Tuesday, November 24, 2015

Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật Paris



CHIỀU THƠ NHẠC
ĐỖ BÌNH & PHẠM ĐĂNG
 
BẠCH SƯƠNG Tường Thuật
 
        
Paris vào thu nắng chiều vàng như tơ lụa trải dài trên hoa lá tạo muôn màu rực rỡ. Những hàng cây thay lá, những chiếc lá úa lìa cành bay theo gió như bướm lượn, làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên.

Chiều ngày 04/10/2015 tại sân khấu Nhạc Kịch Studio Raspail số 216 đường Raspail, quận 14 Paris, một chương trình văn học nghệ thuật: Chiều Thơ - Nhạc Đỗ Bình & Phạm Đăng đã khai mạc với chủ đề Tác Giả và Tác Phẩm.

Khoảng 200 người tham dự, khách mời chọn lọc, là những khuôn mặt quen thuộc trong giới trí thức văn nghệ sĩ Paris. Bên trong khán phòng trang trí rất đẹp, những hàng ghế đỏ, bờ tường với kỹ thuật âm thanh tuyệt hảo của một thính phòng, không có tiếng dội. Trên sân khấu cánh màn nhung đỏ thắm vớí giàn đèn đổi màu theo bối cảnh. Âm thanh được một chuyên viên phụ trách, do đó rất lý tưởng cho một buổi trình tấu nhạc.

Chương trình bắt đầu vào lúc 14 giờ. Trưởng ban tổ chức, nhà thơ Đỗ Bình ngỏ lời cám ơn cùng quan khách.  Nhạc sĩ Phạm Đăng cũng phát biểu cám ơn sự hiện diện của CLBVHVN Paris cùng các văn nghệ sĩ, bạn bè thân hữu và các chuyên viên kỹ thuật đã đến tham dự.  Có những vị đến từ  Venise (Ý), như nhạc

sĩ Hoàng Hoa và ca sĩ Thụy Uyển đến từ Hannover (Đức) v. v."
Mở đầu chương trình, Đỗ Bình giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Đào Tuấn Ngọc. Tiếp lời Đỗ Bình, Nhạc sĩ Đào Tuấn Ngọc ngỏ lời cùng cử tọa và lần lượt giới thiệu các nhạc sĩ thân hữu hiện diện: Hoàng Hoa, Nguyễn Minh Châu, Văn Tấn Phước.

Chương trình được chia làm ba phần. Phần một: 30 phút giới thiệu thơ của Đỗ Bình và những ca khúc của hai nhạc sĩ Phạm Đăng và Đào Tuấn Ngọc phổ từ  thơ Đỗ Bình
Phần hai 30 phút kế tiếp là những Ca khúc sáng tác của Phạm Đăng. Giới thiệu nhạc phẩm của các nhạc sĩ thân hữu như Đào Tuấn Ngọc, Hoàng Hoa, Nguyễn Minh Châu, Văn Tấn Phước. Phần ba là Nhạc thính phòng. Mở đầu chương trình là phần giới thiệu đôi nét nét sinh hoạt văn học nghệ thuật của Đỗ Bình.
Ông là cựu SQ CTCT VNCH, là sáng lập viên Hiệp Hội Văn Hóa và Thư Viện Cergy. Chủ bút Nguyệt San Vùng Dậy.
Từng tham gia nhiều tổ chức sinh hoạt Văn học nghệ Thuật như Việt Điển,   Hương Xa, tạp chí Văn học NGUỒN. 
Đỗ Bình hiện là Chủ tịch Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN Paris, thành Viên Hội Ba Lê Thi Xã, và Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn.
Đã xuất bản 3 Thi tập và viết nhiều nhiều Truyện Ngắn, Tiểu luận: Văn học, chính trị.  Sáng tác các ca khúc CD Mộng Vàng, Ra mắt ở Washington DC 2008; CD Những Tình Khúc Tha Hương (Lê Mộng Nguyên, Phạm Đình Liên, Đỗ Bình) Ra mắt ở Paris 2011, cùng góp mặt  trong nhiều Tuyển Tập.

Trong không gian lãng mạn tràn đầy thơ nhạc, ánh đèn sân khấu làm khán phòng càng thêm lộng lẫy, MC LS. Dương Minh Châu bước ra sân khấu giới


thiệu tác phẩm của Đỗ Bình.
Thơ của Đỗ Bình thường viết về quê hương, tình mẹ, tình phu thê và một số bài về tình yêu lứa đôi. Trong thơ Đỗ Bình dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ, Trăng trong thơ là lý tưởng. Em trong thơ là quê hương, là người tình. Đỗ Bình đã mượn tình yêu đôi lứa để nói lên một quê hương đã xa cách mà hơn 60 năm chưa trở về Hà Nội và từ ngày rời quê hương chưa trở lại Sài Gòn..."

Mở đầu chương trình thi Nhạc tao đàn, Họa sĩ Nguyễn Đức Tăng diễn ngâm bài thơ Tình Muôn Thuở, với tiếng đàn dương cầm của Đỗ Bình, đàn tranh của Gs Nguyễn Thanh Vân và GsTs âm nhạc Quỳnh Hạnh. Bài thơ Tình Muôn Thuở đã được nhạc sĩ Minh Sơn phổ nhạc và đưa vào CD mang chủ đề Tình Muôn Thuở của ông.
Tiếp theo Nghệ sĩ Thúy Hằng diễn ngâm bài Chỉ Yêu Cuộc Tình do cố Nhạc sĩ Trịnh Hưng phổ nhạc, và cũng đưa vào CD Tôi Yêu của ông. Sau đó Đỗ Bình diễn ngâm bài thơ Xuân Quê và phụ đệm đàn dương cầm cùng hòa theo tiếng đàn tranh của hai giáo sư Quỳnh Hạnh và Nguyễn Thanh Vân.

Thơ của Đỗ Bình cũng đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, trong đó có những nhạc sĩ nổi tiếng một thời như: cố nhạc sĩ Trịnh Hưng, cố nhạc sĩ Anh Việt Thanh, cố nhạc sĩ Xuân Vinh, và nhiều nhạc sĩ khác trong đó có một số nhạc sĩ tham dự là khách mời, kể cả những nhạc sĩ hiện diện trình bày tác phẩm chiều nay như Văn Tấn Phước, Nguyễn Minh Châu v.v.
MC BS Hồng Điệp giới thiệu Phạm Đăng. Theo BS thì "nét đăc biệt của PĐ là mê nhạc, mê đàn, đó là cái mê tối say đắm... Các nhạc phẩm được trình bày kế tiếp bằng giọng hát trong thanh, cao vút

của Kim Dung với bài Dòng Thời Gian cùng tiếng đàn đệm dương cầm của Phạm Đăng. Giọng hát trầm ấm của Hồng Thư với bài Nhạc chiều, đàn synthé của PĐ. Sau đó là các ca khúc Một đời phiêu lãng do Minh Phượng trình bày, đàn synthé của PĐ; Chiếc lá cuối mùa, Thúy Hảo trình bày; Một thoáng hương phai, Tuyết Dung trình bày PĐ đệm đàn synthé.
Chương trình tiếp nối là mục giới thiệu các nhạc sĩ thân hữu. Nhạc sĩ Đào Tuấn Ngọc đệm dương cầm ca khúc Tiếng Đàn Piano, do Phạm Đăng trình bày với giọng hát cao vút của Ngọc Ánh qua bài Lá Thu. 

Tiếp theo, nhạc sĩ Nguyễn Hoàng   giới thiệu Nữ nhạc sĩ Hoàng Hoa với gương mặt khả ái, tự đệm đàn guitare và trình bày các nhạc phẩm của mình: Bài Thu Ca Vô Tận, thơ Huy Giang, nhạc HH; Ta Tiễn Mình Về, thơ Trần Hoan Trinh, nhạc HH; Vấn Vương, thơ Anh Tuấn, nhạc HH; bài Vòng Hoa Biển Mẹ, thơ Vũ Hối, sau đó là bài Bức Thư Tình Sơ Cổ Nhất, thơ Nguyễn Thùy, nhạc Nguyễn Hoàng.

Các nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu được giới thiệu kế tiếp. Ca khúc Dù Xuân Vẫn Long Lanh, lời Khảo Mai, Phạm Đăng trình bày, Đào Tuấn Ngọc đệm đàn; Gửi Nhau Lời Quan Họ, thơ Phương Viên, Tuyết Dung trình bày; Mơ Trong Tay Nhìn Chiều Rơi, lời Khảo Mai, Thụy Uyển đến từ Hannover (Đức) trình bày; Tình Tàn Trong Tay, lời Tristesse,  Usha trình bày.
Nhạc sĩ Văn Tấn Phước với bài Paris điệu valse, cùng tiếng đàn synthé của nhạc sĩ Văn Tấn Sỹ làm không gian thính phòng đầy chất Paris lãng mạn. 
Các bài thơ phổ nhạc: Liên khúc Buồn Đêm Mưa, thơ Huy Cận; Tình Quê, thơ Hàn Mặc Tử; Ngập Ngừng, thơ Hồ Dzếnh và ca khúc Hình Ảnh Mẹ Quê, nhạc và lời của nhạc sĩ Văn Tấn Phước cũng được trình bày tiếp theo.

Phần ba chương trình gồm những bài nhạc thính phòng quen thuộc và nổi tiếng một thời được các ca sĩ hiện diện lần lượt trình bày: Dòng Sông Xanh của Johan Strauss Jr, lời Việt của Phạm Duy với Ngọc Ánh; Thiên Thai của Văn cao, trình bày Kim Thu; Đường Nào Lên Thiên Thai của Hoàng Nguyên, trình bày Hồng Điệp; Mai Anh với bản nhạc ngoại quốc All Of Me; Tình Xa của Trịnh Công Sơn, Thúy Hằng trình bày; Kiếp Nào Có Yêu Nhau của Phạm Duy, Tuyết Dung trình bày; Rồi Đây Anh Sẽ Đưa Em Về của Phạm Duy, nhạc sĩ Khắc Dũng đệm đàn guitare và trình bày; Biển cạn của Nguyễn Kim Tuấn, Thụy Uyển trình bày; Lá Đổ Muôn Chiều của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Usha trình bày.

Chương trình chấm dứt vào lúc 18h00, khách ra về mà tâm hồn vẫn còn xao xuyến những dòng thơ nhạc chiều thu.                                    Bạch Sương

No comments:

Post a Comment

Nói Chuyện Với Thơ

MÙA HÈ CỦA TÔI Nắng ở trên trời, hè - nắng xuống Đã quen rồi từ bao lâu nay Dẫu thiên hạ lắm người than nắng nóng Với tôi thì nắng… ...