bức tranh đầy đủ về văn chương dân tộc thì phải có sự tổng hợp, thống
nhất các giá trị văn chương đích thực từ các bộ phận cấu thành ấy. Độ lùi thời
gian và hoàn cảnh chính trị xã hội hiện thời của đất nước đã tạo điều kiện cho
việc này. Trên tinh thần đó, “Tủ sách văn học miền Nam trước 1975” do Nhà xuất
bản Văn Nghệ và Công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện là một ý tưởng và
công việc cần thiết và hợp thời, trên cả hai phương diện chính trị và văn
chương, đáng được trân trọng và ủng hộ. Lựa chọn in lại những tác phẩm có giá
trị văn chương của các nhà văn nhà thơ từng sáng tác ở Sài Gòn giai đoạn
1954-1975 là nhìn văn học ở tư cách văn học dưới con mắt lịch sử. Hơn thế, đó
còn là đưa trả lại cho văn chương nước nhà những giá trị xứng đáng của nó và
đem lại cho độc giả văn chương những tác phẩm họ cần biết, cần đọc để hiểu đầy
đủ, toàn diện hơn nền văn chương dân tộc thế kỷ XX. Có thời ném đá đi và có
thời lượm đá về.
Bốn tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu (Đôi mắt trên trời,
Cũng đành, Nhan sắc, Tiếng sáo người em út) vừa được ra mắt ở Nhà xuất bản Văn
Nghệ là trên tinh thần này. Đọc nó, độc giả sẽ được phát hiện một nhà văn xuất
sắc với một lối viết hiện đại, thấm đầy chất hiện sinh, đi sâu vào thân phận
con người, phơi bày những cảnh ngộ làm người trong một thế giới nhiều bất trắc,
phi lý. Do đó đọc ông không thể đọc theo kiểu ngoại quan mà phải bằng con mắt
nội quan...” (Thể Thao & Văn Hóa, 13/4/2007).
Viết văn-học sử mà gọi Nguyễn Đăng Sinh là Mai Thảo, Đoàn
Thế Nhơn thay cho Võ Phiến, Thu Vân và Trần Thị Thu Vân là Nhã Ca, v.v. thì quả
là bất thường thật! Không lẽ những danh tính nhà văn Mai Thảo, Dương Nghiễm
Mậu, Võ Phiến, Nhã Ca, v.v. hãy còn nhạy cảm và gây dị ứng đến thế sao? (Dĩ
nhiên không thể có Hồ Hữu Tường, Duyên Anh, Nguyễn Mạnh Côn, v.v. trong bộ sách
của Nguyễn Q. Thắng!).
Cũng cần nhắc lại là những nhà văn nhà thơ của miền Nam bị
giấu tên trong bộ sách của Nguyễn Q. Thắng cũng là trong số 10 vị từng được gọi
là Những Tên Biệt Kích Của Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn-Hóa Tư
Tưởng cũng là tựa sách do nhà xuất-bản Văn-hóa in năm 1980 và tái bản nhiều
lần. Tập này gồm 10 chương, nêu đích danh 10 nhà văn miền Nam để xóa bỏ sự
nghiệp văn-hóa và văn-học của họ, những người theo họ là nguy hiểm nhất vì
ảnh-hưởng “di hại” lâu dài. 10 “biệt kích” đó là Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ,
Nhất Hạnh, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mău, Mai Thảo, Võ Phiến, Hồ
Hữu Tường và Nhã Ca.
Một nền văn-học giấu mặt, danh xưng đảo lộn ... thì làm sao
đến gần được sự thật mà lại còn lớn tiếng kêu gọi hòa hợp hòa giải? Và phải
chăng nền “học thuật một nửa sự thật” này đã khiến cho một giảng viên đại học
sư phạm đã không biết Tự Lực Văn Đoàn là gì hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng
Đạo, Thạch Lam là ai (Chương trình Ai là triệu phú? của đài truyền hình Hà-nội,
1-2007).
Thật ra giới nghiên cứu - giáo-sư hay nhà phê bình, biên
khảo, phần lớn vẫn là cán bộ hay đảng viên cộng-sản, do đó nói chung họ vẫn làm
theo chỉ thị. Những nghiên cứu tự khoe là “khoa học” (trên các tạp-chí như
Nghiên Cứu Văn Học, Văn Hóa Nghệ An, v.v.) cũng chỉ là chiếu theo chính sách và
nghị định của đảng và Nhà Nước. Một điều khác không thuyết phục được người làm
văn-hóa miền Nam cũ là đám người làm văn-hóa theo chỉ thị này từ thời
chiến-tranh Nam-Bắc đến nay thường gọi văn-học Việt Nam cộng hòa là “văn-học
tại các đô thị miền Nam”. Đây là tuyên truyền đã cũ của thời chiến-tranh trước
1975 vì Hà-nội làm như vùng nông thôn và núi rừng là đã thuộc về chúng và miền Nam
Cộng hòa chỉ thu gọn lại ở các vùng đô thị mà thôi. Những năm gần đây, chúng
tôi từng được đọc những nghiên cứu của mấy giáo-sư và luận án của sinh viên
trong nước, nội-dung có vẻ thoáng (tức cởi
mở hơn) đã dám bàn đến những đề tài từng bị xem là cấm kỵ trước đó như thơ
Nguyên Sa, thơ truyện Thanh Tâm Tuyền, nhóm Sáng Tạo, các văn thơ hiện sinh,
v.v. nhưng họ vẫn gọi văn-học đó là “văn-học tại các đô thị miền Nam” - gần đây
có luận án tiến sĩ được xuất-bản với tựa đề Lý Luận Phê Bình Văn Học Ở Đô Thị Miền
Nam 1954-1975 (Trần Hoài Anh, 2009). Đó cũng là lý do khi trong nước viết về
văn-học miền Nam thì chỉ nói đến những văn thơ và báo chí tuyên truyền của cán
bộ ở các vùng bưng biền và thứ đến là những văn-nghệ sĩ nằm vùng như Sơn Nam,
Trang Thế Hy, Vũ Hạnh, v.v. mà gọi họ là những “nhà văn yêu nước trong các
thành thị miền Nam”!
Chúng tôi tự hỏi không biết có nên thêm vào bài này rằng sau
bộ sách Văn-Học Việt-Nam Nơi Miền Đất Mới của Nguyễn Q. Thắng là vụ Nguyễn Đức
Tùng in tập “Thơ Đến Từ Đâu” gồm những phỏng vấn một số nhà thơ trong ngoài và
sau đó là vụ Hội thảo văn học Việt – Mỹ sau chiến tranh được tổ chức tại Hà Nội
cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm nay, 2010, vụ trước còn có lời ra tiếng vào, vụ
sau chỉ có báo Nhà Nước Việt Nam đưa tin. “Con đường văn học Việt Nam vào Hoa Kỳ”:
tên nghe kêu nhưng con đường đó chỉ đi rất giới hạn từ Hà-nội đến Trung
tâm William Joiner ở Boston
rồi trở về, không quá khứ xa hơn cũng không có tính truyền thống lẫn văn-học!
Nguyễn Vy Khanh
==
Bài thơ
Bữa Rượu Quê Nhà
của XUYÊN TRÀ
Bữa Rượu Quê Nhà
Gởi: Uyên Hà, Trương Duy Hy, Nguyễn Vân, Hồ Luân, Nguyễn Nho
Cật, Nguyễn Đình Ba, Cung Tích Biền, Đinh Trầm Ca, Phạm Ngọc Lư, Hoài Khanh,
Đinh Vũ Ngọc, và tất cả bằng hữu ở quê nhà trong bữa rượu tại Thạch Trúc Viên
quán cà phê của Đinh Trầm Ca, Vĩnh Điện.
Mời bạn,
Bốn mươi năm xa cách
Chén rượu đoàn viên thơm tuổi học trò
Cuộc đổi đời mờ mịt quanh co
Làm sao biết, chúng mình,
có ngày gặp lại
Cứ đổ lỗi cho ông Trời
Những điều không phải
Khiến xui ta và bạn chẳng gần
Mấy chục năm trời
Nợ cơm áo trần thân
Đứa bỏ quê, đứa bỏ làng đi biệt
Còn ta, chết khi sống mà không biết
Ngu ngơ như thằng Mán giữa rừng
Ly rượu chiều nay
Nước mắt rưng rưng
Câu thương hải tưởng chừng trong mộng
Trời cao đất rộng
Lang bạt hà phương
DIÊN NGHỊ
Bình Thơ
Không tài hoa cũng thất chí
cùng đường
Nước đổ lá môn
Bóng đời vân cẩu
Bạn sống giữa cố hương
Còn ta ở đậu
Cách biệt phương trời, nỗi khổ
như nhau...
Cứ để cho đời gạn lọc vàng thau
Quân tử hề, cạnh cầu chi danh lợi
Sơn thủy cùng, sương mãn thiên
chấp chới
Ai thương ta mà đợi suốt dặm tình
Khắc câu thơ trên hòn Kẻm
Bỏ công hầu chìm đáy sông Thu
Chợt nghe quê hương Bùi Giáng có tiếng chim gù
Mới hiểu được ngàn thu còn dâu biển
Ta gặp bạn đây, chiều cuối năm
Vĩnh Điện
Mái ấm quê nhà đầy ắp gió trăng
Thị trấn ngày nào, tìm gặp cũng
khó khăn
Ta lặn lội, bạn bỏ từng chút việc
Men rượu thấm, chuyện ngày xưa thân thiết
Nở hoa màu bằng hữu vạn hoa tâm
Mai ta đi, cũng lặng lẽ âm thầm
Xin đừng trách, giã từ, không báo trước
Bụng bảo dạ, nếu ta còn về được
Cuộc tương phùng xin hẹn lại mai sau.
Xuyên Trà
Vĩnh Điện, 12/2008 – Atlanta,
1/2009
Từ biến động, tai ương chụp xuống quê hương, cuộc đổi đời
nghịch lý xô đẩy con người phải tìm lối thoát, tự cứu mình.
Xóm làng, phố thị chìm đắm hoang hoắt, tiêu điều. Người bỏ
thôn mạc, tìm đến thành phố ẩn náu, người thành phố vượt biên, vượt biển qua bờ
bến lạ. Những gì đang diễn bày tựa hồ ác mộng. Ước vọng duy nhất của đám đông,
cao chạy xa bay khỏi tầm tay vấy máu tàn bạo của tập đoàn Mác-xít miền Bắc.
Nhìn tới, ngoảnh lại đã 40 năm!
Bốn mươi năm không là bao giữa dòng thời gian vô hạn, nhưng
40 năm của con người, có nghĩa đã kinh qua nửa cuộc đời. Lưu lạc, cách chia,
trôi nổi, ước muốn con người hằng tâm niệm có một lần trở về nơi từ đó ra đi...
và giấc mơ của Xuyên Trà đã thành hiện thực. Trước mặt bạn bè, mở lời mời thân
thong, trìu mến:
Mời Bạn
Bốn mươi năm xa cách
Chén rượu đoàn viên thơm tuổi học trò
Bạn bè hiện diện, nâng chén rượu đoàn viên, mừng tủi, vui
buồn đan quyện, rọi sáng tuổi học trò một thuở khó quên, càng khó quên cảnh ngộ
cuộc đổi đời vẫn đậm màu khắc nghiệt.
Cuộc đổi đời mù mịt quanh co
Làm sao biết có ngày chúng mình gặp lại
Mỗi người men theo mỗi nẻo đường số phận. Có ai đoan chắc
cuộc trùng phùng? Chạm trán gian nan, khó khổ, đọa đày, thường than vãn bởi ông
Trời. Cách chia, tan tác cũng do Trời định. Tâm lý yếu đuối của phận người giữa
trần gian tục lụy, hướng vọng đến trời, e rằng chưa phải:
Cứ đổ lỗi cho ông Trời
Những điều không phải
Khiến xui ta và bạn chẳng gần
Niềm tin ông Trời trong cuộc sống tâm linh vốn tuyệt đối.
Con người phó thác sinh mệnh và linh hồn cho Trời. Hình dung, minh họa ông Trời
là đức Chí Tôn, khoan dung, giúp đỡ, cứu rỗi con người, còn tha thứ và yêu
thong. Phẩm hạnh ông Trời đượcc xác định, thì rõ ràng ông Trời nếu không giúp
đỡ, cứu rỗi, hẳn cũng không nỡi tác hại cho người. Bạn và ta chưa toại ý ước
mong gặp gỡ, qua nủa đời người, nguyên nhân vì cái nợ!
Mấy chục năm trời
Nợ cơm áo trần thân
Nợ lớn ấy, đèo bồng từ phút chào đời bằng tiếng khóc. Nợ lớn
dần cùng hành trình nguồn sống. Nợ cơm áo thường hằng buộc chặt con người “có
thực mới vực được đạo”. Nợ đời
thường bất biến, con người phải dấn thân, phấn đấu, nổ lực,
chịu đựng cảnh chia lìa, ngăn cách, đồng cảnh ngộ “Cùng một lứa bên trời lận
đận” (Tỳ Bà Hành); hoặc cùng một lứa áo mão xênh xang xe ngựa... Cũng chuug vấn
nạn bỏ quê, bỏ xứ ra đi, Xuyên Trà đôi lúc tỉnh thức, thấm thía, ngậm ngùi lẽ
sống:
Đứa bỏ quê, đứa bỏ làng đi biệt
Còn ta, chết khi đang sống mà không biết
Ngu ngơ như thằng Mán giữa rừng
Lời tự thú thành khẩn, chén rượu nồng cay nước mắt, giữa bạn
bè, chua chát thêm vị đời thực tại. Quán xá khiêm tốn nơi cố quận một chiều
chiếu sáng cơ duyên hiếm hoi. Nợ ngập tràn cuộc sống, thì ông Trời cũng đoái
tưởng ban phát, đền bù một chút duyên may. Duyên nợ xưa nay thuộc phạm trù
thiên mệnh. Duyên nợ song hành, bổ túc, cân bằng, tương quan nghiệp dĩ thế
nhân. Cơ duyên hiếm hoi, gặp gỡ vội vàng, may mắn phút giờ, mà nợ với nhau,
cùng nhau là mãi mãi. Dù không phong vị tài hoa, cũng nhận thức ý chí hao hụt,
quẩn bách phần nào hệ lụy biển dâu.
Búc tranh vân cẩu Tạo Hóa treo cao được ví bằng một trò chơi
hiểm nghịch “Chết đuối người trên cạn mà chơi” (Cung Oán). Kịch bản Hóa công
buộc ta và bạn nhập vai bất đắc dĩ, từ hai tọa độ, hai ngoại cảnh tương phản,
bắt phải biểu hiện nhịp cảm đồng quy:
Ly rượu chiều nay
Nước mắt rưng rưng
Câu thương hải tưởng chừng trong mộng
Trời cao đất rộng
Lang bạt hà phương
Không tài hoa cũng thất chí
cùng đường
Nước đổ lá môn
Bóng đời vân cẩu
Bạn sống giữa cố hương
Còn ta ở đậu
Cách một phương trời, nỗi khổ như nhau
Nỗi khổ chung xã hội, mặc nhiên bắt nguồn từ nợ sống, còn
tiềm ẩn trong góùc sâu nhận thức tri thức... Nỗi khổ đánh thức thái độ, hành vi
ứng xử. Những cặp phạm trù, tốt xấu, vàng thau, thiện ác cung cấp mức độ và sự
thực ý nghĩa phân biệt khách quan. Chân dung đích thực quân tử trong kinh điển
đáng biểu tượng để noi theo. Danh lợi bỏ qua bên, nghĩa khí, cao thượng, trong
sáng, quên mình vì người khác làm phương châm “Người quân tử ăn chẳng cầu no”
(Nguyễn Công Trứ).
Cứ để cho đời gạn lọc vàng thau
Quân tử hề cầu cạnh chi danh lợi
Sơn tận thủy cùng, sương mảng thiên chấp chới
Ai thương ta mà đợi suốt dặm trình
Hãy vứt bỏ bé mọn đời thường. Đừng phí hao tâm trí, Công Hầu
Hanh Tướng nhất thời. Võng lộng xa mã kiêu sa, rồi ra cũng tan hòa vô thường,
như làn mây, ngọn gió, hạt sương buổi sớm trên đọt cỏ vô tri. Tin vào quy luật âm dương vũ trụ – Vạn vật tĩnh lặng cũng
là lúc chuyển động. Biển dâu tạm ngừng cũng là lúc biển dâu đang manh nha hình
thái.
Khắc câu thơ trên hòn Kẻm
Bỏ công hầu chìm đắm sông Thu
Chợt nghe quê hương Bùi Giáng có tiếng chim gù
Mới biết được ngàn thu còn
dâu biển
Núi Kẻm, sông Thu nguyên vẹn đó. Quê hương Ngũ Phụng Tề Phi
văn vật, hào khí thi ca cũng không thể tách khỏi vòng biến đổi. Phố xá Vĩnh
Điện, buổi chiều cuối năm trầm tư, ngưng đọng, ngắn ngủi. Động lực hợp thể trì
kéo thời gian chậm bước, xin thời gian cùng lắng nghe tiếng vọng quê nhà, may
còn phảng phất hương vị nồng nàn hội ngộ, an ổn gió mây, dù tìm được nhau vẫn
còn khó khăn, ái ngại.
Ta gặp nhau nay, chiều cuối năm Vĩnh Điện
Mái ấm quê nhà, đầy ắp gió trăng
Thị trấn ngày nào tìm gặp cũng khó khăn
Ta lặn lội, bạn bỏ từng chút việc
Chuyện xưa càng khêu gợi, càng gắn kết. Men rượu tỏa cảm
hứng, hòa quyện giọt nước mắt ứa rưng rưng. Dấu lặng con tim đang thấm thía
nuối tiếc thuở nào xa khuất. Bia rượu, luyến lưu chừng nào, cuộc hội ngộ cũng
đến hồi chia tay, tam biệt. Nếu đã lặn lội khắp thị trấn, kiếm tìm cho được
từng vóc dáng thiết thân trong âm thầm, thì lúc rời đi cũng chẳng mong rộn ràng
đưa tiễn. Niềm vui sâu lắng hợp ly, man mác tiếng nói thầm, đủ cho nhau cảm
nhận, dung thông. Ngăn ký ức sẽ lưu chứa hình tượng và ngoại cảnh, một chặng
dừng quán chiếu.
Đừng trách chi giã từ bất chợt. Lời hẹn chân thành có chăng
cũng là nếu, sẽ và còn.. trong điều kiện cách.
Mai ta đi trong lặng lẽ âm thầm
Xin đừng trách, giã từ không
báo trước
Bụng bảo dạ, nếu ta còn về được
Cuộc tương phùng xin hẹn lại
mai sau
Mai sau, ngày mai, ngày mốt. Thời gian vị lai, liệu có vần
xoay, đưa đẩy một cơ duyên khác? Mai sau, ngày mai, ôi biết đến bao giờ...
Bài thơ khép lại đột ngột. Cuộc hợp ly trải dài mê lộ nhân
văn. Mỗi chủ thể trở về thực tại, riêng lẻ không gian nhịp sống đầy lo toan,
vướng bận trong bầu không khí ngột ngạt xã hội người đông, của khó, bất cứ lúc
nào cũng có thể nẩy mầm tai họa, chết chóc!! Câu thơ cuối bài âm hưởng lời hẹn
mai sau, mơ hồ, mong ước, ẩn chứa một hành trình tìm kiếm nhau đang mở lối,
nhìn lên bằng cái tình chân thực. Hành trình đó – vận hành dâu biển – dâu biển,
ngăn trở, thách thức, càng thúc đẩy nội lực vượt qua bởi ước vọng kiếm tìm, gặp
gỡ là biện chứng giải thoát những ai cùng cảnh ngộ.
Hợp ly, ly hợp, tình gần, tình xa, mối tương quan nguồn
sống, Thượng đế ban phát cho người – vốn liếng duy nhất cao quý, huyền diệu. Dù
phải ly nhau, cũng được hợp nhau qua cách cảm mà đồng cảm.
Xuyên Trà đã quán chiếu cuộc đổi đời, ly hợp như một tự thú:
“Chết khi đang sống mà không biết”. Và “cách
biệt phương trời, nỗi khổ như nhau”.
Bên nọ, bên này, ly cách vẫn nơi chốn lưu đày. Nhận thức rõ
bản thể, có nghĩa đã thắng được bản thể. Khi đã thắng được chính mình, ánh sáng
thăng hoa, xua dần bóng tối đang vây phủ.
Diên Nghị, tháng 8/2015
==
HÙNG VĨNH PHƯỚC
Gởi Cho
Ngày Đó Bây Giờ
Cuộc đời lấy hết nắng mưa ra khỏi tôi
chỉ để lại chút mây trời lãng đãng
buồn buồn bước vào khu vườn dĩ vãng
lòng ngập bao lá thu...
Tôi từng đi giữa sương mù
thấy đằng xa trái tim mình treo lủng lẳng
thấy cuộc đời gồm những nẻo đi / về hoang vắng
mà chỉ biết trông vời theo mộng ước trôi xa.
Có phải mùa thu là những chiếc lá bâng quơ
bay ngơ ngác giữa rừng kỷ niệm
những chiếc lá bay đi còn tôi đứng đếm
những vui buồn rũ rượi giữa tàn phai
Và bây giờ tôi còn chút nắng mai
đã giấu được không để đời lấy hết
tôi không dại gì để mưa đi biệt
vẫn giữ lại cho mình chút ít mưa xuân.
Vẫn giữ cho mình những kỷ niệm thiết thân
có những mối tình đến rồi đi thầm lặng
có những bạn bè anh em từng chia cay sẻ đắng
để thấy cuộc đời vẫn là một bài thơ./
HÙNG VĨNH PHƯỚC
===
TÁC GIẢ TÁC PHẨM
SONG NHỊ
TUYỂN TẬP VĂN
50 NĂM CẦM BÚT
1965 – 2015
Miscellanea 50 Years of Song Nhi’s Writing Career
VAI TRÒ VĂN NGHỆ SĨ
TRONG ƯỚC NGUYỆN
CỐNG HIẾN SỰ THẬT
DIÊN NGHỊ TỰA THÁNG 4/2015
Tâm hồn, cốt cách một dân tộc biểu hiện qua nội hàm văn hóa
– Văn hóa đậm nét đặc thù. Dưới vòm văn hóa, văn học nghệ thuật là trụ cột
trung tâm, vai trò chủ đạo.
Văn học nghệ thuật hình thành bắt nguồn từ sinh hoạt xã hội.
Thực tế cuộc sống phơi trải rõ nét con người, chủ thể tác động, tổng hòa trong
tương quan nhân quả.
Không một ai đứng ngoài lề xã hội, lại đương nhiên nhận một
nghĩa vụ theo trí năng chính mình. Nhà kinh tế gắn bó với con số thống kê toán
học để nhận biết thành quả thu đạt, phát triển. Nhà chính trị cổ vũ, tuyên
truyền cho một lý tưởng, chủ nghĩa này, nọ. Nhà giáo dục giương cao tấm gương
soi rọi luân lý, đạo đức thánh thiện v.v...
Người nghệ sĩ, trong sinh hoạt xã hội được coi như một chứng
nhân, quan sát và khám phá dưới ánh sáng hiện thực, tự do.
Trải nghiệm thông suốt xã hội, lý và tình, chịu thử thách
giữa vô thường hệ lụy, nhà văn Song Nhị nắm bắt nhiều sự việc đáng quan tâm,
chia sẻ tình cảm cùng cảnh ngộ; đồng thời cũng là nguồn hứng khởi chân thành
cống hiến Sự Thật mà bất cứ nghệ sĩ chân chính nào cũng từng một lần ước mơ
thực hiện.
Tập hợp nhiều bài viết liên quan thời thế, con người, xã
hội, quá khứ lùi xa và hiện tại sôi nổi, tập sách đã nói lên nhiều điều đáng
suy gẫm.
Cổ nhân truyền tụng “Làm chính trị mà sai lầm, giết hại một
nước; Làm văn hóa mà sai lầm, giết hại muôn đời”. Văn hóa tồn tại trường cửu,
là ngọn đuốc soi chiếu tâm thức con người giữa mặt bằng đa diện của xã hội, chứ
không là chính trị, quân sư... cũng không phải là quyền lực, triều đại nào
khác.
CHƯƠNG DẪN NHẬP
VÀI MẨU CHUYỆN RỜI
= trích đoạn =
MỘT
N
hà thơ Hà Thượng Nhân trong bài tựa cho tập thơ Tiếng Hờn
Chiến Mã của tôi, ông viết:
“... Mỗi con người, nhất là những người cầm bút đều có ít
nhiều kỷ niệm đáng trân trọng. Viết chính là để “trang trải nỗi lòng”. Con
người vốn là một con vật xã hội. Chúng ta ai cũng cần bạn bè, cần chia sẻ nỗi
ước mong, biến cái khoảnh khắc hết sức phù du và hữu hạn là cuộc đời thành một
cái gì trường cửu.
“Thơ đối với Song
Nhị, như một cái nghiệp. Mười chín, hai mươi tuổi đã làm thơ. Từ đó cho đến bây
giờ, do một sự ngẫu nhiên lạ lùng, dù ở học đường, dù trong quân ngũ, ở đâu
công việc của Song Nhị cũng gắn liền với báo chí, văn chương...”
**
Năm mươi năm sau, kể từ ngày tôi thực sự dính dáng vào
nghiệp viết lách, nhìn lại, quả đúng như tiền bối Hà Thượng Nhân đã nói.
Như một nghiệp dĩ, năm 1965, tại giảng đường Đại học Vạn
Hạnh, tôi được đề cử làm Trưởng Ban Báo chí Tổng Hội Sinh Viên. Mấy tháng sau
tôi được giao Chủ biên đặc san Xuân Văn Khoa Vạn Hạnh với sự góp mặt của Sinh
viên và các giáo sư của trường. Năm 1966, tôi được đề cử làm Chủ bút Bán nguyệt
san Hướng Đi SV Vạn Hạnh.
Tiếp đến, năm 1968 làm chủ bút đặc san Máu Lửa. Năm 1969 vào
quân
trường tôi được mời vào Ban Báo Chí/ Biên tập viên Nguyệt
san Bộ Binh.
Ra trường, biệt phái về cơ quan dân sự, tôi đang làm việc
tại Sở TB Quốc Ngoại, hơn nửa năm sau được điều về Sở An Ninh Nội Chính để
chuẩn bị công việc ấn hành một tờ nhật báo của chính quyền - nhật báo Quật
Cường.
Định mệnh đẩy đưa từng bước như thế, tôi chẳng bao giờ nghĩ
đến, hay có dự tính.
Trước ngày khởi sự công tác cho tờ báo này, chúng tôi có một
buổi họp mặt trong một bữa cơm trưa tại nhà khách cơ quan, do Thiếu Tướng
Nguyễn Khắc Bình khoản đãi. Thực khách gồm một số nhân sự trong cơ quan và các
ký giả nhóm “Nồi Niêu Soong Chảo” (*) gồm Anh Quân, Trịnh Viết Thành và Hoàng
An.
Trong bữa cơm, tướng Bình nói rõ mục đích “bữa cơm thân mật”
và chỉ thị “nhờ cậy” chúng tôi đảm trách một tờ nhật báo. Tướng Bình cho biết,
tờ báo được ấn hành dưới hình thức báo tư nhân, vốn do cổ đông đóng góp, có sự
hỗ trợ tài chánh của Phủ Tổng Thống. Giám đốc Trị Sự là chủ nhân nhà thuốc tây
Vườn Xoài (đường Trương Minh Giảng/ Lê Văn Sỹ), không là một giới chức dân
chính hay quân đội.
Việc đặt tên cho tờ báo, có nhiều tên được đề nghị, Tướng
Bình chọn Quật Cường, và chắc là vị tướng có đệ trình, thỉnh ý Tổng thống.
Tôi được cắt cử làm việc với ký giả Anh Quân tại một phòng,
thuê trên tầng lầu thứ tư khách sạn Mỹ Lệ (đường Gia Long, nay là Lý Tự Trọng, Saigon).
Trong hai tháng, hai người chúng tôi phải hoàn tất manchette
tờ báo, trình bày hình thức và các tiết mục trên trang nhất. Chọn lọc và phân
bố các tiết mục
cho 23 trang trong (số ra mắt có 24 trang). Phần chính của
manchette, quan trọng ở kiểu chữ và màu của tên tờ báo, phải mướn họa sĩ vẽ.
Bản vẽ và bản kẽm hoàn tất, trình thượng cấp, được chấp
nhận. Tòa soạn đã có một bộ phận thuê mướn và thiết trí phòng ốc làm việc cho
ban biên tập, cũng trên đường Gia Long, gần ngã Sáu SG. Tôi cùng vài ba viên
chức cơ quan được cử ra làm việc tại tòa soạn cùng với các ký giả Anh Quân,
Trịnh Viết Thành, Hoàng An và phóng viên Đường Thiên Lý (bên nhật báo Chính
Luận).
Hai tháng sau, tôi được điều về cơ quan nhận Chủ Sự phòng
Báo Chí, thay thế Trung tá Châu Quan Sỹ. Ông Sỹ thuyên chuyển đi đâu tôi không
rõ. Nghe nói ông có bà con với bà Thiệu. Trước khi rời phòng Báo Chí, ông
được truy tặng một Chương Mỹ Bội Tinh
của Tổng Thống.
Cuối tháng 3-75, tôi và Nguyễn Việt Chước, anh bạn cùng khóa
Sĩ Quan Thủ Đức biệt phái về Phủ, nhận Nghị định thăng cấp Chánh Sự Vụ, theo
ngạch hành chánh, thay vì lên Đại úy, phải do Tổng Thống ký, phải chờ đợi và
khó khăn. Trước đó Bộ Tổng Tham Mưu đã có thông tư quy định những sĩ quan biệt
phái về hành chánh phải dừng lại ở cấp bậc Trung úy. Nghị định thăng cấp này
(và riêng tôi cũng có một Chương Mỹ Bội Tinh) sẽ công bố vào ngày 5 -5 - 75, ngày
thành lập Phủ Đặc Ủy, nhưng vào ngày đó tất cả chúng tôi thay vì nhận nghị định
thăng thưởng thì phải đến trình diện Việt Cộng.
**
Trước khi rời tòa soạn tôi đã nhận phụ trách mục THƠ và mục
Chuyện
Phiếm. Sau đó tờ báo mở thêm trang Dịch Thuật, Văn Hóa Xã
Hội, thù lao 100 ngàn cho trang báo, mỗi người 25 ngàn, trong khi lương Trung
úy với phụ cấp chức vụ, phụ cấp đắt đỏ tôi chỉ lãnh hơn 32 ngàn/tháng. Anh chủ
nhiệm mời tôi, bốn người chia nhau viết. Sau mấy tháng vừa viết báo, vừa dạy
học, vừa làm việc tại cơ quan, tôi dần dần thấm mệt, bèn xin anh chủ nhiệm tìm
người thay thế tôi trong trang dịch thuật và mục Chuyện Phiếm. Anh chủ nhiệm
nói với tôi rằng, khi tôi rời tòa soạn là đã xa nhau, có khi một hai tháng
không gặp lại. Trang báo là nơi để anh em hàng tuần gặp nhau (nộp bài và lãnh
lương, ra quán ngồi “lai rai” với nhau. Ngày nào kẹt quá anh ấy sẽ viết giùm
tôi. Nể bạn, tôi tiếp tục cố gắng cho đến ngày tòa soạn bị... giải phóng.
Quật Cường là tờ báo của chính quyền, nhưng không có Tổng Biên Tập quyền hành ghê gớm như báo
Nhân Dân của Hà Nội. Cũng có một “Giám đốc chính trị” ở cách xa tòa soạn, quyền
hành trên chủ bút, cử một “phụ tá chính trị” ngồi ở tòa báo làm việc với Ban
Biên tập. Cùng là anh em với nhau nên rất thoải mái. Tôi nói “Giám đốc chính
trị”, nhưng thật ra không hề có danh xưng này và chỉ vài ba người trong tòa
soạn biết có “nhân vật” này thôi. Khi có một vấn đề thời sự nóng bỏng nào đó,
chính quyền cần lên tiếng, thỉnh thoảng nhân vật này kêu tôi viết bài xã luận
cho tờ báo. Chẳng hạn khi chính phủ VNCH tố cáo Hoàng thân Sihanouk cho Hà Nội
sử dụng lãnh thổ Cambode chuyển quân và vũ khí vào miền Nam VN, Sihanouk chối
và còn tố ngược VNCH xâm phạm chủ quyền Cambode, Tổng Thống Charlles de Gaulle
và thủ tướng Pháp Pompidou
lên tiếng bênh vực Cambode, tôi được yêu cầu viết một bài xã
luận cho đề tài này. Môt lần khác, TT Nguyễn Văn Thiệu trên đường từ Hoa Kỳ về
ghé châu Âu, muốn yết kiến thủ tướng Đức nhưng ông Willy Brandt không tiếp, tôi
lại được chỉ định viết bài xã luận “có thái độ” với thủ tướng Đức Willy
Brandt.
Mục chuyện phiếm khiến tôi mất nhiều thì giờ và nhức đầu hơn
cả, vì mỗi tuần lễ phải có một đề tài cho một bài trên trang báo cuối tuần. Đề
tài cạn, sức viết chẳng dồi dào bao nhiêu, thì giờ kín khít.
Niên học 1971-72 thể lệ thi Tú Tài thay đổi, bãi bỏ lối thi
concours, “kiểu Pháp”, áp dụng từ năm 1955-56, chuyển sang thi Test kiểu Mỹ, a,
b, c khoanh. Tôi vớ đề tài này viết liền ba kỳ “Than ôi Tú Tài”! Trước đó các kỳ thi Tú Tài I và Tú Tài II,
còn gọi là Tú Tài Toàn Phần thật là căng. Thí sinh vừa thi vừa run. Có đậu Tú
Tài I (lớp đệ Nhị) mới được lên lớp Đệ Nhất, có đậu Tú Tài II mới được vào đại
học. Rớt Tú Tài Một đi Trung sĩ, đậu Tú Tài Một đi Sĩ Quan. Dân gian ngày đó có
câu ca dao:
“Rớt Tú Tài anh đi Trung Sĩ/ Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con /Mai
kia yên nước yên non/ Anh về anh có Mỹ con anh bồng”.
Ngày đó đậu thi viết Tú tài II xong còn phải qua cửa ải thi
vấn đáp. Thi vấn đáp, mặc sức Giám Khảo muốn hỏi gì thì hỏi. Khi vui, trông mặt
thí sinh dễ coi thì cho đậu, trả lời câu được, câu
mất, lại trông “khó ưa” thì... “em về thi lại kỳ sau”, kỳ
sau “ao” nữa thì vào Thủ Đức, thế nào cũng ra trường, mang lon Chuẩn Úy, rồi
Thiếu Úy, rồi biết đâu lên vù vù, xui xẻo, đến số thì... “Tổ Quốc Ghi Ơn”!
Thi theo kiểu Mỹ a, b, c khoanh, nếu có học, có “gạo bài”
thì trong ba câu có một câu đúng, dễ dàng cho thí sinh nhận biết. Chẳng phải
làm nguyên một bài luận văn dài, giải một bài toán kèm theo chín mười câu hỏi
nữa. Mà có khi, đề thi là những câu đố, thử sức thông minh của học sinh chứ
không phải kiểm tra học lực. Ngày tôi thi Tú Tài II ban Toán, phòng tôi chỉ có
5/35 thí sinh trúng tuyển. Đó là lý do tôi “bất mãn” với concours và “phân bì”
với abc khoanh. Nhưng rồi chính tôi cũng đã soạn đề thi Tú Tài I a,b,c cho học
sinh lớp luyện thi tôi phụ trách.
Một trong số 5/35 thí sinh trúng tuyển nói trên là bạn học
cùng lớp với tôi, kết quả “oanh liệt” đúng như tên cha mẹ anh đặt cho: Liêu
Sanh Oanh Liệt, đậu hạng ưu, được học bổng du học Hoa Kỳ, sau là Giáo Sư tại
đại học Havard. Cuối tháng Tư/ 75 anh về
Sài Gòn đưa mẹ và em gái di tản thì bị kẹt lại, bị bắt đi tù, vì ở Mỹ về “phải
là CIA”. Người bạn dạy cùng Phan Sào Nam với tôi, không bị đi cải tạo
cho tôi biết Liêu Sanh Oanh Liệt chết trong tù !!
**
Sau mục “Than ôi Tú Tài”, tôi men sang đề tài thời sự đang
rất sôi nổi trên làng báo và trong dư luận lúc đó, khi BS Hà Thúc Nhơn tử thủ
tại bệnh viện Nha Trang chống tham nhũng, và BS Phạm Văn Lương tuyệt thực trước
thềm tòa nhà Quốc Hội đòi điều tra tham nhũng,
tôi viết hai bài phiếm
“Tham Nhũng, Ông Ở Đâu?”, đưa ra tòa soạn trao cho người “phụ tá chính trị”.
Anh này cầm lên thấy cái tựa hơi... lạ, đọc khoảng nửa trang thì nhìn tôi ra vẻ
ngạc nhiên, cất triếng hỏi: - Anh viết bài này
cho ai? Cho báo nào? Anh muốn tôi và anh cùng đi ra khỏi đây
à. Tôi nói, cả làng báo đang ầm lên chuyện này. Mình không có tiếng nói chẳng
hóa ra đồng lõa. Vả lại, chuyện phiếm thôi mà! Tôi có kể tội ai đâu. Anh ta dịu
giọng thân mật, “thôi bỏ đi”, rồi kêu tôi ra quán uống cà phê, tôi từ chối vì
phải vào cơ quan.
Ngày BS Lương tuyệt thực, lại chính anh “phụ tá chính trị”
này tại Quật Cường gợi ý, chắc không phải là đùa, rủ tôi và anh chủ nhiệm, ba
người cùng ra tuyệt thực hỗ trợ BS Phạm Văn Lương. Bàn đi tính lại, đưa ra cái
giá phải trả (cho việc làm bốc đồng bậy bạ ấy) cả ba im lặng giải tán.
Rất may, ngày đó tuổi trẻ bồng bột, nhưng không quá nông
nổi, nếu không hậu quả sẽ là, giá thấp nhất, ra vùng giới tuyến ôm súng canh
chừng Việt cộng, hoặc ra trước vành móng ngựa Tòa Án Quân Sự Biệt Khu Thủ đô...
Thật ra, ngày đó chúng tôi không thấy “ông tham nhũng” ở đâu
cả. Thỉnh thoảng gặp một anh tài xế xe Lam giúi mấy chục bạc vào tay một Cảnh
sát kiểm soát lưu thông, tuy khó chịu, tôi nghĩ “làm thế ấy thì mất lòng dân
lắm”, nhưng lại nghĩ là chuyện nhỏ và thông cảm, họ túng thiếu.
Bốn mươi năm sau, nhìn hiện trạng tham nhũng có hệ thống,
thành quốc sách của đảng CSVN thì phải khẳng định chế độ VNCH quá trong sạch.
**
Tôi không nhớ chính xác năm tháng khi tôi làm bài thơ đầu
tiên vào năm nào, nhưng có thể vào thời mười
lăm, mười sáu, khi bắt đầu biết liếc trộm những cô nữ sinh cùng lớp và
khi tan trường về đã biết lẽo đẽo theo sau, dù
hãy còn rất nhút nhát. Những bài thơ làm lúc ấy, bây giờ nếu
còn, đọc lại chắc ngây ngô lắm.
Năm 1960 - 61, tôi đã có thơ đăng báo tường. Thơ vào độ tuổi
lúc bấy giờ là thơ tình. Tình yêu học trò, đầy chất lãng mạn. Tình yêu như hạt
sương lơ lửng trên những đài hoa, “thánh thiện”, thanh khiết. Chỉ một cái tình
cờ chạm tay là hai luồng âm dương giao thoa xúc cảm, tựa hồ như chạm khẽ vào
một sợi giây đàn. Năm 1964 - 65 tôi đã có thơ gởi đăng ở nhiều báo... Từø năm
1967 đến năm 1974 tôi đã có ba tập thơ viết, in... để mà chơi.
Có hai bài thơ tình sớm nhất tôi còn giữ được, bài “Lời Cảm
Tạ Một Tình Yêu”, sáng tác năm 1962 cho một “mối tình” học trò, một thời mơ
mộng. Năm năm sau tôi làm bài thơ thứ hai cho “cuộc tình” ấy, bài “Chạnh Niềm
Yêu Dấu”. Bài thơ này đã được Nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc trong một album phát
hành ở Singapore
vào năm 1997 hay 98...
Tôi sẽ in hai bài thơ này vào chương sáng tác như để cắm vài
bông hoa, thêm chút tươi mát giữa một cánh đồng không mấy bóng râm trong tuyển
tập này. Hai bài thơ có âm điệu buồn như hai câu thơ tiếng Anh diễn tả:
Love is a garden full of flowers
Nobody enters without falling his tears!
Trường Tình là cánh đồng hoa
Ai đi qua đó chẳng sa lệ sầu!
Sau cuộc đổi đời, tôi cùng đoàn quân rã ngũ lê thân qua các
trại tù cải tạo, trả nợ quỷ thần từ Nam Ra Bắc. Trong tám năm lao động khổ sai,
cái chết luôn luôn rập rình đó, tôi vẫn bám
lấy ngòi bút “làm thơ chui”, giấu diếm, cất giữ trong
đầu. Nhờ đó, ra khỏi tù, ra hải ngoại
tôi in tập thơ “Tiếng Hờn Chiến Mã” 1996, tái bản năm 2002, với hai thi phẩm
khác: “Về Lối Đi Xưa” 1999 và “Tiếng Hót Loài Chim Di” 2003.
Sang Mỹ chưa được bao lâu, tôi sinh hoạt với Thi Đàn Lạc
Việt của nhà thơ Dương Huệ Anh, biên tập, viết tựa tuyển tập “Một Phía Trời
Thơ” 1995, cộng tác với tờ Dân Ta bên Texas, làm chủ bút tờ Độc Lập ở bang
Georgia. Gửi bài và cộng tác với các báo Chánh Đạo của GS Nguyên Trung, Việt
Nam nhật báo, Sài Gòn Nhỏ, rồi cộng tác lâu dài với Thời Báo, trang Văn Học
Nghệ Thuật Cội Nguồn của nhà báo Vũ Bình Nghi ở California từ năm 1998 đến
2015, khi tờ báo tự đình bản; đồng thời sinh hoạt với CSTV Cội Nguồn và tạp chí
Nguồn cho tới hôm nay.
HAI.
ĐẶT TÊN ĐỨA CON TINH THẦN
Đặt tựa cho một bài viết, đặt tên cho một tác phẩm, có khi
cũng là một điều trăn trở. Tập Bút Ký Tự Truyện Nửa Thế Kỷ Việt Nam
khi đến tay bạn đọc, có mấy nhận xét về tựa đề quyển sách. Một cựu Luật sư/ nhà
văn, khi nhận quyển sách tôi ký tặng, ông buột miệng: “Nửa Thế Kỷ Việt Nam mà chỉ có
bằng này thôi à”! Nhưng sau khi đọc, trong một bài nhận định tác phẩm, ông đã
nêu ra một số ý kiến tích cực: “Nửa Thế kỷ Việt Nam” của tác giả Song Nhị rõ
rệt là một đóng góp rất giá trị cho những ai muốn tìm hiểu về cái thời đại
nhiễu nhương của dân tộc chúng ta trong suốt nửa thế kỷ qua.... tác giả đã cống
hiến cho bạn đọc một tác phẩm biên soạn rất công
phu, gọn gàng chu đáo, mà lại hết sức trung thực...”.
Và một nhà thơ, thân hữu lâu năm trong sinh hoạt Cội Nguồn,
sau khi nhận được quyển sách tôi gửi tặng đã viết thư gửi cho tôi qua bưu điện,
với nhận xét (khi chưa đọc) mà cho rằng cái tựa “rộng lớn quá, to tát quá
...”, nhưng sau khi đọc một hai chương
đầu, nhà thơ này đã viết cho tôi ý kiến nhận định:
“.... Chương đoạn này như tôi đã nói, chỉ mới là phần dạo
đầu của một nhạc khúc đại bi thiết của “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” đã hấp dẫn đến
vậy, trung thực đến vậy, còn nói chi đến toàn bộ tác phẩm... Tôi tin chắc đây
là một pho tài liệu hiếm, quý, có giá trị vĩnh cửu sẽ giúp các nhà viết sử và
và các thế hệ mai hậu thật nhiều..”.
Tôi suy nghĩ và dè dặt khi đặt tên
cho quyển sách này: “Năm Mươi Năm Cầm Bút”, tựa đề có “rộng
lớn quá, to tát quá...” không?.
Đặt tựa cho một tác phẩm, có những tác giả căn cứ vào nội
dung, hay dựa vào một sự kiện, một biến cố đáng nhớ – Nhã Ca/ Giải Khăn Sô Cho
Huế. Có tác giả lấy một giai đoạn lịch sử làm dấu mốc: “Bên giòng Lịch Sử”
1940-1965/ LM Cao Văn Luận. Có tác giả nhằm bày tỏ tâm tư của chính mình: Nguyễn
Mạnh Côn/ “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”. Cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương đặt tựa cho
một tập hồi ức: “Ta
Đã Làm Chi Đời Ta” v.v...
Năm 2010, trên một tấm poster do một nhóm Sinh viên đại học
San Francisco thực hiện, nhằm quảng bá cho buổi RMS quyển Nửa Thế Kỷ Việt Nam
tại San Jose, có ghi dòng chữ: “Celebrating 45 years of Song Nhi’s Writing
Career”. Chính chi tiết này đã là
cảm hứng cho tôi lấy tựa đề “Năm Mươi Năm Cầm Bút”.
Tôi nghĩ, cầm bút cũng như người nông dân cầm cày, người thợ
nề cầm bai, người họa sĩ cầm cọ, tất cả để nói lên công việc làm của mỗi ngành
nghề.
Cầm bút là việc làm của một nhà văn. Thực ra, khi viết, tôi
không có ý nghĩ viết để trở thành nhà văn, hay để được người ta gọi mình như
thế. Tôi không sống bằng nghề viết văn. Tôi viết văn, làm thơ như một nhu cầu
tiêu khiển, do sự thôi thúc từ những sự việc luẩn quẩn trải qua trong đời, muốn
được nói ra, viết ra.
Trong tác phẩm này có những bài viết từ năm 1965 còn tìm lại
được. Phần lớn bài viết trước năm 1975, sau cuộc biển dâu 30 tháng Tư đã hoàn toàn bị thất lạc.
Tôi không muốn và cũng không thể kể ra hết được quá trình
viết lách từ năm 1965 đến nay. Ngoài ba tập thơ trước năm 1975, với ba tập thơ
tại hải ngoại và ba tác phẩm: Lưu Dân Thi Thoại (biên khảo, viết chung với nhà
văn Diên Nghị), quyển Nửa Thế Kỷ Việt Nam và
mới đây là quyển Lời Rao Giảng Của Thơ... thì đây là quyển
văn thứ tư, gồm những bài tôi gom góp được in thành sách như một tặng phẩm tinh
thần cho.... chính mình và cho những độc giả yêu mến văn chương chữ nghĩa.
Nội dung tác phẩm này là ký ức và kỷ niệm, cho nên, trước
khi đi vào các chương đoạn, tôi quyết định mở đầu với những bài trao đổi, qua
các cuộc phỏng vấn liên quan đến những tham dự của chính mình trên những chặng
đường đi qua. Trước nhất là bài phỏng vấn của Sinh Viên Julie Hoài Hương Phạm
về chiến tranh Việt Nam
cho luận án sử
học của cô. Julie Phạm sau khi tốt nghiệp là GS Sử học tại
đại học Berkeley.
Nhân đây tôi xin cáo lỗi với các văn nghệ sĩ từng dành cho
tôi những cuộc bút vấn và phỏng vấn thu âm, mà nay không còn lưu giữ được để
ghi lại: Bài trả lời phỏng vấn của Nhà văn Diệu Tần trên Việt Nam Nhật báo năm
1996, hai chương trình giới thiệu thơ Song Nhị Tiếng Hờn Chiến Mã và Về Lối Đi
Xưa trên đài VOA năm 2004, và các cuộc phỏng vấn của Radio VN Hải Ngoại, đài
phát thanh Việt Nam, Texas, những cuộc phỏng vấn của SBTN, của hệ thống Quê
Hương Media, San Jose.
Có 78 kỳ đọc truyện, giới thiệu tác phẩm Nửa Thế Kỷ Việt Nam do cô Đoan
Trang, Giám đốc hệ thống truyền thông (TV/Radio) Quê Hương đọc là tài liệu quý
tôi còn lưu giữ. Nhân đây xin được gởi lời cảm ơn tới cô Đoan Trang...
Sau cùng, khi nhớ lại biến cố tai ương 30- 4- 1975, sau một
cuộc đổi đời thê thảm, tàn bạo ập xuống thân phận hàng triệu con người, trong
số có mình, không thể ngờ 40 năm sau tôi còn hiện diện bên cạnh ấn phẩm văn
chương này. Đó là điều tôi lấy làm hài lòng với số mệnh, sau những chặng đời,
cho một lần để sống và cho một lần để chết.
Song Nhị/ 10-2015
-------------
(*) Nhóm “Nồi Niêu Soong Chảo” trên nhật báo Hòa Bình của LM
Trần Du, một thời làm nổ đình nổi đám tại Sài Gòn. Năm 1972 được móc nối về
cộng tác với báo chính quyền.
==