Tuesday, November 24, 2015

DIỄN VĂN TƯỜNG TRÌNH 20 NĂM VĂN HỌC CỘI NGUỒN




SONG NHỊ


Kính Thưa quý vị,
Thưa quý bạn

Thay mặt ban Điều hành Cội Nguồn và ban Biên tập tạp chí Nguồn, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hiện diện quý báu của qúy liệt vị đã đến chung vui trong ngày hội kỷ niệm 20 năm Văn Học của CSTV Cội Nguồn.

Hồi tưởng lại 40 năm về trước, ngày miền Nam bị CS thôn tính và thống trị, qúy vị cũng như anh em chúng tôi đã phải trải qua một cuộc đổi đời vô cùng khốc liệt. Lớp lớp quân cán chính lâm cảnh tù đày, người dân ngoài xã hội sống lao đao dưới sự hà khắc bởi một chế độ chuyên chế, bạo lực, áp bức và tước đoạt.

Sau cuộc vượt thoát ồ ạt đi tìm tự do của thuyền nhân, tiếp theo, đầu thập niên 90s, chúng tôi đến đây qua Chiến dịch nhân đạo (Humanitarian Operation) của chính phủ Mỹ, với tên gọi H.O. 

Hai mươi năm đó đã hình thành một cộng đồng Viêt Nam Hải ngoại và sau 20 năm đó, năm 1995 chúng tôi đã ngồi lại với nhau, Cội Nguồn đã hình thành vóc dáng do các sáng lập viên Song Nhị, Cung Diễm, Duy Năng, Hà Ly Mạc và Diên Nghị.

Tác phẩm ấn hành đầu tiên của Cội Nguồn là tuyển tập thơ Gởi Người Dưới Trăng (GNDT), quy tụ 20 tác giả từ Vi Khuê, Tuệ Nga, Tô Thùy Yên, Hà Thượng Nhân đến các nhà thơ quen thuộc khác.

Tháng Tư, năm 1995, đồng thời với việc ấn hành và ra mắt thi phẩm GNDT, chúng tôi đã nhận lời bảo trợ chương trình văn nghệ của hội SV Việt Nam đại học Berkeley. Nghệ sĩ Kiều Loan phụ trách phần văn nghệ và chúng tôi viết cho nội dung vở kịch thơ Huyền Trân, với bài biên khảo “Công chúa Huyền Trân trong Hành Trình Đại Việt”. Trong buổi văn nghệ Berkeley, chúng tôi đã được ban tổ chức cảm ơn nhiệt liệt, đó là bước đầu tiên đi vào sinh họat thi ca của CSTV CN.

Hai mươi năm, Cội Nguồn bước qua hai thế kỷ, đã trưởng thành trong 5 năm cuối của thế kỷ 20 và vững vàng đi tiếp 15 năm đầu thế kỷ 21.
20 năm có thuận lợi, có khó khăn, thậm chí sóng gió. Nhóm điều hành chúng tôi, với mục tiêu và ý hướng khẳng định dùng ngòi bút tiếp tục cuộc chiến đấu cho lý tưởng quốc Gia, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, tập thể thành viên Cội Nguồn đã vững tay chèo, gạt bỏ mọi thị phi, vượt qua mọi trở ngại để tiếp tục con đường đã vạch.

20 năm Cội Nguồn đã đón tiếp khoảng 200 văn nghệ sĩ đến từ các nước tham gia sinh hoạt dưới hình thức này, hay hình thức khác. Có những văn nghệ sĩ đến từ châu Âu như Giáo sư Vũ ký từ Bỉ, nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nhà thơ Đỗ Bình, BS Phan Khắc Tường và phu nhân bà Trần Bạch Sương, nữ ca sĩ/ nhà thơ Đỗ Quyên, nhà văn Nguyễn Thùy, BS Trần Đại Sỹ, BS Phương Du Phạm Bá Hậu từ Paris;
Từ Úc có BS nhà văn Lâm Kim Loan.
Từ Canada có các nhà văn Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh.
Và từ trong nước có các nhà thơ Hoàng Cầm, Trần Tuấn Kiệt, Hoàng Vũ Đông Sơn, Hoàng Hương Trang, nhà văn Hàm Anh, nhà nghiên cứu sử Vương Đàm, họa sĩ Phạm Cung, họa sĩ Đằng Giao. 

Tại Hoa kỳ, đông đảo các văn nghệ sĩ ở hầu hết các tiểu bang đều tham gia sinh hoạt với Cội Nguồn và liên tục cộng tác đóng góp bài vở cho tạp chí Nguồn.
Về lãnh vực in ấn và xuất bản, sau tuyển tập thơ GNDT, Cội Nguồn đã ấn hành các tuyển tập thơ văn:  Một thời Lưu Lạc, Đường Xuôi Nẻo Ngược, Tuyển tập văn Những điều Trông Thấy, tập thơ song ngữ Sự Im Lặng Của Ngày Hôm Qua - The Silence of Yesterday.
Song song với các tuyển tập, CN đã đứng tên xuất bản 59 tác phẩm thơ văn, biên khảo, hồi ký cho các tác giả từ trong nước và hải ngoại. 

Bên cạnh đó Cội Nguồn đã liên tục bảo trợ, tổ chức các buổi RMS gới thiệu các tác phẩm của nhiều tác giả từ trong nước như Văn Quang, Vũ Lưu Xuân, từ Pháp như nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nhà thơ Bích Xuân, GS Vũ Ký, Từ Úc, tác giả Ngô Quốc Dũng với cuốn Biên giới Việt Trung và cuốn Tự điển Pháp luật của ông Lê Đình Hồ.  

Cội Nguồn cũng đã tiếp đón một số tác giả đến từ các nước, tổ chức và bảo trợ những buổi “RMS” cho nhiều tác giả tại Hoa Kỳ, tiêu biểu như cuốn Nguyễn Khoa Nam do Hội Phát Huy Văn Hóa VN ấn hành, cuốn Dòng Họ Ngô Đình - Ước Mơ Chưa Đạt của Nguyễn Văn Minh, cuốn Ngã Tư Hoàng Hôn của Văn Quang, cuốn Cung Oán Ngâm Khúc (bản dịch và chú thích của GS Nguyễn Ngọc Bích...) và các tác giả khác như Duy Năng, Hồ Mộng Thiệp, Cao Mỵ Nhân, Sương Mai, Phong Thu, Hương Giang, Cao Nguyên, v.v.

Ngoài ra, từ những bài viết tản mạn cho báo chí, đặc san, Cội Nguồn đã được giao phụ trách trang Văn học Nghệ thuật hàng tuần trên Việt Nam Thời Báo của chủ nhiệm Vũ Bình Nghi từ năm 1998 đến năm 2015, khi tờ báo tự đình bản.

Sau thời gian 9 năm hoạt động với các thành tựu vừa kể, năm 2004, CSTV Cội Nguồn được Liên bang và tiểu bang California cấp quy chế Non Profit - Bất Vụ Lợi.  Cùng thời gian này chúng tôi ấn hành tạp chí NGUỒN. 

- Nguồn là diễn đàn của những người cầm bút quốc gia kiên định lập trường, chính kiến, dùng ngòi bút để bảo vệ và phát huy lý tưởng của người Việt làm văn học nghệ thuật tại hải ngoại.
- Nguồn là nơi quy tụ những sáng tác văn, thơ, truyện, những bài lý luận, nhận định, phê bình, văn học nghệ thuật đáp ứng mọi lứa tuổi. 
Tạp chí Nguồn, ngay từ Số Một đã được Thư viện đại học Cornell, New York và thư Viện Salt Lake City, tiểu bang Utah là “độc giả” dài hạn ngay từ số Một.

Nguồn cũng đã được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ đặt mua trọn bộ (từ số 1 đến số 50) để đưa vào văn Khố Sưu Tầm Và Lưu Trữ Các Tác Phẩm Văn Học khu vực Đông Nam Á, cùng với trên 20 tác phẩm do Cội Nguồn xuất bản, đã có trong văn khố thư viện này từ nhiều năm trước. Đồng thời Tạp chí Nguồn (kể từ số 1) cũng đã được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ cấp số lưu ký thư mục (tiêu chuẩn quốc tế) ISSN 2157-6440.

Trong năm 2014, thư viện đại học Bắc Illinois đã đặt mua trọn bộ 56 số Nguồn cùng tất cả các tác phẩm do Cội Nguồn XB. 

Lát nữa đây NGUỒN số 56 là quà tặng BTC sẽ trao đến tận tay quý vị. Ước mong của chúng tôi là được quý vị tiếp tục đón đọc các số kế tiếp, ấn hành định kỳ mỗi năm 4 số kể từ Nguồn 57, tháng 1/ 2016. 

Kính thưa quý vị,

- 40 năm đất nước đã thống nhất, nhưng tình tự dân tộc vẫn chia cắt, phân ly. 40 năm, một nháy mắt của lich sử, nhưng 40 năm là một nửa đời người. 40 năm cộng đồng Việt Nam lưu cư tỵ nạn với dân số xấp xỉ ba triệu người, đã đủ trưởng thành mà nhìn lại ngày bỏ nước ra đi, trốn thoát chủ nghĩa độc tài phi nhân bản, không ai mang theo hận thù, không ai mang theo của cải, thậm chí ra đi với hai bàn tay trắng, với một bộ quần áo trên người. Nhưng hành trang quý giá mà mỗi người mang theo là ngôn ngữ Việt cùng tình yêu quê hương và tình tự dân tộc,

- 40 năm, gần một nửa đời người thì 20 năm cũng là một thời gian không ngắn trong bước đầu cuộc sống ngỡ ngàng xa lạ, đầy khó khăn của tất cả chúng ta, trong đó có anh em chúng tôi, những người vừa thoát khỏi lao tù CS đến hội nhập và ngồi lại với nhau trong sinh hoạt thơ văn Cội Nguồn.

Với sự quan tâm sốt sắng yểm trợ tinh thần cũng như vật chất của các ân nhân, của các tác giả, bạn đọc và thân hữu, nhờ đó chúng tôi có được những thành tựu hôm nay, thành tựu này là di sản khiêm nhường không riêng của chúng tôi mà là của tập thể người Việt tha hương tỵ nạn.

Sau hết, nhân danh là người sáng lập và điều hành CSTV Cội Nguồn trong 20 năm qua, chúng tôi xin công bố, kể từ Nguồn số 57 đầu năm 2016, nhà báo Lê Văn Hải sẽ đảm nhận vai trò Chủ nhiệm, đồng thời là người Điều Hành CSTV Cội Nguồn, với một Ban Biên Tập và Ban Điều Hành có thêm hai nhân sự mới là nhà thơ Tiểu Muọâi và nhà thơ Hùng Vĩnh Phước. Mọi Sinh hoạt và các phần vụ của các thành viên cũ không thay đổi. Cá nhân chúng tôi vẫn đảm nhận vai trò Chủ bút.    

Thay mặt Ban điều hành CSTV Cội Nguồn và nhóm chủ trương biên tâp tạp chí Nguồn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hiện diện cùng  những yểm trợ quý báu của toàn thể quý liệt vị.

Trân trọng

Song Nhị
San Jose, ngày 1/11/2015)

DIễN VĂN TạI Dạ TIệC KỶ NIỆM 20 NĂM VĂN HỌC CỘI NGUỒN




NGUYỄN TRỌNG NHO


Ngày 1 tháng 11 năm 2015 CSTV Cội Nguồn tổ chức dạ tiệc mừng 20 năm sinh hoạt tại nhà hàng Phú Lâm, San Jose.  Buổi dạ tiệc có sự tham dự của   đông đảo các văn - thi - nhạc sĩ tại San Jose và vùng phụ cận. Tham dự buổi tiệc có Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, nhiều sĩ quan QLVNCH các cấp, cựu Dân Biểu Phan Thiệp, Nghị viên Nguyễn Tâm, cựu Phó Thị trưởng Madison Nguyễn, cùng các hội đoàn, và truyền thông báo chí... 

Nhận lời mời của Ban điều hành CSTV Cội Nguồn Chánh Án Nguyễn Trọng Nho đã có bài phát biểu với cử tọa trong buổi dạ tiệc. Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ông Chánh Án.

Kính thưa quí vị tướng lãnh, Quí vị dân cử và toàn thể quí vị quan khách.
Kính thưa qúi văn thi sĩ chủ trương nhóm Cội Nguồn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn văn thi sĩ Song Nhị và GS Lê Đình Cai đã gửi giấy mời tôi và nhà tôi tới đây hôm nay để tham dự buổi họp mặt mừng 20 năm sinh hoạt của nhóm Cội Nguồn (CN). Tôi đã được quen biết và sinh hoạt chung với GS Lê Đình Cai từ những năm 1963. GS Lê Đình Cai là một trong những thành viên trẻ cốt cán của một đảng chính trị quốc gia có thành tích hoạt động lâu dài khởi đi từ Đảng trưởng Trương Tử Anh với lý thuyết chính trị sắc bén và vững chãi đủ sức bẻ gẫy được các lý luận ngọai lai vong bản, kể cả lý thuyết cộng sản. 

Là những người trẻ tuổi cùng thế hệ, cùng bị lôi cuốn vào trong giông bão của lịch sử, cùng nuôi một ao ước chung xây dựng một thể chế chính trị mà tự do, công lý và quyền bình đẳng trước pháp luật phải được coi như lý tưởng của mọi người, một thể chế chính trị không dựa trên cá nhân thần thánh, không dựa trên một phe nhóm đặc quyền, nhưng dựa trên ao ước của toàn dân, để làm nên một xã hội vững mạnh đủ sức thắp sáng lòng yêu nước, xây dựng tinh thần đoàn kết của toàn dân.

Chúng tôi hiểu rằng chỉ có một thể chế dựa trên sự cai trị bằng tinh thần đoàn kết của toàn dân, lấy dân làm nền tảng, lấy dân làm cứu cánh cho tất cả mọi hoạt động của công quyền, mới tạo thành một sức mạnh kiên cường để ngăn chặn hữu hiệu âm mưu xâm lược của CS.

Tôi cũng có vinh dự được phục vụ cùng đơn vị với Trung Tá Dương Diên Nghị, một người chiến sĩ của tư tưởng. Ông là nòng cốt cho sinh hoạt tâm lý chiến và tinh thần binh sĩ của Quân đoàn II trong nhiều năm. Ngay khi trình diện đơn vị trưởng và được gặp Trung Tá Dương Diên Nghị tôi đã thấy thật cảm mến cái phong thái vừa phong sương của người chiến sĩ trong vùng đất đầy bụi đỏ, với gió lạnh mưa mùa của Pleiku, lại vừa toát ra cái thóang đạt tao nhã của một thi nhân. Ông là biểu tượng cho những người làm văn hóa dấn thân phục vụ trong quân đội VNCH chúng ta thời đó. Năm 1967 tôi rời Pleiku về Saigon tranh cử. Hai tuần lễ sau khi đắc cử dân biểu đơn vị I tại Saigon, tôi trở lại Quân đoàn II để thăm viếng bộ tư lệnh Quân đoàn và các đồng đội của tôi trong quân ngũ và được gặp lại Trung Tá Dương Diên Nghị. Từ đó tôi vẫn hỏi thăm về Ông luôn. Những mãi tới hôm nay tôi mới được gặp lại.  Cũng vẫn con người đó, con người của thi ca và văn học, con người đã chịu bao đắng cây trong trại tù cộng sản sau 1975. Thật là một niềm vui lớn khi được biết ông cũng là một trong những cột trụ của nhóm Cội Nguồn đang tiếp tục đem tài năng đóng góp vào việc xây dựng và bảo tồn văn hóa Việt Nam cùng với anh em trong nhóm Cội Nguồn. 

Cho phép tôi được gửi đến nhà văn Song Nhị (SN), con chim đầu đàn của Cội Nguồn, lòng cảm mến của chúng tôi.  Tôi được nghe nhiều về Anh. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi được gặp Anh. Xin cảm ơn Anh đã cho tôi vinh dự được tham dự một sinh hoạt đầy ý nghĩa đêm nay.

Cho tôi xin lỗi trước cùng quí vị tướng lãnh, quí vị dân cử và toàn thể quan khách là tôi sẽ phải ra phi trường để đáp chuyến bay chót South-West rời San Jose lúc 9 giờ đêm nay về lại quận Cam vì sáng mai, thứ hai, tôi sẽ phải tiếp tục phiên xử án với bồi thẩm đoàn có mặt tại tòa án đúng lúc 8:30. Dù tôi đã về hưu những vì nhu cầu của tòa án nên tôi đã được kêu trở lại làm việc xử án như trước kia. 

Nhà tôi, Phạm Vân Bằng và tôi rất buồn là sẽ không được ở lại suốt buổi dạ tiệc thật ý nghĩa này để hàn huyên cùng tất cả quí vị. Mong quí vị tha lỗi cho chúng tôi.

Kính thưa toàn thể quí vị. 
Hôm nay chúng ta gặp nhau để nhìn lại một chặng đường 20 năm của một sinh hoạt văn hóa của cộng đồng chúng ta.

20 năm nghe sao như thật lâu. Nhưng nhìn lại mình để thấy như là chỉ mới hôm qua đây. Cái vi diệu của cuộc sống đầy ý nghĩa đã làm cho thời gian mất đi ý nghĩa của nó. Chúng ta, tất cả chúng ta từ khi tới vùng đất tự do này, đều lăn xả vào cuộc sống, cố tìm cho mình một con đường phục vụ ý nghĩa nhất cho cuộc đời mình. Anh chị em trong văn đàn Cội Nguồn cũng thế. Khi chúng ta đem tâm huyết, năng lực mình ra làm việc thì thời gian có dài hay ngắn đã trở thành không quan trọng. Mục đích cuộc sống của chúng ta mới là cái thước để ghi lại những dấu mốc của cuộc đời. 

Cho nên dù tóc đã bạc, mắt đã mờ, chân đã mỏi, nhưng chúng ta nghĩ 20 năm như chỉ mới hôm qua. Và 20 năm tới sẽ cũng chỉ đến và qua đi như một chớp mắt khi chúng ta tiếp tục miệt mài trong những đóng góp cho cộng đồng và xã hội

Thế nhưng đêm nay chúng ta tụ họp nơi đây, không phải để sáng tác, hay để trải lòng mình trên những trang giấy giữa đêm khuya, viết ra những giòng thơ tuyệt tác về tâm tư cuả một người tù ngóng trông về một tương lai đầy u tối, nhưng không bao giờ mất niềm tin vào chiến tha'ng sau cùng của sự thật (Từ Giữa Ngục Tù - thơ SN Tiếng Hờn Chiến Mã, tr. 134); chúng ta cũng không nhắm mắt lại để tâm hồn bay bổng về quê hương và tưởng nhớ đến xóm làng, đến bà mẹ già đang mỏi mòn trông chờ con đang lao tù miền Việt Bắc. 

Đêm nay cả thời gian và sáng tác đều ngưng lại.  Chúng ta được các văn thi sĩ CN mời đến dự một bữa tiệc vui.  Hôm nay họ dừng bước để chúng ta được cùng họ nhìn lại cái thời gian đã qua. 

Chính hôm nay khi nhìn lại cùng với anh chị em trong CN về những gì đã xảy ra trong 20 năm CN, chúng ta chợt thấy thật rõ là 20 năm thật là dài, rất dài. Rất dài để mà thấy những nỗ lực, công trình đóng góp của các văn thi sĩ trong văn đàn CN thật đáng quí làm sao. Chúng ta nhìn lại để mà kinh ngạc về số lượng tác phẩm CN đã cung cấp cho đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt hải ngoại. Từ Tiếng Hờn Chiến Mã, Tiếng Hát Của Loài Chim Di, Lời Rao Giảng Của Thơ, Lưu Dân Thi Thoại trong số 59 tác phẩm đã được xuất bản bởi CN và 57 đặc san Cội Nguồn đều đặn được gửi đến độc giả trên khắp năm châu.

Nhìn lại 20 năm để mà thấy những cố gắng và thành quả của CN để chúng ta hôm nay có thể nói với anh chị em CN: “Chúng tôi xin cảm ơn anh chị em về những cố gắng vượt bực, về những đóng góp quí giá, về sự quên đi cái thời gian 20 năm mà các anh chị em đã mất trong cuộc đời của mỗi người. Xin cảm ơn anh chị em đã vượt thoát khỏi mọi khó khăn, bỏ quên mọi nhọc nhằn quá khứ, coi thường mọi chướng ngại trước mặt, tiếp tục tiến về phía trước với ngòi bút, với tâm tư, với tình yêu văn thơ, để cung cấp cho đời những tác phẩm rất giá trị.”

Kể từ khi có cuộc chiến tranh quốc cộng, những người yêu nước, những con người chỉ biết chí tình với tổ quốc, tận tụy với đồng bào và dân tộc đã bị chìm đắm trong những đau thương vô vàn. Bao nhiêu các chiến sĩ Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Cao Đài, Hòa Hảo, đã bị thực dân và cộng sản và những lực lượng phản bội dân tộc sát hại. Những người anh hùng, những con người yêu nước thương nòi này mãi mãi sẽ chỉ là những anh hùng tuyệt đối vô danh. Có ai còn nhắc nhớ đến những người này? Có ai còn nhớ đến gia đình họ? Có ai nhớ hay nghĩ đến những người mẹ đã mất đi những người con yêu dấu đã hy sinh trong những xung đột trải dài gần một thế kỷ trên quê hương ta? Sẽ có ai còn nhớ hay biết đến những tháng ngày tù tội tại trại Hoàng Liên Sơn? Có ai còn nhớ hay biết đến những đọa đày nhục nhằn thống khổ của những chiến sĩ VNCH năm này qua năm khác trong các trại cải tạo cộng sản?

Và khi mà tất cả vô tình hay cố ý quên đi hết, quên hết quá khứ đau thương, để như đã mặc nhiên chấp nhận những lộng ngôn, xảo ngữ chuyển đổi những đau thương tủi nhục, đàn áp, kỳ thị bất công của quá khứ trở thành những ân sủng, và gọi tù tội, lưu đầy, hành hạ là cải tạo giáo dục, lúc đó lịch sử đã bị viết lại, đã bị bôi bẩn.

Và khi chúng ta cúi đầu yên lặng, câm nín để cho lịch sử bị viết lại, bôi bẩn, tẩy xoá, chúng ta sẽ thực sự là những con người không có lịch sử nữa. Chúng ta sẽ chỉ là những sự hiện hữu vong thân, không cội nguồn.
Một tập thể con người, một dân tộc sẽ không có lịch sử khi thế hệ con em đuợc dạy dỗ để chấp nhận sự nói láo, sai trái về lịch sử để coi những sự nói láo, sai trái đó chính là lịch sử. Lúc đó thì tập thể con người hay dân tộc đó chỉ còn chờ ngày diệt vong. 

Trong suốt 40 năm qua một trong những mối lo lớn lao nhất của nhiều người là làm sao để bảo tồn những dữ kiện lịch sử trung thực cho lịch sử. Từ lịch sử trung thực với dữ kiện lịch sử, những thế hệ hiện tại và tương lai sẽ học hỏi về quá khứ, không phải để khơi dậy hay nuôi dưỡng thù hận, chia rẽ, nhưng là để có được những bài học quí giá để tránh khỏi những bước đi sai lầm của thế hệ đi trước, và để từ đó họ sẽ xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn quá khứ. Điều này chỉ có thể xảy ra được nếu lịch sử phải được viết ra trung thực với dữ kiện lịch sử.

Mối lo lắng đó ngày càng lớn lao hơn với sự trôi qua của thời gian và sự tận tụy và tích cực của những kẻ muốn phủ nhận lịch sử. 

Thế nhưng sau khi tôi được đọc các tác phẩm của CN, tôi cảm thấy có một niềm hy vọng nào đó lóe lên cho tương lai. Khi mải mê đọc những bài thơ trong Tiếng Hờn Chiến Mã như:
Tôi trèo lên đỉnh núi,
hai tay vươn mặt trời,
Rừng thân cây ngã gục,
Nước sông màu đỏ trôi

Bốn bề hoa cỏ úa,
bốn bề sương mù bay,
đất khô cằn sỏi đá,
khổ đau oằn đôi vai,

Tôi trèo lên đỉnh núi,
say sưa nhìn cuộc đời,
làm chứng nhân lịch sử
và nhận diện từng người. 

(trích “Người lên đỉnh núi” trang 147 THCM)

hay:
Ta so lại quá khứ hôm nay,
Như một lằn roi khắc nghiệt
Quất ngang lưng cuộc đời
Ta mang dấu ấn hãi hùng
từ tuổi ấu thơ
Bom đạn
đấu tranh
Ngục tù
khủng bố
(“Từ Giữa Ngục Tù”, trang 136 THCM)
và:

Hỡi trái tim
Đời đời máu đỏ
Đời đời là yêu thương
Sao cả trăm năm


Trên quê cha khốn khổ
trên đất mẹ nhục nhằn
Khổ đau và bội bạc...
(“Tiếng Hát Loài Chim Di” trong THCM tr. 88)

Đây không chỉ là những bài thơ diễn tả ý tình thật tuyệt vời trong cả khi xót xa và tuyệt vọng, làm rung động tâm hồn chúng ta. Nhưng đây là những giòng chữ viết lại những dữ kiện cần được ghi lại trung thực.

Tôi cũng đã được đọc qua “Nửa thế kỷ VN” trong đó có một phần ngắn SN viết về cuộc đấu tranh tàn khốc tai Saigon giữa thành đoàn sinh viên cộng sản và những người sinh viên quốc gia. Cuộc đấu tranh khốc liệt đó đã bắt đầu từ 1963-1964 khi tôi được cùng Lê Hữu Bôi, một người lãnh tụ tuyệt vời của Sinh Viên đảm trách lãnh đạo Tổng Hội Sinh Viên Saigon. Cộng sản đã thú nhận họ đã hoàn toàn thất bại trong thời gian này.
Thành đoàn sinh viên cộng sản chỉ thao túng được lực lượng sinh viên khi chúng tôi không còn trách nhiệm trong Tổng Hội Sinh Viên. Cuộc đấu tranh đó mà SN viết đến trong 50 năm lich sử giữa chúng tôi những người sinh viên quốc gia và sinh viên thành đoàn cộng sản rất tàn khốc và những người sinh viên quốc gia đã hoàn toàn cô đơn.
Hãy nghĩ lại việc Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã cho xe quân đội với còi hủ và lính có vũ trang bảo vệ sinh viên cộng sản Huỳnh Tấn Mẫm để thấy được sự cô đơn của những người sinh viên quốc gia lúc đó. Họ không phải chỉ bị hiểu lầm mà còn bị đánh phá bởi những người tự nhận là chống cộng. Thật ra thì những người quốc gia chân chính chỉ biết yêu nước lúc nào cũng cô đơn như vậy.

Rồi những trang viết về trại tù cải tạo, về con người, về tuyệt vọng, về tình yêu từ trong tù ngục, kể lại sự việc có thực đã xảy ra trong cuộc đời với thi nhân và văn sĩ là nạn nhân và chứng nhân của sự thực

Các văn thi nhạc sĩ không viết sử. Họ không là những sử gia. Nhưng gián tiếp những người đang viết hồi ký, bút ký, ký sự, làm thơ, làm nhạc đang bù lấp một phần nào cho cái khoảng trống vô cùng to lớn do sự thiếu vắng những người bỏ tâm huyết viết sử để phục vụ sự thật chứ không phải cái sự thật bị tẩy xoá, bóp méo, bôi bẩn.

Xin cảm ơn Song Nhị. Xin cảm ơn các văn thi sĩ Cội Nguồn. Xin cảm ơn tất cả những văn thi nhạc sĩ đang đóng góp vào việc viết về quá khứ với lương tâm trong sáng. Từ những sáng tác của các văn, thi, nhạc sĩ, các nhà biên khảo được hướng dẫn bởi lương tâm trong sáng, một ngày nào đó may ra có những người viết sử sẽ bắt đầu, và họ có thể rút ra, so sánh và gạn lọc được những dữ liệu để phục vụ sự thật và hy vọng, vâng tôi chỉ hy vọng là lúc đó lịch sử sẽ được viết ra trung thực.

Xin các anh chị em trong Cội Nguồn, xin các văn thi nhạc sĩ có lương tâm, có lòng yêu thương dân tộc hãy tiếp tục sáng tác và hãy trung thành với lương tâm trong sáng của người cầm bút. Tôi biết đây là một đòi hỏi thật tham lam đặt lên vai quí vị. Nhưng làm sao hơn. Chúng ta chỉ biết hy vọng. Gian lao, đọa đầy, tù ngục, đói khổ đã không làm chúng ta đầu hàng và bán rẻ lương tâm mình. Chắc chắn tự do chúng ta đang có sẽ chỉ làm tăng thêm sự dũng mãnh của chúng ta trong tư tưởng.

Còn quá nhiều điều để tâm sự nhưng xin cho tôi tạm ngừng ở đây.
Thay mặt nhà tôi, tôi xin kính chúc quí anh chị em trong Cội Nguồn tiếp tục thành công trên con đường phục vụ.
Kính chúc quí vị tướng lãnh, quí vị quan khách một đêm thật vui.

Thành thực cảm ơn toàn thể qúy vị.

Nguyễn Trọng Nho
San Jose, ngày 1/11/2015


















Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật Paris



CHIỀU THƠ NHẠC
ĐỖ BÌNH & PHẠM ĐĂNG
 
BẠCH SƯƠNG Tường Thuật
 
        
Paris vào thu nắng chiều vàng như tơ lụa trải dài trên hoa lá tạo muôn màu rực rỡ. Những hàng cây thay lá, những chiếc lá úa lìa cành bay theo gió như bướm lượn, làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên.

Chiều ngày 04/10/2015 tại sân khấu Nhạc Kịch Studio Raspail số 216 đường Raspail, quận 14 Paris, một chương trình văn học nghệ thuật: Chiều Thơ - Nhạc Đỗ Bình & Phạm Đăng đã khai mạc với chủ đề Tác Giả và Tác Phẩm.

Khoảng 200 người tham dự, khách mời chọn lọc, là những khuôn mặt quen thuộc trong giới trí thức văn nghệ sĩ Paris. Bên trong khán phòng trang trí rất đẹp, những hàng ghế đỏ, bờ tường với kỹ thuật âm thanh tuyệt hảo của một thính phòng, không có tiếng dội. Trên sân khấu cánh màn nhung đỏ thắm vớí giàn đèn đổi màu theo bối cảnh. Âm thanh được một chuyên viên phụ trách, do đó rất lý tưởng cho một buổi trình tấu nhạc.

Chương trình bắt đầu vào lúc 14 giờ. Trưởng ban tổ chức, nhà thơ Đỗ Bình ngỏ lời cám ơn cùng quan khách.  Nhạc sĩ Phạm Đăng cũng phát biểu cám ơn sự hiện diện của CLBVHVN Paris cùng các văn nghệ sĩ, bạn bè thân hữu và các chuyên viên kỹ thuật đã đến tham dự.  Có những vị đến từ  Venise (Ý), như nhạc

sĩ Hoàng Hoa và ca sĩ Thụy Uyển đến từ Hannover (Đức) v. v."
Mở đầu chương trình, Đỗ Bình giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Đào Tuấn Ngọc. Tiếp lời Đỗ Bình, Nhạc sĩ Đào Tuấn Ngọc ngỏ lời cùng cử tọa và lần lượt giới thiệu các nhạc sĩ thân hữu hiện diện: Hoàng Hoa, Nguyễn Minh Châu, Văn Tấn Phước.

Chương trình được chia làm ba phần. Phần một: 30 phút giới thiệu thơ của Đỗ Bình và những ca khúc của hai nhạc sĩ Phạm Đăng và Đào Tuấn Ngọc phổ từ  thơ Đỗ Bình
Phần hai 30 phút kế tiếp là những Ca khúc sáng tác của Phạm Đăng. Giới thiệu nhạc phẩm của các nhạc sĩ thân hữu như Đào Tuấn Ngọc, Hoàng Hoa, Nguyễn Minh Châu, Văn Tấn Phước. Phần ba là Nhạc thính phòng. Mở đầu chương trình là phần giới thiệu đôi nét nét sinh hoạt văn học nghệ thuật của Đỗ Bình.
Ông là cựu SQ CTCT VNCH, là sáng lập viên Hiệp Hội Văn Hóa và Thư Viện Cergy. Chủ bút Nguyệt San Vùng Dậy.
Từng tham gia nhiều tổ chức sinh hoạt Văn học nghệ Thuật như Việt Điển,   Hương Xa, tạp chí Văn học NGUỒN. 
Đỗ Bình hiện là Chủ tịch Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris, thành Viên Hội Ba Lê Thi Xã, và Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn.
Đã xuất bản 3 Thi tập và viết nhiều nhiều Truyện Ngắn, Tiểu luận: Văn học, chính trị.  Sáng tác các ca khúc CD Mộng Vàng, Ra mắt ở Washington DC 2008; CD Những Tình Khúc Tha Hương (Lê Mộng Nguyên, Phạm Đình Liên, Đỗ Bình) Ra mắt ở Paris 2011, cùng góp mặt  trong nhiều Tuyển Tập.

Trong không gian lãng mạn tràn đầy thơ nhạc, ánh đèn sân khấu làm khán phòng càng thêm lộng lẫy, MC LS. Dương Minh Châu bước ra sân khấu giới


thiệu tác phẩm của Đỗ Bình.
Thơ của Đỗ Bình thường viết về quê hương, tình mẹ, tình phu thê và một số bài về tình yêu lứa đôi. Trong thơ Đỗ Bình dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ, Trăng trong thơ là lý tưởng. Em trong thơ là quê hương, là người tình. Đỗ Bình đã mượn tình yêu đôi lứa để nói lên một quê hương đã xa cách mà hơn 60 năm chưa trở về Hà Nội và từ ngày rời quê hương chưa trở lại Sài Gòn..."

Mở đầu chương trình thi Nhạc tao đàn, Họa sĩ Nguyễn Đức Tăng diễn ngâm bài thơ Tình Muôn Thuở, với tiếng đàn dương cầm của Đỗ Bình, đàn tranh của Gs Nguyễn Thanh Vân và GsTs âm nhạc Quỳnh Hạnh. Bài thơ Tình Muôn Thuở đã được nhạc sĩ Minh Sơn phổ nhạc và đưa vào CD mang chủ đề Tình Muôn Thuở của ông.
Tiếp theo Nghệ sĩ Thúy Hằng diễn ngâm bài Chỉ Yêu Cuộc Tình do cố Nhạc sĩ Trịnh Hưng phổ nhạc, và cũng đưa vào CD Tôi Yêu của ông. Sau đó Đỗ Bình diễn ngâm bài thơ Xuân Quê và phụ đệm đàn dương cầm cùng hòa theo tiếng đàn tranh của hai giáo sư Quỳnh Hạnh và Nguyễn Thanh Vân.

Thơ của Đỗ Bình cũng đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, trong đó có những nhạc sĩ nổi tiếng một thời như: cố nhạc sĩ Trịnh Hưng, cố nhạc sĩ Anh Việt Thanh, cố nhạc sĩ Xuân Vinh, và nhiều nhạc sĩ khác trong đó có một số nhạc sĩ tham dự là khách mời, kể cả những nhạc sĩ hiện diện trình bày tác phẩm chiều nay như Văn Tấn Phước, Nguyễn Minh Châu v.v.
MC BS Hồng Điệp giới thiệu Phạm Đăng. Theo BS thì "nét đăc biệt của PĐ là mê nhạc, mê đàn, đó là cái mê tối say đắm... Các nhạc phẩm được trình bày kế tiếp bằng giọng hát trong thanh, cao vút

của Kim Dung với bài Dòng Thời Gian cùng tiếng đàn đệm dương cầm của Phạm Đăng. Giọng hát trầm ấm của Hồng Thư với bài Nhạc chiều, đàn synthé của PĐ. Sau đó là các ca khúc Một đời phiêu lãng do Minh Phượng trình bày, đàn synthé của PĐ; Chiếc lá cuối mùa, Thúy Hảo trình bày; Một thoáng hương phai, Tuyết Dung trình bày PĐ đệm đàn synthé.
Chương trình tiếp nối là mục giới thiệu các nhạc sĩ thân hữu. Nhạc sĩ Đào Tuấn Ngọc đệm dương cầm ca khúc Tiếng Đàn Piano, do Phạm Đăng trình bày với giọng hát cao vút của Ngọc Ánh qua bài Lá Thu. 

Tiếp theo, nhạc sĩ Nguyễn Hoàng   giới thiệu Nữ nhạc sĩ Hoàng Hoa với gương mặt khả ái, tự đệm đàn guitare và trình bày các nhạc phẩm của mình: Bài Thu Ca Vô Tận, thơ Huy Giang, nhạc HH; Ta Tiễn Mình Về, thơ Trần Hoan Trinh, nhạc HH; Vấn Vương, thơ Anh Tuấn, nhạc HH; bài Vòng Hoa Biển Mẹ, thơ Vũ Hối, sau đó là bài Bức Thư Tình Sơ Cổ Nhất, thơ Nguyễn Thùy, nhạc Nguyễn Hoàng.

Các nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu được giới thiệu kế tiếp. Ca khúc Dù Xuân Vẫn Long Lanh, lời Khảo Mai, Phạm Đăng trình bày, Đào Tuấn Ngọc đệm đàn; Gửi Nhau Lời Quan Họ, thơ Phương Viên, Tuyết Dung trình bày; Mơ Trong Tay Nhìn Chiều Rơi, lời Khảo Mai, Thụy Uyển đến từ Hannover (Đức) trình bày; Tình Tàn Trong Tay, lời Tristesse,  Usha trình bày.
Nhạc sĩ Văn Tấn Phước với bài Paris điệu valse, cùng tiếng đàn synthé của nhạc sĩ Văn Tấn Sỹ làm không gian thính phòng đầy chất Paris lãng mạn. 
Các bài thơ phổ nhạc: Liên khúc Buồn Đêm Mưa, thơ Huy Cận; Tình Quê, thơ Hàn Mặc Tử; Ngập Ngừng, thơ Hồ Dzếnh và ca khúc Hình Ảnh Mẹ Quê, nhạc và lời của nhạc sĩ Văn Tấn Phước cũng được trình bày tiếp theo.

Phần ba chương trình gồm những bài nhạc thính phòng quen thuộc và nổi tiếng một thời được các ca sĩ hiện diện lần lượt trình bày: Dòng Sông Xanh của Johan Strauss Jr, lời Việt của Phạm Duy với Ngọc Ánh; Thiên Thai của Văn cao, trình bày Kim Thu; Đường Nào Lên Thiên Thai của Hoàng Nguyên, trình bày Hồng Điệp; Mai Anh với bản nhạc ngoại quốc All Of Me; Tình Xa của Trịnh Công Sơn, Thúy Hằng trình bày; Kiếp Nào Có Yêu Nhau của Phạm Duy, Tuyết Dung trình bày; Rồi Đây Anh Sẽ Đưa Em Về của Phạm Duy, nhạc sĩ Khắc Dũng đệm đàn guitare và trình bày; Biển cạn của Nguyễn Kim Tuấn, Thụy Uyển trình bày; Lá Đổ Muôn Chiều của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Usha trình bày.

Chương trình chấm dứt vào lúc 18h00, khách ra về mà tâm hồn vẫn còn xao xuyến những dòng thơ nhạc chiều thu.                                    Bạch Sương

Thursday, November 5, 2015

SONG NHỊ - DIỄN VĂN 20 NĂM VĂN HỌC CỘI NGUỒN




Kính thưa quý vị
Thưa quý bạn

Thay mặt ban Điều hành Cội Nguồn và ban Biên tập tạp chí Nguồn, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hiện diện quý báu của qúy liệt vị đã đến chung vui trong ngày hội kỷ niệm 20 năm Văn Học của CSTV Cội Nguồn.

Thưa quý vị,
Hồi tưởng lại 40 năm về trước, ngày miền Nam bị CS thôn tính và thống trị, qúy vị cũng như anh em chúng tôi đã phải trải qua một cuộc đổi đời vô cùng khốc liệt. Lớp lớp quân cán chính lâm cảnh tù đày, người dân ngoài xã hội sống lao đao dưới sự hà khắc bởi một chế độ chuyên chế, bạo lực, áp bức và tước đoạt.
Sau cuộc vượt thoát ồ ạt đi tìm tự do của thuyền nhân, tiếp theo, đầu thập niên 90s, chúng tôi đến đây qua Chiến dịch nhân đạo (Humanitarian Operation) của chính phủ Mỹ, với tên gọi H.O.
Hai mươi năm đó đã hình thành một cộng đồng Viêt Nam Hải ngoại và sau 20 năm đó, năm 1995 chúng tôi đã ngồi lại với nhau, Cội Nguồn đã hình thành vóc dáng.

Tác phẩm ấn hành đầu tiên của Cội Nguồn là tuyển tập thơ Gởi Người Dưới Trăng, quy tụ 20 tác giả từ Vi Khuê, Tuệ Nga, Tô Thùy Yên, Hà Thượng Nhân đến các nhà thơ quen thuộc khác.

Tháng Tư, năm 1995, đồng thời với việc ấn hành và ra mắt thi phẩm GNDT, chúng tôi đã nhận lời bảo trợ chương trình văn nghệ của hội SV Việt Nam đại học Berkeley. Nghệ sĩ Kiều Loan phụ trách phần văn nghệ và chúng tôi viết cho nội dung vở kịch thơ Huyền Trân, với bài biên khảo “Công chúa Huyền Trân trong Hành Trình Đại Việt”. Trong buổi văn nghệ Berkeley, chúng tôi đã được ban tổ chức cảm ơn nhiệt liệt, đó là bước đầu tiên đi vào sinh họat thi ca của CSTV CN.

Hai mươi năm, Cội Nguồn bước qua hai thế kỷ, đã trưởng thành trong 5 năm cuối của thế kỷ 20 và vững vàng đi tiếp 15 năm đầu thế kỷ 21.

20 năm có thuận lợi, có khó khăn, thậm chí sóng gió. Nhóm điều hành chúng tôi, với mục tiêu và ý hướng khẳng định dùng ngòi bút tiếp tục cuộc chiến đấu cho lý tưởng quốc Gia, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, tập thể thành viên Cội Nguồn đã vững tay chèo, gạt bỏ mọi thị phi, vượt qua mọi trở ngại để tiếp tục con đường đã vạch.

20 năm Cội Nguồn đã đón tiếp khoảng 200 văn nghệ sĩ đến từ các nước tham gia sinh hoạt dưới hình thức này, hay hình thức khác. Có những văn nghệ sĩ đến từ châu Âu như Giáo sư Vũ ký từ Bỉ, nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nhà thơ Đỗ Bình, BS Phan Khắc Tường và phu nhân bà Trần Bạch Sương, nữ ca sĩ/ nhà thơ Đỗ Quyên, nhà văn Nguyễn Thùy, BS Trần Đại Sỹ, BS Phương Du Phạm Bá Hậu từ Paris;

Từ Úc có BS nhà văn Lâm Kim Loan. Từ Đức có nhà văn BS Trần Văn Tích và từ Canada có các nhà văn Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh.

Từ trong nước có các nhà thơ Hoàng Cầm, Trần Tuấn Kiệt, Hoàng Vũ Đông Sơn, Hoàng Hương Trang, nhà văn Hàm Anh, nhà nghiên cứu sử Vương Đàm, họa sĩ Phạm Cung, họa sĩ Đằng Giao.
Tại Hoa kỳ, đông đảo các văn nghệ sĩ ở hầu hết các tiểu bang đều tham gia sinh hoạt với Cội Nguồn và liên tục cộng tác đóng góp bài vở cho tạp chí Nguồn.

Về lãnh vực in ấn và xuất bản, sau tuyển tập thơ GNDT, Cội Nguồn đã ấn hành các tuyển tập thơ văn:
Một thời Lưu Lạc, Đường Xuôi Nẻo Ngược, Tuyển tập văn Những điều Trông Thấy, tập thơ song ngữ Sự Im Lặng Của Ngày Hôm Qua - The Silence of Yesterday....
Song song với các tuyển tập, CN đã đứng tên xuất bản 59 tác phẩm thơ văn, biên khảo, hồi ký cho các tác giả từ trong nước và hải ngoại.

Bên cạnh đó Cội Nguồn đã liên tục bảo trợ, tổ chức các buổi RMS gới thiệu các tác phẩm của nhiều tác giả từ trong nước như Văn Quang, Vũ Lưu Xuân, từ Pháp như nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nhà thơ Bích Xuân, GS Vũ Ký, Từ Úc, tác giả Ngô Quốc Dũng với cuốn Biên giới Việt Trung và cuốn Tự điển Pháp luật của ông Lê Đình Hồ.

Cội Nguồn cũng đã tiếp đón một số tác giả đến từ các nước, tổ chức và bảo trợ những buổi “RMS” cho nhiều tác giả tại Hoa Kỳ, tiêu biểu như cuốn Nguyễn Khoa Nam do Hội Phát Huy Văn Hóa VN ấn hành, cuốn Dòng Họ Ngô Đình - Ước Mơ Chưa Đạt của Nguyễn Văn Minh, cuốn Ngã Tư Hoàng Hôn của Văn Quang, cuốn Cung Oán Ngâm Khúc (bản dịch và chú thích của GS Nguyễn Ngọc Bích...) và các tác giả khác như Duy Năng, Hồ Mộng Thiệp, Cao Mỵ Nhân, Sương Mai, Phong Thu, Hương Giang, Cao Nguyên, v.v.

Ngoài ra, từ những bài viết tản mạn cho các báo, đặc san, Cội Nguồn đã
được giao phụ trách trang Văn học Nghệ thuật hàng tuần trên Việt Nam Thời Báo của chủ nhiệm Vũ Bình Nghi từ năm 1998 đến năm 2015, khi tờ báo tự đình bản.
Sau thời gian 9 năm hoạt động với các thành tựu vừa kể, năm 2004, CSTV Cội Nguồn được chính phủ Liên bang và tiểu bang California cấp quy chế Non Profit - Bất Vụ Lợi. Cùng thời gian này chúng tôi ấn hành tạp chí NGUỒN.

- Nguồn là diễn đàn của những người cầm bút quốc gia kiên định lập trường, chính kiến, dùng ngòi bút để bảo vệ và phát huy lý tưởng của người Việt làm văn học nghệ thuật tại hải ngoại.
- Nguồn là nơi quy tụ những sáng tác văn, thơ, truyện, những bài lý luận, nhận định, phê bình, văn học nghệ thuật đáp ứng mọi lứa tuổi.

Tạp chí Nguồn, ngay từ Số Một đã được Thư viện đại học Cornell, New York và thư Viện Salt Lake City, tiểu bang Utah là “độc giả” dài hạn ngay từ số Một.
Nguồn cũng đã được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ đặt mua trọn bộ (từ số 1 đến số 50) để đưa vào văn Khố Sưu Tầm Và Lưu Trữ Các Tác Phẩm Văn Học khu vực Đông Nam Á, cùng với trên 20 tác phẩm do Cội Nguồn xuất bản, đã có trong văn khố thư viện này từ nhiều năm trước. Đồng thời Tạp chí Nguồn (kể từ số 1) cũng đã được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ cấp số lưu ký thư mục (tiêu chuẩn quốc tế) ISSN 2157-6440.
Trong năm 2014, thư viện đại học Bắc Illinois đã đặt mua trọn bộ 56 số Nguồn cùng tất cả các tác phẩm do Cội Nguồn XB.

Lát nữa đây NGUỒN số 56 là quà tặng BTC sẽ trao đến tận tay quý vị. Ước mong của chúng tôi là được quý vị tiếp tục đón đọc các số kế tiếp, ấn hành định kỳ mỗi năm 4 số kể từ Nguồn 57, tháng 1/ 2016.

Kính thưa quý vị,

- 40 năm đất nước đã thống nhất, nhưng tình tự dân tộc vẫn chia cắt, phân ly. 40 năm, một nháy mắt của lich sử, nhưng 40 năm là một nửa đời người. 40 năm cộng đồng Việt Nam lưu cư tỵ nạn với dân số xấp xỉ ba triệu người, đã đủ trưởng thành mà nhìn lại ngày bỏ nước ra đi, trốn thoát chủ nghĩa độc tài phi nhân bản, không ai mang theo hận thù, không ai mang theo của cải, thậm chí ra đi với hai bàn tay trắng, với một bộ quần áo trên người. Nhưng hành trang quý giá mà mỗi người mang theo là ngôn ngữ Việt cùng tình yêu quê hương và tình tự dân tộc,

- 40 năm, gần một nửa đời người thì 20 năm cũng là một thời gian không ngắn trong bước đầu cuộc sống ngỡ ngàng xa lạ, đầy khó khăn của tất cả chúng ta, trong đó có anh em chúng tôi, những người vừa thoát khỏi lao tù CS đến hội nhập và ngồi lại với nhau trong sinh hoạt thơ văn Cội Nguồn.
Với sự quan tâm sốt sắng yểm trợ tinh thần cũng như vật chất của các ân nhân, của các tác giả, bạn đọc và thân hữu, nhờ đó chúng tôi có được những thành tựu hôm nay, thành tựu này là di sản khiêm nhường không riêng của chúng tôi mà là của tập thể người Việt tha hương tỵ nạn. 

Sau hết, nhân danh là người sáng lập và điều hành CSTV Cội Nguồn trong 20 năm qua, chúng tôi xin công bố, kể từ Nguồn số 57 đầu năm 2016, nhà báo Lê Văn Hải sẽ đảm nhận vai trò Chủ nhiệm, đồng thời là người Điều Hành CSTV Cội Nguồn, với một Ban Biên Tập và Ban Điều Hành có thêm hai nhân sự mới là nhà thơ Tiểu Muọâi và nhà thơ Hùng Vĩnh Phước. Mọi Sinh hoạt và các phần vụ của các thành viên cũ không thay đổi. Cá nhân chúng tôi vẫn đảm nhận vai trò Chủ bút.

Thay mặt Ban điều hành CSTV Cội Nguồn và nhóm chủ trương biên tâp tạp chí Nguồn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hiện diện cùng những yểm trợ quý báu của toàn thể quý liệt vị.

Trân trọng
Song Nhị
(San Jose 1/11/2017)

Wednesday, November 4, 2015

THÀNH PHỐ SAN JOSE TUYÊN DƯƠNG CSTV CỘI NGUỒN



LS NGUYễN TÂM, NGHị VIÊN, ĐạI DIệN ÔNG THị TRUởNG SAM LICCARDO
TRAO TẶNG BẰNG TUYÊN DƯƠNG CHO CSTV CỘI NGUỒN.



Tại buổi lễ kỷ niệm 20 năm văn học Cội Nguồn chiều ngày 1 tháng 11 - 2015 tại nhà hàng Phú Lâm, LS Nguyễn Tâm, Nghị viên, đại diện Ông Thị Truởng Sam Liccardo và Hội đồng TPSan Jose trao tặng Ban Điều Hành Cội Nguồn bằng tuyên dương về thành tựu đóng góp và phát huy nền văn hóa đa dạng phong phú bằng phong tục và truyền thống Văn Hóa Việt Nam.

Nhà văn Song Nhị thay mặt ban điều hành Cội Nguồn và ban biên tập tạp chí Nguồn nhận bằng tuyên dương.
(Nội dung bằng tuyên dương. Có bản dịch Việt ngữ kèm sau bản Anh văn):


 City of San Jose

COMMENDATION

WHEREAS:  Thi Van Coi Nguon, an arts and cultural nonprofit organization was established 22 years ago in San Jose to promote Vietnamese traditional literature, arts, poetry, and culture; and

WHERAS: Thi Van Coi Nguon has received worldwide recognition and contribution from hundreds of writers, poets, and artists around the world, and has published over 60 books and 57 issues of Nguon Magazine; and

WHEREAS:  Thi Van Coi Nguon, through its publications and cultural events, has contributed to the rich cultural diversity in San José; and

NOW THEREFORE, I, Sam Liccardo, Mayor of the City of San José, together with Councilmember Tam Nguyen, Councilmember Manh Nguyen and our colleagures on the City Council, on this 1st day of November 2015, do hereby recognize and commend

THI VAN COI NGUON

For 22 years of enhancing and enriching the people of the city of San José  with the customs and traditions of the Vietnamese Culture.

Signature                                                                   Signature
The Honerable Sam Liccardo                                 Tam Nguyen, Councilmember                                                      
Signature                                                                   Signature
Manh Nguyen, Councilmember                             Toni Taber, City Clerk

***

Thành Phố San Jose


BẰNG TUYÊN DƯƠNG

XÉT RẰNG:  Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn, một tổ chức văn hóa nghệ thuật bất vụ lợi, được thành lập cách đây 22 năm tại San Jose nhằm phát huy văn chương, nghệ thuật, thi ca và văn hóa truyền thống Việt Nam; và

XÉT RẰNG:  Cơ Sở Thi Văn Cội Nguổn đã được hằng trăm nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới công nhận và đóng góp sáng tác của mình. Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn đồng thời đã cho xuất bản trên 60 tác phẩm và 57 số Tạp Chí Nguồn; và

XÉT RẰNG:  Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn, thông qua các hoạt động văn học, phát hành sách báo cũng như tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, đã góp phần vào việc phát huy nền văn hóa đa dạng phong phú tại San José; và

DO ĐÓ, Nay - Tôi, Sam Liccardo, Thị Trưởng Thành Phố San José, cùng với Nghị Viên Nguyễn Tâm, Nghị Viên Nguyễn Mạnh và các cộng sự của chúng tôi trong Hội Đồng Thành Phố, vào ngày 1 tháng 11 năm 2015, đồng công nhận và tuyên dương

THI VĂN CỘI NGUỒN

22 năm thăng tiến và nâng cao nét đẹp của dân chúng thành phố San Jose bằng phong tục và truyền thống Văn Hóa Việt Nam. 


Ký tên                                                              Ký tên
Thị Trưởng Sam Liccardo                              Tam Nguyen, Nghị Viên                                            

Ký tên                                                              Ký tên
Manh Nguyen, Nghị Viên                              Toni Taber, Thư Ký Thành Phố

***

Tường Thuật Buổi Lễ Kỷ Niệm 20 Năm Văn Học Cội Nguồn.



















Với 25 bàn tiệc, trên 250 khách tham dự, lễ Kỷ niệm 20 Năm Văn Học Cội Nguồn tại nhà hàng Phú Lâm, TP San Jose, khai mạc vào lúc 6giờ 45 chiều ngày 1 tháng 11- 2015 đã diễn ra trong không khí văn nghệ, thân mật và rất trang trọng.
Khách mời danh dự có Nghị viên, LS Nguyễn Tâm, đại diện ông Thị Trưởng và Hội đồng TP  San Jose, cùng sự hiện diện của cô Madison Nguyễn, cựu Phó Thị Trưởng T/P.

Khách mời đến từ Nam California có Chánh án Nguyễn Trọng Nho và phu nhân, bà Phạm Vân Bằng. Từ các thành phố khác, nhận thấy nhiều nhân sĩ, trí thức đã đến với Cội Nguồn: TS Pham Bá Kỳ và phu nhân đến từ TP Irvine, LS Đoàn Thanh Liêm (TP Westminster); từ San Francisco có nhân sĩ Nguyễn Đức Chung, nhà thơ Du Sơn và hiền nội, ông Lữ Đình Trúc, BS Nguyễn Thanh Xuân, cũng là nhà thơ Đông Nghi từng là Thư ký Tòa Soạn Nguồn trong hơn 5 năm, cùng hiền nội. Từ Sacramento có nhà báo Tô Ngọc, hiền nội và các thân hữu. Từ Las Vegas có Cựu Tr/tá Hàn Phong Cao và nhà thơ Triều Nghi.

Tại San Jose có cựu Th/tướng Nguyễn Khắc Bình, các cựu Đ/tá Trần Thanh Điền, Vũ Văn Lộc và phu nhân. Ngoài ra có sự hiện diện đông đủ các văn nghệ sĩ và truyền thông báo chí địa phương.
Nghi thức khai mạc do ô Hoàng Thưởng phụ trách với giọng ca vàng của bé Victoria Thúy Vi, hát bài quốc ca Hoa Kỳ và quốc ca Quốc Gia Việt Nam.

Sau phần khai mạc, mở đầu chương trình là phần giới thiệu quan khách.
Vì lý do đặc biệt, Chánh án Nguyễn Trọng Nho phải ra phi trường để kịp chuyến bay lúc 9 giờ (8 giờ 30 sáng hôm sau ông phải đến Tòa cùng Bồi Thẩm đoàn xử một vụ án), Ban tổ chức mời ông Chánh án lên sân khấu phát biểu trước cử tọa:

- “Đêm nay cả thời gian và sáng tác đều ngưng lại.  Chúng ta được các văn thi sĩ CN mời đến dự một bữa tiệc vui.  Hôm nay họ dừng bước để chúng ta được cùng họ nhìn lại cái thời gian đã qua.  Chính hôm nay khi nhìn lại cùng với anh chị em trong CN về những gì đã xảy ra trong 20 năm CN, chúng ta chợt thấy thật rõ là 20 năm thật là dài, rất dài. Rất dài để mà thấy những nỗ lực, công trình đóng góp của các văn thi sĩ trong văn đàn CN thật đáng qúy làm sao. Chúng ta nhìn lại để mà kinh ngạc về số lượng tác phẩm CN đã cung cấp cho đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt hải ngoại. Từ Tiếng Hờn Chiến Mã, Tiếng Hát Của Loài Chim Di, Lời Rao Giảng Của Thơ, Lưu Dân Thi Thoại trong số 59 tác phẩm đã được xuất bản bởi CN và 57 số Tạp chí Cội Nguồn đều đặn được gửi đến độc giả trên khắp năm châu”.
“Nhìn lại 20 năm để mà thấy những cố gắng và thành quả của CN để chúng ta hôm nay có thể nói với anh chị em CN: “Chúng tôi xin cảm ơn anh chị em về những cố gắng vượt bực, về những đóng góp quí giá, về sự quên đi cái thời gian 20 năm mà các anh chị em đã mất trong cuộc đời của mỗi người. Xin cảm ơn anh chị em đã vượt thoát khỏi mọi khó khăn, bỏ quên mọi nhọc nhằn quá khứ, coi thường mọi chướng ngại trước mặt, tiếp tục tiến về phía trước với ngòi bút, với tâm tư, với tình yêu văn thơ, để cung cấp cho đời những tác phẩm rất giá trị.”
Được biết ông Nguyễn Trọng Nho làm việc tại Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. Từ năm 2000 ông được bổ nhiệm Chánh án tại Orange County. Năm 2002, ông được bầu làm Chủ Tịch hội Chánh Án gốc Á Châu tại California. Cùng năm đó ông được tái cử cho nhiệm kỳ 6 năm (2002-2008). Sau nhệm kỳ này, ông tái đắc cử  nhiệm kỳ thứ 3 (2009 - 2015).
Là một nhà chuyên môn ngành luật, nhưng Chánh án Nguyễn Trọng Nho luôn quan tâm đến các sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt về các sinh hoạt văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại.

Chương trình tiếp tục với mục giới thiệu các giới chức dân cử và đại diện chính quyền thành phố cùng quan khách.  Nghị viên, LS Nguyễn Tâm thay mặt ông Sam Liccardo, Thị Trưởng thành phố trao bằng Tuyên dương cho Ban Điều Hành Cội Nguồn.

 
Kế đó, anh Lê Văn Hải thay mặt ban điều hành Cội Nguồn trao bằng cảm tạ đến các ân nhân KhoaLe-KimNguyên, Tony Dinh, BS NGuyễn Kế Khoa, Hoạ sĩ Đào Hải Triều, BS Nha khoa Danny Tan Nguyen, nhà thơ Du Sơn đã lien tục yểm trợ CN và tạp chí chí Nguồn trong nhiều năm qua.

Lần lượt  Các tiết mục kế tiếp - nhà báo Lê Văn Hải thay mặt ban tổ chức, lên diễn đàn chào mừng quan khách. Nhà văn Song Nhị trình bày quá trình hoạt động và những thành quả của Cội Nguồn sau 20 năm họa động, ông Song Nhị phát biểu:

“Thay mặt ban Điều hành Cội Nguồn và ban Biên tập tạp chí Nguồn, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hiện diện quý báu của qúy liệt vị đã đến chung vui trong ngày hội kỷ niệm 20 năm Văn Học của CSTV Cội Nguồn.
“Thưa quý vị,
Hồi tưởng lại 40 năm về trước, ngày miền Nam bị CS thôn tính và thống trị, qúy vị cũng như anh em chúng tôi đã phải trải qua một cuộc đổi đời vô cùng khốc liệt. Lớp lớp quân cán chính lâm cảnh tù đày, người dân ngoài xã hội sống lao đao dưới sự hà khắc bởi một chế độ chuyên chế, bạo lực, áp bức và tước đoạt.
“Sau cuộc vượt thoát ồ ạt đi tìm tự do của thuyền nhân, tiếp theo, đầu thập niên 90s, chúng tôi đến đây qua Chiến dịch nhân đạo (Humanitarian Operation) của chính phủ Mỹ, với tên gọi H.O. 

Hai mươi năm đó đã hình thành một cộng đồng Viêt Nam Hải ngoại và sau 20 năm đó, năm 1995 chúng tôi đã ngồi lại với nhau, Cội Nguồn đã hình thành vóc dáng do các sáng lập viên Song Nhị, Cung Diễm, Duy Năng, Hà Ly Mạc và Diên Nghị.
Tác phẩm ấn hành đầu tiên của Cội Nguồn là tuyển tập thơ Gởi Người Dưới Trăng, quy tụ 20 tác giả từ Vi Khuê, Tuệ Nga, Tô Thùy Yên, Hà Thượng Nhân đến các nhà thơ quen thuộc khác.

Tháng Tư, năm 1995, đồng thời với việc ấn hành và ra mắt thi phẩm GNDT, chúng tôi đã nhận lời bảo trợ chương trình văn nghệ của hội SV Việt Nam đại học Berkeley. Nghệ sĩ Kiều Loan phụ trách phần văn nghệ và chúng tôi viết cho nội dung vở kịch thơ Huyền Trân, với bài biên khảo “Công chúa Huyền Trân trong Hành Trình Đại Việt”. Trong buổi văn nghệ Berkeley, chúng tôi đã được ban tổ chức cảm ơn nhiệt liệt, đó là bước đầu tiên đi vào sinh họat thi ca của CSTV CN.
 “Hai mươi năm, Cội Nguồn bước qua hai thế kỷ, đã trưởng thành trong 5 năm cuối của thế kỷ 20 và vững vàng đi tiếp 15 năm đầu thế kỷ 21.
20 năm có thuận lợi, có khó khăn, thậm chí sóng gió. Nhóm điều hành chúng tôi, với mục tiêu và ý hướng khẳng định dùng ngòi bút tiếp tục cuộc chiến đấu cho lý tưởng quốc Gia, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, tập thể thành viên Cội Nguồn đã vững tay chèo, gạt bỏ mọi thị phi, vượt qua mọi trở ngại để tiếp tục con đường đã vạch….”

Kế tiếp, trước khi vào tiệc, ông Phạm Phú Nam/ chương trình truyền hình Dân Sinh giới thiệu hoạt động của Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn, trình chiếu đoạn phim clip trích từ cuốn video 20 năm văn học Cội Nguồn đang thực hiện, sẽ phát hành cùng với Nguồn số 57.

Nhà văn Diên Nghị giới thiệu tap Kỷ Yếu “Cội Nguồn – 20 Năm Văn Học”, một tuyển tập quy tụ trên 40 tác giả, sách dày 650 trang gồm các thể loại Thơ, Truyện, Biên Khảo, Nhận định, phê bình… Trên 100 quyển Kỷ Yếu đã được bạn đọc hiện diện đón nhận.


Trong khi khách tham dự nâng ly thưởng thức bữa tiệc, các tiết mục văn nghệ bắt đầu với các ca khúc:

- Chặng Dừng, thơ Song Nhị, nhạc sĩ Đào Nguyên phổ nhạc, ca nhạc sĩ Thanh Vũ trình bày, với sự đệm đàn của NS Đào Nguyên và nhạc sĩ violon Quang Nguyễn.
- Một chút vàng thu, thơ Diên Nghị, Nguyễn Hữu Tân phổ nhạc qua tiếng hát của Kim Thư.
- “Bài thơ cho con” thơ Duy An Đông, Ngọc Lễ phổ nhạc, Vân Phi hát.
-  Bản “Dẫu sao cũng tạ ơn người”, thơ Lê Diễm, Lynh Phương phổ nhạc với giọng ca  Lệ Hằng.
- Hoạt cảnh “Giữ giùm tiếng Việt mến yêu” (Ngọc Bích biên soạn) với ba diễn viên Kim Chung, Diệu Hương và Ngọc Bích.




Sau  năm tiết mục vừa kể là phần văn nghệ phụ diễn tự do với các giọng ca xuất sắc.
Buổi sinh hoạt bế mạc lúc 9 giờ, ban tổ chức lên sân khấu cảm tạ. Khách ra về lưu luyến chia tay trong niềm vui rộn rã của một ngày hội thơ văn hiếm có.

San Jose, 2 tháng 11-2015






Nói Chuyện Với Thơ

MÙA HÈ CỦA TÔI Nắng ở trên trời, hè - nắng xuống Đã quen rồi từ bao lâu nay Dẫu thiên hạ lắm người than nắng nóng Với tôi thì nắng… ...