Sunday, May 29, 2016

NGUYỄN DU Và TRUYỆN KIỀU - Bạch Hóa Những Ẩn Giấu Lịch Sử



           
Năm nay – 2016 – đánh dấu 250 năm ngày sinh thi hào Nguyễn Du, tạp chí Nguồn gặp cơ duyên nối liền đôi bờ kim cổ, thực hiện số báo đặc biệt về chủ đề này.

Không phải đơi đến “tam bách dư niên hậu”, mà hơn hai trăm năm qua nhiều thế hệ hậu bối đã hết lòng ngưỡng mộ một Tố Như, bậc kỳ tài văn chương trác tuyệt của dân tộc. Từ rất lâu, sách vở Việt Nam và thế giới đã nói rất nhiều về Nguyễn Du và Truyện Kiều, một tác phẩm được tôn vinh là tài sản văn hóa của Việt Nam và nhân loại.  Truyện Kiều, Nguyễn Du - tác giả và tác phẩm lẫy lừng tột đỉnh đó tuy nhiên, vẫn chưa có một hệ-thống-hóa chính thức trong văn học đúng với tầm cỡ của nó.

Non một thế kỷ, từ ngày triều đại nhà Nguyễn cáo chung, Văn học Việt Nam không còn một cơ cấu tối cao làm nền tảng cho văn học sử và văn chương học thuật, nên Truyện Kiều, dù vẫn được nghiên cứu bổ sung, sưu tầm mở rộng, nhưng vẫn gần như là những hoạt động riêng lẻ, tự phát...

Sau năm 1954, CS miền Bắc đã có thiết lập Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội, nhưng đó là một cơ cấu “hoạch định đường lối chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách cho chính phủ (CS) theo định hướng xã hội chủ nghĩa”..., (tôn chỉ thiết lập). Đó là một cơ cấu của đảng, phục vụ đảng CSVN, bởi vậy tác giả Truyện Kiều vẫn còn là... “Bể dâu trong dòng họ Nguyễn Du”.

Truyện Kiều và Nguyễn Du, sau 250 năm vẫn còn những “lỗ hổng” và những góc khuất đặt thành nghi vấn và cần được giải đáp.

Thứ nhất: Về ngày sinh Nguyễn Du, cho đến nay trên văn đàn vẫn chưa thống nhất công nhận năm sinh chính thức là năm nào. Trước kia, có lẽ đã nhiều thập kỉ, sách vở ghi Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820. Nhiều tượng đài chân dung Nguyễn Du khắc trên chân bệ năm sinh và năm mất 1765 - 1820. Cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO cũng dùng năm sinh 1765 trong các văn bản. Ở trong nước và đài Á Châu Tự Do năm 2015 vừa qua, làm lễ tưởng niệm ngày sinh Nguyễn Du 1765 - 2015.

Nhưng theo quyển gia phả dòng họ Nguyễn Tiên Điền tìm được năm 1996 thì “Nguyễn Du sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm 1766, tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, Thăng Long. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh...”. 

Và theo ý kiến của TS. Phạm Trọng Chánh (Paris) thì năm sinh đúng của Nguyễn Du là 1766, không phải 1765.

Trên Bách Khoa Toàn thư (Wikipedia), tiểu sử Nguyễn Du ghi nguyên văn:
NGUYỄN DU
Born: January 3, 1766, Hanoi, Vietnam
Died: September 16, 1820, Hue, Vietnam
Books: The Tale of Kieu, Truyền kỳ mạn lục
Children: Nguyen Tu, Nguyen Ngu
Siblings: Nguyễn Đề, Nguyen Khan, Nguyễn Quýnh, Nguyễn Điều, Nguyễn Trụ
Parents: Tran Thi Tan, Nguyen Nghiem

(Trích nguyên bản Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia –
https://www.google.com/?gws_rd=ssl#safe=active&q=nguy%E1%BB%85n+du)


Từ căn cứ này, tạp chí Nguồn thực hiện số báo đặc biệt 250 năm ngày sinh Nguyễn Du 1766 –  2016.

Thứ hai: Nghi vấn Truyện Kiều được viết vào thời gian nào? Cho tới nay, có một ghi nhận, nhưng chưa phải là chính thức, theo đó Truyện Kiều được viết vào đầu đời Gia Long hoặc trước đời Gia Long. Theo các nghiên cứu khác, phần chắc Truyện Kiều “phải được viết vào những năm cuối đời Lê hoặc đầu đời Tây Sơn”. (*)

Có một ghi nhận của nữ sĩ Vi Khuê trong khảo luận văn học “Lại Nói Về Đệ Nhất Danh Phẩm Truyn Kiu Ca Nguyn Du” thì “từ năm 1803, đã có bản nghị án Thúy Kiều về phương diện đức hạnh do ông Nguyễn văn Thắng nào đó…,” Như vậy Truyện Kiều đã viết xong truớc thời Gia Long.

Lại theo TS Phạm Trọng Chánh thì “Nguyễn Du viết Truyện Kiều từ năm 1790 đến khi về Quỳnh Hải cưới vợ, năm 1796 đã hoàn tất” (??) – Như vậy N.D khởi viết Truyện Kiều vào năm 14 tuổi và hoàn tất vào năm 20 tuổi. Y kiến này khó thuyết phục.

Thứ ba: Có những Sự Thật Lịch Sử về Truyện Kiều và Nguyễn Du vẫn còn là những ẩn giấu cần được bạch hóa. Một trong những Sự thật bị đánh tráo để chối tội ác lịch sử và cố tình đánh lừa hậu thế, đó là cuộc đấu tố và triệt hạ các công trình văn hóa của dòng họ Nguyễn Tiên Điền trong cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954.

Ngày nay truy cập các trang mạng về truyện Kiều và Nguyễn Du, độc giả và các nhà nghiên cứu phải thừa nhận các học giả và các nhà nghiên cứu trong nước có nhiều cố gắng sưu tầm tài liệu, khảo luận, nghiên cứu, đưa ra các nhận định nhằm làm sáng tỏ áng văn thơ trác tuyệt Truyện Kiều cũng như thân thế, sự nghiệp Nguyễn Du, nhưng vì không còn tư liệu nên phần nhiều nghiên cứu là suy đoán.

Bên cạnh đó, Truyện Kiều trước nay vẫn còn những quan điểm chỉ trích phê phán mang tính cực đoan, lập dị. Dưới chế độ chuyên chính, với ý thức hệ Mác-xít, cho tới cuối thế kỷ trước Truyện Kiều vẫn bị lên án, qua hai nhà văn Nguyễn Bách Khoa và Hà Huy Giáp.

Ông Nguyễn Bách Khoa cho Truyện Kiều là “lối thơ bạc nhược, ru ngủ, làm bại hoại tinh thần chiến đấu...”. Ông Hà Huy Giáp, nguyên thứ trưởng bộ Văn hóa (1974 -1976) nhận định: “.... trong cuộc sống đau khổ với nhân dân, tư tưởng Nguyễn Du đã trải qua nhiều diễn biến, có điểm tiến bộ, nhưng lại có điểm lạc hậu, thậm chí phản động,...” (Truyện Kiều, NXB Trung Đại học Chuyên Nghiệp Hà Nội 1976).

Trước Hà Huy Giáp, năm 1954, Truyện Kiều đã bị chiến dịch cải cách ruộng đất thiêu hủy, cùng nhiều đền thờ tại xã Tiên Điền và trên ngọn đồi thơ mộng bên bờ sông Lam. Tổn hại lớn nhất là năm gian nhà chứa đầy thư tịch của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, do cụ Nghè Nguyễn Mai (1876 - 1954) trông nom.

Năm 1954, cụ Nguyễn Mai lúc đó đã 78 tuổi bị quy vào thành phần phong kiến, địa chủ, bị kết án 15 năm tù và bị giam ở Trại Đâng, một địa danh nước rất độc ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh và cụ đã chết mấy tháng sau khi đến đó.
(Bể Dâu Trong Dòng Họ Nguyễn Du, Đặng Cao Ruyên, NXB Tổ Hợp Miền Đông Hoa kỳ 2002, tr. 200/2001).

Xuân Diệu trong chuyến thăm mộ Nguyễn Du về đã than thở với Trần Đĩnh,   rằng “chúng nó phá sạch hết mộ ‘tên quan phong kiến’ mất rồi, chẳng còn gì của Nguyễn Du ngoài ‘xè xè nấm đất bên đường”. (Đèn Cù, Trần Đĩnh, Chương 28, tr. 321).
CSVN đã giấu tiệt những sự kiện này, cũng như cuộc CCRĐ với 172.008 người bị giết oan, (theo tài liệu thống kê chính thức của nhà nước đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế tập 2), và vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm...

Ngày nay, giới trẻ trong nước không hề hay biết gì về những biến cố thê thảm đó. Mọi dấu tích đã bị xóa sạch. Trong khi đó những nhà văn bồi bút, phụ họa chế độ không ngớt xuyên tạc sự thật lịch sử.

Đinh Sỹ Hồng, trong cuốn “Họ Nguyễn Tiên Điền và Khu Di Tích Nguyễn Du” (NXB Nghệ An 2005, sách khổ 12x18 cm) không hề nhắc tới sự kiện cụ Nguyễn Mai bị đấu tố và chết trong tù, các đền thờ họ Nguyễn Tiên Điền, cùng hàng chồng thư tịch Nguyễn Du bị thiêu hủy, thay vào đó ông Đinh Sỹ Hồng viết: “Tháng 7 năm 1954 bị bom Pháp đánh trúng. Nhà thờ chỉ còn lại ít đồ thờ tự. Sau năm 1954 nhà thờ được xây dựng lại nhưng chỉ còn lại nhà hạ điện. Từ năm 1965 lại nay được tu sửa nhiều, nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng và kích thước như cũ”. (tr. 89, sđd).

Chẳng lẽ ông Đinh Sỹ Hồng không biết... là ngày 20-7-1954 Pháp và Việt Minh đã ký Hiệp định Genève (Thụy Sĩ) chấm dứt chiến tranh, chia đôi VN. Thời gian này chúng tôi còn ở Hà Tĩnh cho tới năm 1957, không hề nghe nói có vụ dội bom nào ở làng Tiên Điền.  Nhiều tháng trước tháng 7 năm 1954 máy bay Pháp đã không còn các phi vụ oanh kích  nữa.

Thứ tư: Trong chuyến hành hương về quê cha đất tổ, tận mắt nhìn thấy cơ ngơi khu tưởng niệm Nguyễn Du, chúng tôi lại chợt nhớ tới một chi tiết trong bài viết của tác giả Lê Đức Dục khi ghé thăm khu mộ Nguyễn Du năm 2000, tác giả Lê Đức Dục viết: “Bất chợt nhớ mười năm về trước (1990), khi nhà thơ Vương Trọng ghé về viếng Cụ, nhìn nấm cỏ sè sè như muôn ngàn vạn nấm cỏ cõi thế, đã ngậm ngùi:
“Tưởng rằng phận bạc Đạm Tiên
Ai hay cụ Nguyễn Tiên Điền nằm đây”

Từ cuộc CCRĐ (1954-55), sau khi những đền miếu và năm gian nhà thư tịch dòng họ Nguyễn Tiên Điền bị thiêu hủy, mộ Nguyễn Du chỉ là “sè sè nấm đất bên đàng”, mãi cho tới năm 1993, một Việt kiều ở Mỹ về thăm, tặng 25 ngàn Mỹ kim, huyện Nghi Xuân và con cháu mới xây tường thành bao quanh, dựng bia, mở đường vào mộ, tương đối khang trang như khi chúng tôi nhìn thấy tận mắt.. (Chi tiết này do cô hướng dẫn viên du lịch kể cho chúng tôi nghe, có ghi âm và ghi ảnh).

Nhưng trong khu quần thể lưu niệm không hề thấy có một ghi chép nào về danh tính và khoản tiền vị mạnh thường quân kia hiến tặng. Vẫn là một sự lập lờ đánh lận sự thật. Nếu không có khoản tiền hiến tặng ấy, liệu đến năm 2000, khi tác giả Lê Đức Dục từ Quảng Trị về thăm mộ Nguyễn Du; hay năm 2009, khi chúng tôi từ Mỹ, Úc về Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đã có khu lưu niệm này chưa?

Ngày đó, cho tới nay, chúng tôi vẫn còm tâm trạng mênh mang buồn, như khi dạo xem trong khu nhà lưu niệm. Trên kệ, rải rác mấy quyển sách chữ Nho hay chữ Nôm, mấy tấm liễn treo lạc lõng trên tường, cũng như ngoài khu vườn, một vài căn nhà cổ, mấy bức tượng cổ bằng xi măng còn sót lại sau những đợt truy bức, tàn phá, dựng rải rác, lưa thưa... 

Một gia tài văn hóa đồ sộ của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, của dân tộc VN và của nhân loại nói chung, không bao giờ tìm lại được.

Chúng tôi ra về, xe lăn qua khỏi cổng, ngoái nhìn lại, tâm tư chùng xuống. Và khi thực hiện số báo này, nhìn lại chặng đường một quá khứ 250 năm, mà thương thân phận nàng Kiều và hết lòng ngưỡng mộ, thương cảm Tố Như - một thiên tài lỗi lạc của văn học nước nhà.
Số báo này là một đáp đền rất nhỏ bé của tập thể văn thi hữu hải ngoại, các tác giả và ban biên tập tạp chí Nguồn.
Xin dâng lên anh linh thi hào Tố Như tấm lòng thành của thế hệ hậu bối, cách Người 250 năm để “hồi đáp” tâm sự người-muôn-năm-cũ đã bày tỏ từ 200 năm trước:

“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.

Song Nhị

Wednesday, May 25, 2016

CHẤT LÍNH Trong Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút của SONG NHỊ



Nhận định của Võ Ý


 











 

Chất Lính trong Tuyển Tập Văn của Song Nhị

Tôi quen thân với anh Song Nhị từ năm 1999 tại San Jose. Trước khi trình bày vài ghi nhận về tác phẩm, tôi xin bật mí đôi điều mà tôi biết về ông qua trò chuyện và qua tác phẩm của ông!

- Trong cải cách ruộng đất năm 1954 tại Hà Tĩnh, ông cụ thân sinh của Song Nhị bị cộng sản quy tội địa chủ, bị tịch thu nhà và bị kết án 20 năm tù. Cụ quyết định tự vẫn chứ không chấp nhận án tù. Thời may, nhờ ông anh họ tổ chức đưa cụ và gia đình vượt Trường Sơn qua Lào tị nạn vào năm 1956. (NTKVN, trang 52)
- Vào những ngày cuối tháng 4/1975, khi cả Sàigon ồ ạt di tản, Song Nhị thỉnh ý của bố, ông cụ bảo: đi lúc nầy là đào ngũ đó con! (NTTVN, trang 126)

Hấp thụ được khí phách của người cha, tính chịu đựng của Mẹ và sau nầy là chất lính của người quân nhân, đã giúp Song Nhị đứng vững trong mọi nhục nhằn của cuộc sống từ khi còn là sinh viên, khi nhập ngũ, khi đi tù cộng sản, khi tị nạn và khi sinh hoạt văn nghệ ở hải ngoại.

Điều bí mật thi vị mà chúng tôi muốn thưa với quý vị là... đồng cỏ xanh tươi của con chiến mã Song Nhị!

- Năm 1972, ông bà Song Nhị thành hôn khi bà vừa tròn 19 tuổi. (Ông hơn bà trên một con giáp, năm 1996, ông xuất bản tập thơ Tiếng Hờn Chiến Mã, chính vì vậy mà tôi có lý do để gọi bà là đồng cỏ xanh tươi đó, thưa quý vị)
- Ngày 30 tháng 4/75 ập xuống, bà cùng chung số phận của bao tù phụ miền Nam, tóc vấn phong ba, một mình vừa chống vừa chèo trong bão dữ, chờ chồng ròng rã trên 8 năm.
- Năm 1984, Song Nhị ra tù.
- Năm 1985, bà mới sinh con đầu lòng, sau 13 năm đằng đẳng đợi chờ và đứa bé quả là một tuyệt phẩm của ông bà!

Cũng như bao tù phụ khác, bà Song Nhị là biểu tượng của dòng suối trưa hè, là lửa ấm đêm đông, là khúc nhạc tình bất tử khả dĩ chuyển hóa cuộc hồi sinh của người tù Song Nhị... Ông có trên 10 tác phẩm chào đời, rải rác từ 1967 đến nay, chắc hẳn phải có thịt xương và hơi thở của bà, trong đó có Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút được trình làng hôm nay.

Trong buổi gặp gỡ này, nếu quý vị tâm đắc với tác giả và tác phẩm bằng những tràng pháo tay thì đương nhiên, sự tán thưởng đó sẽ phải được san sẻ cho đồng cỏ xanh tươi của tác giả nữa! (Có phải không, thưa quý vị?)

Trở về với Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút gồm 8 Chương, được trình bày trong 440 trang giấy bao gồm những sáng tác, biên khảo, nhận định… ưng ý nhất của tác giả trong suốt 50 cầm bút, là một “tập hợp nhiều bài viết liên quan thời thế, con người, xã hội, quá khứ lùi xa và hiện tại sôi nổi, tập sách đã nói lên nhiều điều đáng suy gẫm”, như nhận xét trong bài TỰA của nhà thơ Diên Nghị.

Trong khuôn khổ buổi RMS hôm nay, tôi xin đề cập đến những sáng tác trong Chương III, đặc biệt là Chất Lính tỏa sáng qua từng chữ từng dòng của tùy bút Tình Ca Nhập Cuộc (TCNC), diễn tả tâm trạng của tác giả trước và trong thời gian nhập ngũ.

Bình thường, ai ai cũng nhận biết bổn phận công dân. Bổn phận đó hin hiện đậm sâu trong đời quân ngũ. Do đó, Quân Đội thật sự là một trường học thực dụng, dạy người con nhận thức bổn phận hiếu kính với cha mẹ, dạy người yêu biết trân trọng tuổi hoa niên mộng mơ của nhau, và dạy người lính biết tôn kính Tổ quốc, yêu thương đồng đội và đồng bào của mình: “Tôi còn tâm hồn, tim óc, để còn mãi biết yêu em, yêu mẹ cha, yêu tổ quốc và yêu sự thật, dẫu một lúc nào đó phải chơi vơi giữa ngọn triều khổ đau hoặc trong niềm hoan lac.” (TCNC- trang 74)

Cuộc đời của tác giả trải qua nhiều biến cố, một trong những biến cố trọng đại nhất, khả dĩ gây náo nức trong lòng ông, vẫn là giây phút chuẩn bị nhập ngũ: “Tôi sẽ mãi bồng bềnh với những ước mơ của một cuộc nhập thế huy hoàng”. (TCNC – trang 71).

Và khi năm giác quan của tác giả chạm trán với lẽ sống chết trong đời quân ngũ, thì lý tưởng phuc vụ quốc gia dân tộc được khẳng định: “Chiến tranh có mặt trên khắp hang cùng ngỏ hẻm. Ở ngay cả trong từng hơi thở, từng ý nghĩ hiền hòa của em, của tôi, của mọi người”….. “Chúng ta mang trên người lý tưởng phụng sự. Ở đây, lý tưởng không còn là một mỹ từ, không còn là một sáo ngữ. Lý tưởng đó hiển hiện trong từng phút giờ của chúng ta nơi này, trên phần đất tự do. Lý tưởng đó chúng ta mang trong người cùng với lời nhắn nhủ thiêng liêng trong thông điệp Cư An Tư Nguy” (TCNC – trang 73).

Và lý tưởng Cư An Tư Nguy như thể một linh dược, giúp người chiến sĩ cầm bút Song Nhị thêm can trường và tiềm ẩn trong tính cách ấy là một trái tim trữ tình lảng mạn: “Mỗi gian lao là một lần tưởng nhớ, một lần hò hẹn. Tôi đã cười trong khốn khổ, nhọc nhằn, cả trong lúc phiền muộn. Tôi dẫm lên từng khó khăn trở ngại để bước đến cuối đường”.
(TCNC – trang 73).

Hơn ai hết, Song Nhị sinh ra tại Hà Tĩnh, miền đất khô cằn sỏi đá và lớn lên giữa hận thù giai cấp bủa vây, vượt biên từ tuổi đầu đời, trốn sang Lào sau cải cách ruộng đất, về miền Nam, chiến tranh lại bủa vây tứ phía và Song Nhị đã đi vào cuộc chiến bằng sự dấn thân đầy ý nghĩa:
“Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh quá ư quay quắt. Từ mở mắt chào đời, chúng ta đã lớn lên giữa hận thù đổ vỡ. Chiến tranh có mặt trên khắp hang cùng, ngõ hẻm. Ở ngay cả trong từng hơi thở, từng ý nghĩ hiền hòa của em; của tôi, của mọi người. Chúng ta ghê tởm nó, nhưng chúng ta lại không có quyền từ khước nó, vì chúng ta cần có sự tồn tại đích thực. Hoặc hơn nữa, sự tồn tại đích thực cho thế hệ con em ta sau này”. (TCNC – trang 75).

Song Nhị cùng thế hệ tuổi trẻ đương thời đi vào cuộc chiến để bảo vệ miền Nam Tự do,  khi chứng kiến những gì được, những gì mất với tâm trạng có chút gì đó hoài nghi, có chút gì đó bâng khuâng trăn trở trong cuộc dấn thân, mà chưa biết cuộc chiến sẽ đi về đâu. Phải chăng sự nhạy bén của nguời cầm bút nói chung đã tiên tri về một ngày kết cuộc – 30 tháng tư hụt hẫng ngỡ ngàng! Dù ngỡ ngàng, tác giả vẫn trung trinh một lòng với đất nước: “Tôi không mang theo một dự tính nào, nhưng tôi sẽ hài lòng trong cuộc dấn thân nhiều thua thiệt, mà chẳng so đo. Tôi sẽ gom vào ký ức những lần mưa, những lần nắng, những điều không thể nói bằng lời. Tôi vừa mến yêu, vừa hằn học với hiện tại. Tôi có cả một nỗi lòng với đất nước”…(TCNC – trang 76).

Ngày nay, dẫu đã bước qua tuổi cổ lai hy và mái đầu sương điểm mà con chiến mã Song Nhị vẫn còn hí vang rền trên diễn đàn văn học nghệ thuật qua Tuyển Tập Văn 50 năm này. Nếu bảo do méo mó nghề nghiệp thì tôi cam chịu mà cả quyết rằng, CHẤT LÍNH đã hòa quyện vào trong máu của người chiến sĩ cầm bút hôm nay, thay cây súng ngày xưa.

Chất Lính đó hiễn hiện qua giọng văn chân thật, dứt khoát, tự trọng và vô cùng tha thiết, đặc biệt trong giai đoạn mà hiểm họa Hán hóa như cận kề đối với đất nước thân yêu của chúng ta:

Anh tha thiết với tình yêu lẽ sống/ Yêu non sông, yêu Tổ quốc đồng bào
Anh nguyện cầu tăm tối sớm qua mau/ Anh nguyện cầu mùa xuân tràn ánh sáng
Anh thức trắng đêm nằm chờ đợi sáng/ Buổi sáng Việt Nam rực rỡ nắng hồng
(Đợi Sáng – TTV - trang 436).

Chúng ta, những cánh chim bỏ xứ, hiển nhiên là cùng chung một ước nguyện sâu kín đó với nhà văn Song Nhị, tức chiến hữu Trần Kim Lý. Xin chúc mừng sức sống dẻo dai của chiến hữu và xin chào mừng văn hữu rất thủy chung và rất quý mến của tôi và của... quý vị!

KQ Võ Ý
Westminster, 07/2016

Sunday, May 8, 2016

Nua The Ky Viet Nam: Song Nhi: 9780977072996: Amazon.com



Nua The Ky Viet Nam: Song Nhi: 9780977072996: Amazon.com: Books

www.amazon.com/Nua-The-Ky-Viet.../0977072991
Amazon.com, Inc.
by Song Nhi (Author) ... Paperback: 500 pages; Publisher: Coi Nguon; 2nd edition (2010); Language: Vietnamese; ISBN-10: 0977072991; ISBN-13: 978- ...

1 New from $25.00
Add to List
Have one to sell? Sell on Amazon
           Tập bút ký tự truyện, viết bằng máu và nước mắt của hàng triệu nạn nhân  
           cộng sản, kể lại sự thật những biến cố lịch sử nửa thế kỷ máu lệ của dân tộc
           Việt. Tác giả - cựu tù chính trị HO: Song Nhị


See all 2 images


 

 

Nua The Ky Viet Nam (Vietnamese) Paperback – 2010

by Song Nhi (Author)

See all formats and editions

Top 20 lists in Books
View the top 20 best sellers of all time, the most reviewed books of all time and some of our editors' favorite picks. Learn more
Tell the Publisher!
I'd like to read this book on Kindle

Don't have a Kindle? Get your Kindle here, or download a FREE Kindle Reading App.


Product Details

  • Paperback: 500 pages
  • Publisher: Coi Nguon; 2nd edition (2010)
  • Language: Vietnamese
  • ISBN-10: 0977072991
  • ISBN-13: 978-0977072996
  • Product Dimensions: 9 x 6 x 1.5 inches
  • Shipping Weight: 1.8 pounds
  • Average Customer Review: Be the first to review this item
  • Amazon Best Sellers Rank: #7,691,872 in Books (See Top 100 in Books)

 Product Details

  • Paperback: 500 pages
  • Publisher: Coi Nguon; 2nd edition (2010)
  • Language: Vietnamese
  • ISBN-10: 0977072991
  • ISBN-13: 978-0977072996
  • Product Dimensions: 9 x 6 x 1.5 inches
  • Shipping Weight: 1.8 pounds
  • Average Customer Review: Be the first to review this item
  • Amazon Best Sellers Rank: #7,691,872 in Books (See Top 100 in Books)

Monday, May 2, 2016

Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam























ĐỒNG LẦY


Ngày ấy
Tuy xa mà như còn đấy
Tuổi hai mươi
Tuổi bước vào đời
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi
Bốn phía bao la chỉ thấy
Chân mây
Rộng mới tuyệt vời! 
Ngất ngây
Làm sao ngờ tới
Bùn đọng hồ ao mạn dưới phục chờ!
Tuổi hai mươi
Tuổi của không ngờ
Không sợ!
Viễn vông đẹp tựa bài thơ
Mơ ước
Đợi chờ
Vĩ đại…

Nhưng rồi một sớm mùa Thu mùa Thu trở lại
Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại
Ngỡ Cờ Sao rực rỡ
Tô thắm màu xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường
Hung bạo phá bờ kim cổ
Tiếng mối rường rung đổ chuyển non sông
Mặt trời sự sống
Thổ ra
Từng vũng máu hồng
Ôi tiếc thương bao mùa lúa vun trồng
Một Mùa Thu nước lũ
Trở thành bùn nước mênh mông
Lớp lớp sóng hồng
Man dại
Chìm trôi quá khứ tương lai
Máu
Lệ
Mồ hôi

Dớt dãi
Đi về ai nhận ra ai
Khiếp sợ
Sững sờ
Tê dại!
Lịch sử quay tít vòng ngược lại
Thời hùm beo rắn rết công khai
Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai
Đúng lúc đất trời nhợt nhạt
Bọn giết người giảo hoạt
Nâng cốc mừng thắng lợi liên hoan
Điệu nhạc cơ hàn thăm thẳm miên man
Điệp khúc lìa tan thúc giục
Ngục tù cất bước oan khiên
Thành thị, thôn quê, sơn hải trăm miền
Hội tụ!
Bãi sú
Bờ lau
Rừng rú
Thây người vun bón nuôi cây
Đạo lý tối cao ở xứ đồng lầy
Là lừa thầy, phản bạn
Và tuyệt đối trung thành vô hạn
Với Đảng, với Đoàn, với lãnh tụ thiêng liêng
Hạt thóc, hạt ngô phút hóa xích xiềng
Họa, phúc toàn quyền của Đảng!
Dần dà năm tháng
Mắt ngả sắc vàng, da sắc xám
Đi về ai nhận ra ai?
Ôi, ngàn hoa run tái!
Đáng thương giữa chốn đồng lầy
Sậy úa, lau gầy, lạc loài thảm hại
Rồi đây, khi mặt trời thức dậy
Chắc là hoa đã tàn phai
Chẳng còn được thấy!
Tôi vẫn ngồi yên mơ màng như vậy
Mặc cho đàn muỗi quấy rầy
Bóng tối lan đầy khắp lối
Không còn phân biệt nổi
Trâu hay người lặn lội phía bờ xa
Gai gốc nổi lên da
Cái họa áo cơm không chừa ai hết!
Buồn nghĩ tới chuyện xưa Thần Chết
Cùng Lão Tiều đốn củi già nua
Tôi ngước trông xem có một ngôi chùa
Ngôi chùa đã trở thành huyễn mộng
Con ác điểu hoài nghi xù đôi cánh rộng
Truy lùng mồ mả cha ông
Thánh thất, miếu đường xáo động
Con thuyền chở đạo nghiêng chao
Sóng gió thét gào, man rợ
Tiếng sinh linh nức nở, âm thầm
Mặt đất tím bầm, tiết đọng
Lá cờ lật lọng
Nhân buổi dương tàn âm thịnh cao bay!
Thần tượng cuồng quay
Hình thay
Lốt rũ
Hang Pắc Bó hóa thành hang ác thú
Bác Hồ già hóa dạng Bác Hồ Ly
Đôi dép lốp nặng bằng trăm đôi dép sắt
Bộ ka ki vàng, vàng như mắt dân đen!
Quỷ quái
Đê hèn
Lừa đảo
Gia tài tra khảo cướp trơn tay!
Từ buổi Quỷ Vương hớn hở mặt mày
Đứng trước Đảng kỳ trịnh trọng
Đọc lời khai mạc thuở hoang sơ
Tụ tập đảng viên đại hội dưới cờ
Nguyện đem cuộc đời hơi thở
Đạp bằng, phá vỡ
Ngàn năm văn hiến ông cha
Ảo vọng dựng lên một thứ sơn hà
Mê muội, nặng nề, không hề nghiêng ngả!

Nó lùa
Nó thả
Lũ mặt người dạ thú xông ra
Khiến đồng xa
Nơi mấp mô mồ mả
Các hồn ma cũng hả vong linh
Vì thấy địa ngục của mình
Còn ít nhục hình hơn dương thế!
Mạng sống không bằng con giun, con dế
Đầu ngẩng lên tuy nhìn thấy trời xanh
Mà chân không thể nào rút khỏi
Vũng lầy man mọi, hôi tanh

Ma quỷ rình canh, nghiệt ngã
Rau cháo cầm hơi, mồ hôi tầm tã
Bọn sậy lau đã chán cả chờ trông
Hầu cam phận sống trong bùn xám
Đời càng u ám
Quỷ Vương càng đình đám liên hồi
Ôi, dần dà tôi không phải là tôi
Một khối rũ mòn, nhức nhối
Mang đầy mộng ước thiu ôi
Nếu tôi đổ mồ hôi
Mồ hôi sẽ hòa máu phổi
Nhưng những niêu cơm quá vơi mà Đảng đem phân phối
Không nhường thịt gân một chỗ để đàn hồi!
Bao đêm rồi tôi nguyện luyện hồn tôi
Trút bỏ buồn đau, tiếc hối
Nén dập hờn căm dữ dội
Ngày đêm dìm buộc thân tôi
Nhão nhừ!
Nóng hổi!
Nhưng làm sao trút và nén nổi
Nhưng làm sao điếc, mù, câm nổi
Khi con người chưa sống được bao nhiêu
Cũng như khi chưa yêu mến thật nhiều
Làm sao biết ghét!
Chỉ quả bóng xì hơi đã bẹp
Mới để cho Người -Định Mệnh giẫm lên trên
Còn những đại dương sóng dậy vang rền
Chỉ dịu lắng khi mệt vì bão táp!
Tôi ngồi yên nghe thời gian chậm chạp
Mang tâm hồn thấm hết cảnh trăng suông
Trên đồng không nước lội sương buông
Cây cỏ lạnh mờ, hoang vắng
Ôi những bờ xa, lời xanh nhạc nắng
Nếu có kẻ cho đời là cay đắng
Hãy vào đây nếm thử vị đồng lầy
Cho dạ dày, óc, tim, lưỡi, cổ
Biết biệt phân tân khổ, ngọt bùi!
Giữa biển vui không hiểu tiếng cười
Là những kẻ cuộc đời chưa dậy sống
Trời cao biểu rộng có cũng như không!
Một tiếng quạ kêu ảo não rỏ xuống đồng
Tôi tỉnh hẳn trở về cơn ác mộng
Muỗi nhơn nhỡn từng đàn vang động
Những con cưng của ngừng đọng tối tăm
Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm
Nên chúng tưởng màn đen là ánh sáng!
Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng
Chửi bới mặt trời
Ca ngợi đêm đen
Lũ sậy lau còm cõi đứng chen
Hơi có gió là cúi đầu rạp hết
Bát ngát chung quanh một màu khô chết
Đồng lầy mỏi mệt
Lặng câm, lũ kiến đi về
Ôi, cuộc đời hay một cơn mê
Mà người, ngựa, trâu, bò giống nhau đến thế!
Những chiếc sơ mi bỏ ngoài để che bụng phệ
Đi về chễm chệ “Von-ga”
Lúc vuốt xoa
Lúc hăm dọa
Lúc gật gù
Với một lũ lù lù rác rơm ẩm mốc
Những loài thảo mộc
Ngu ngốc
Ù lì
Nhẫn nhục
Nằm đợi ngày tàn mục thối tha
Mặc cuốc kêu thê thảm đêm ngày
Xác gầy, khổ não!
Bọn gỗ đó phải chờ giông bão
Mới chịu ào ào nhổ rễ đứng lên
Nhưng hình như Trời đã bỏ quên
Mảnh đất đồng lầy xám ngắt
Nên tôi vẫn ngồi đây héo hắt
Mắt thâm quầng trông ngóng trời xanh
Bốn chung quanh ếch nhái vẫn đồng thanh
La ó mong làm hỏng tin, hư óc
Để trai tráng say mùi chết chóc
Để người già yên vui tang tóc
Tóm lại là để tình nguyện ly tan
Nhưng mặt trời mùa thu mà như tiết đại hàn
Súng ống từng đoàn run run, nhớn nhác
Đảng lùa đi tan tác, thương vong
Mái ngói, mái gianh lệ thảm ròng ròng
Nhỏ xuống bốc hơi trong lòng vạc bỏng
Đảng dữ thét gào, hóc xương ngang họng
Giọng thều thào, gượng gạo hung hăng
Lưới thép nền chuyên chính tung quăng
Khốc liệt
Bậy xằng
Ức oan
Cay đắng

Dân đen tay trắng cam đành
Từ rừng núi hoang vu tới phố xá thị thành
Từ hải đảo xa xôi tới ruộng đồng bát ngát
Màu áo vàng cảnh sát
Tràn lan
Nhợt nhạt cả màu xanh!

Cuộc sống đồng lầy rộp rát, nhoét tanh
Bom đạn chiến tranh còn giật giành chút xương da thảm hại
Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại
Cái cảnh một trai giành nhau chín gái
Đương diễn ra và sẽ còn diễn mãi
Nếu Đảng còn nắm vận mạng tương lai
Lũ sậy lau xưa chỉ biết thở dài
Cũng phải ngước trông đất trời, vấn hỏi?
Trăng lặn…
Sao tàn…
Bình minh không mong mỏi
Từ từ xuất hiện trong sương
Một bình minh héo hắt thảm thương
Đẩy dân tộc trên giường xuống đất
Hãy lắng nghe một điều chân thật!
Bình minh đây đau khổ nhất địa cầu
Nó báo hiệu một ngày không một phút
Thảnh thơi, thoải mái, ngẩng đầu
Bình minh đây muôn thủa một màu
Nó báo hiệu mồ hôi kiệt quệ
Những con người
Không, những chiếc máy thảm thê
Không dầu, không mỡ
Hỏng vỡ trước thời gian
Hãy coi chừng phải giữ vẻ hân hoan
Tiếng khóc, tiếng than làm yêu ma run sợ
Tội chúng phạm vô cùng man rợ
Lộ ra
Ai để chúng sinh tồn?
Nên lo âu, hốt hoảng, bồn chồn
Chúng nghe ngóng bỏ tù tiếng nói
Hỡi tất cả những chân trời sáng chói!
Hãy hiểu rằng yên lặng nơi đây
Giữa chốn đồng lầy
Là tiếng gọi lâm ly đầy tuyệt vọng

Biết bao Mùa Thu lật lọng
Bị lôi lên giàn lửa mùa hè
Tôi vẫn chờ trông muôn vạn tiếng ve
Dạo khúc tưng bừng báo trước
Mùa hè khắp nơi đang tiến bước
Tiêu diệt thu đông
Lấy lại sắc hồng
Phá cũi sổ lồng cho đàn chim bất hạnh
Nhưng giờ đây Thu lạnh
Vẫn thỏa sức tung hoành
Giết hại màu xanh
Sặc sụa mùi tanh
Nó dùng máu hãm những giòng nước mắt
Vắt những giọt mồ hôi
Bịt tiếng người câm bặt
Mong bốn phương lặng ngắt giữa cơ hàn!
Để nó tự do vang dạo khúc đàn
Yêu ma!
Lừa bịp người xa
Buốt óc người gần

Trời đất ơi, nếu có quỷ thần
Quỷ thần sao dung tha mãi nó?
Đôi lúc nghe mơ hồ trong gió
Tiếng đời qua sóng đỏ vọng về đây
Bao ước mơ chìm chết đã lâu ngày
Lại nghẹn ngào trỗi dậy
Đau xót, thương tâm!
Bên ngoài kia cuộc sống vang ầm
Sao đây mãi âm thầm trong nấm mộ?
Phẫn nộ oằn lên, bao khổ!
Không gian hỡi, hãy tan tành sụp đổ
Cho thời gian đừng làm khổ con người
Cho đười ươi, khỉ đột hết reo cười
Trong đen tối, đày đọa
Ôi, cái buổi đất trời giáng họa
Cũng là ngày hể hả trái tim đau!

Nhưng gió kể làm gì chuyện bốn bể năm châu!
Chuyện những chân trời bấy lâu yêu dấu
Tuyết ấm rơi, lòng người đôn hậu
Đảo thần ngời sáng ngọc châu
Gió hãy thương kẻ bị đóng trên tọa độ thảm sầu
Giấc chân trời mòn mỏi thương đau
Bốn phía trước sau toàn bóng
Những người - trâu dầm mình trong bùn đọng
Hoặc trong hầm, trong xưởng rũa gân xương
Để tối về theo lệnh Diêm Vương
Vác bụng đói tới nghe bầy quỹ dữ
Giả danh nghĩa là những vì thiên sứ
Đặt chương trình hút máu mài xương
Nhưng lấy tên “Xây dựng thiên đường”
Để mong mộ thêm nhiều nô lệ mới
Tôi không hiểu loài ễnh ương ca ngợi
Cái “Thiên Đường” khủng khiếp của ma yêu
Được chúng cho công xá bao nhiêu
Mà đêm tối to mồm, đinh nhức óc
Ấy cơm cá Ma Vương đầy xương hóc
Hãy coi chừng kẻo nuốt khó trôi qua
Cứ ra đi, hơi lạc điệu bài ca
Là Đảng ném toàn gia vào hỏa ngục!

Tháng năm trôi Mùa Thu Ô Nhục
Vẫn kéo dài ngang ngửa dẫy Trường Sơn
Chúng tôi tuy chìm ngụp giữa bùn trơn
Song sức sống con người hơn tất cả
Trước sau sẽ vùng lên quật ngã
Lũ quỷ yêu xuống tận đáy đồng lầy
Huyệt chôn vùi Thu Nhục Nhã là đây
Hè, Xuân sẽ huy hoàng đứng dậy
Dù chúng tôi hẩm hiu không được thấy
Màu Hè, Xuân thì đời của chúng tôi
Cũng làm cho nhân loại đổ mồ hôi
Khi tưởng tới bóng Cờ Ma Đỏ Ối!
Mặt trời lên cao, lòng tôi nhức nhối
Muốn cắt ngay cái phần hôi thối
Trên thân mình dằng dặc của thời gian
Nhưng nổi tiếng lì gan
Thời gian thản nhiên từ khước
Tháng năm nặng nề lê bước
Xót xa
Ô nhục
Đọa đày

Tôi muốn kêu to trong câm lặng đen dầy
Cho nhân loại trăm miền nghe thấy
Ồ ạt đổ về đây
Lấp hộ đồng lầy
Diệt bầy muỗi độc
Ngày đêm phá hủy hồng cầu
Nhưng giữa bùn sâu ngập cổ ngập đầu
Tiếng kêu cứu khò khè trong cuống họng!
Trong khi ấy những lời lật lọng
Của muôn loài ếch nhái vẫn vang ngân
Bịp bợm xa gần
Năm châu bốn bể

Tôi biết thế, nên càng không thể để
Cho thời gian trì trệ nhấc tôi lên
Tôi xiết rên, quằn quại, tự tìm đường
Dù có phải bồi thường bằng xương thịt
Tôi không thể an tâm nằm hít
Mùi bùn đen tanh tưởi khiếp kinh
Bốn chung quanh ma quỷ nấp canh rình
Súng ống sẵn sàng nhả đạn
Con người tôi tiêu điều nứt rạn
Có sợ  gì viên đạn oan khiên
Giải thoát bao đau khổ triền miên
Hồn tôi tới trời quên bay bổng
Màn thép kia dù không lỗ hổng
Tôi sẽ dùng răng cắn đứt một khâu
Dù quỷ yêu bắt được quẳng vạc dầu
Tôi vẫn sẽ lao đầu không hối hận
Dưới bùn sâu, người trâu lận đận
Đuổi bắt mặt trời theo lệnh Ma Vương
Lũ tiểu yêu ngang dọc đầy đường
Đốc thúc, nghe rình lời than tiếng thở
Thằng này, sao mặt mày không hớn hở?
Thằng kia, sao dám thở dài?
Lũ chúng bay phải làm việc bằng hai
Để Quỷ Chúa mừng sống dai trăm tuổi!
Giữa thời gian, muôn người đương chết đuối
Lòng cầu sao nhanh chóng khắp địa cầu
Đứng đều lên, ồ tới đánh toang đầu
Con Rắn Đỏ vô cùng hung hiểm
Nó sinh ra lớn lên nhờ súc siểm
Nhả nọc hận thù, phờ phỉnh công phu
Khéo léo đầu cơ lòng yêu nước đui mù
Lạy lục Tàu Nga không hề điếm nhục
Đủ hơi sức, nó hiện hình phản phúc
Ngóc đầu phì, rít, bất nhân
Cắn cổ lê dân, quăng quật mộ phần
Phá đạo, phá đời, uống khô sông suối!
Ôi thằng Tây mà trước kia
người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ nanh vuốt của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả!
Lòng ái quốc bị lừa còn đương nằm buồn bã
Đảng gian ma mong kiếm chác thêm gì?
Bây tha hồ viện tới Lý, Trần, Lê
Người dân đã chán chê với cái trò hề chiến tranh cách mạng
Cái học được: khăn tang và nạng
Cái mất đi: ánh sáng cuộc đời
Đảng bắt câm, bắt nói, bắt khóc, bắt cười
Bắt đói, bắt làm, hé răng oán than

Là tù ngục mục xương độc đoán
Phải chăng đó giá công lao huyết hãn
Mấy ngàn ngày đánh Pháp những năm xưa?
Biết là bao ô uế, lọc lừa
Người dân đã có thừa kinh nghiệm
Bùa phép yêu ma không còn linh nghiệm
Bạo lực đen ngòm trắng nhởn nhe nanh
Trại lính, trại tù  xây lũy thép vây quanh
Song bạo lực cũng đành bất lực
Trước sự chán chường tột bực của nhân tâm!

Có những con người giả đui điếc thầm câm
Song rất thính và nhìn xa rất tốt
Đã thấy rõ ngày đồng lầy mai một
Con Rắn Hồng dù lột xác cũng không
Thoát khỏi lưới trời lồng lộng mênh mông
Lẽ cùng thông huyền bí vô chừng
Giờ phút lâm chung
Quỷ yêu làm sao ngờ nổi!

Rồi đây
Khi đất trời gió nổi
Tàn hung ơi, bão lửa, trốn vào đâu?
Bám vào đâu?
Lũ chúng bây dù cho có điên đầu
Lo âu, phòng bị
Bàn bạc cùng nhau
Chính đám sậy lau
Sẽ thiêu tất lũ bây thành tro xám!
Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước, phá nhà
Đã tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả!
Song bây vẫn tiệc tùng nhật dạ
Tưởng loài cây to khỏe chặt đi rồi
Không gì nghi ngại nữa!
Bây có hay sậy lau gặp lửa
Còn bùng to hơn cả đề, đa
Những con người chỉ có xương da
Sức bật lật nhào, tung hết!

Hoa cuộc sống, Đảng xéo dày, mong nát chết
Nhưng mà không, sông núi vẫn lưu hương
Mỗi bờ tre, góc phố, vạn nẻo đường
Hương yêu dấu còn thầm vương thấm thiết
Nếu tất cả những tâm hồn rên xiết
Không cúi đầu cam chịu sống đau thương
Nếu chúng ta quyết định một con đường
Con đường máu, con đường giải thoát
Dù có phải xương tan thịt nát
Trong lửa thiêng trừng phạt bọn gian ma
Dù chết chưa trông thấy nở mùa hoa
Thì cũng sống cuộc đời không nhục nhã
Thì cũng sống cuộc đời oanh liệt đã!
Nếu chúng ta đồng tâm tất cả
Lấy máu đào tươi thắm tưới cho hoa
Máu ươm hoa, hoa máu chan hòa
Hoa sẽ nở muôn nhà muôn vạn đóa
Hoa hạnh phúc tự do vô giá
Máu căm hờn phun đẫm mới đâm bông!
Đất nước sa vào trong một hầm chông
Không phải một ngày thoát ra được đó
Con thuyền ra khơi phải chờ lộng gió
Phá xích, phá xiềng phải sức búa đao
Còn chúng ta phải lấy sức làm bè
Lấy máu trút ra, tạo thành sóng nước
Mới mong nổi lên đồng lầy tàn ngược
Nắm lấy cây sào cứu nạn trên  cao
Tiếp súng, tiếp gươm bè bạn viện vào
Phá núi, vén mây, đón chào bão lộng
Mới có thể tiến vào hang động
Tiêu diệt yêu ma
Thu lại đất trời
Thu lại màu xanh
Ánh sáng
Cuộc đời

Chuyện lâu dài, sự sống ngắn, chao ôi!
Nỗi chờ mong thắm thiết mãi trong tôi
Tôi mong mãi một tiếng gì như biển ầm vang dội
Một tiếng gì sôi nổi con tim
Đã bao năm rồi teo chết nằm im
Trong những quan tài hình hài hèn đớn
Âm tiếng đó dội lan qua các trại tù, trại tập trung rùng rợn
Làm suy nghĩ lũ quân thù trâu lợn
Tái tạo niềm tin cho tất cả những ai
Đã gần như tuyệt vọng ở ngày mai
Lũ lau gầy, sậy úa, cỏ tàn phai
Náo nức
Reo hò
Trông ngó
Âm tiếng đó gây thành giông gió
Khắp đại dương cùng khổ âm u
Chớp xé trời đen, báo hiệu lũ quân thù
Giờ hủy thể!
Tôi mong mãi một tiếng gì như tiếng ầm vang của bể
Đồng bào tôi cũng mong như thế
Tôi lắng nghe
Hình như tiếng đó đã bắt đầu
Nhưng tôi hiểu rằng đó là tiếng của lịch sử dài lâu
Nên trời đêm dù thăm thẳm ngòm sâu
Dường như vô giới hạn trên đầu

Tôi vẫn nguyện cầu
Vẫn sống và tin
Bình minh tới
Bình minh sẽ tới
Cờ Vô Đạo đương ngang trời phấp phới
Tôi vẫn mơ chân lý tận xa vời
Tới lùa tan ngàn vực tối trên đời
Trong hào quang dữ dội hiển linh!
Muôn ầm ầm chấn động trời thinh
Báo hiệu bình minh sét nổ
Ôi, ghê sợ cả một trời phẫn nộ
Cả một trời đau khổ khôn lường
Đã bao ngày ném xuống thảm thương
Dưới tận đáy đồng lầy tủi hổ
Sẽ trào dâng như sóng gầm, thác đổ
Bọn quỷ yêu sẽ tới ngày tận số
Xác lũ bây sẽ ngập đường, ngập phố
Máu lũ bây hoen ố cả nền trời
Kèn tự do đắc thắng nơi nơi
Khai mạc bình minh
Khôi phục cuộc đời
Ôi tôi sống
Và  tôi chờ đợi
Ngày triệu triệu trái tim bùng nổ tung trời!
Đêm đồng lầy lõm bõm sương rơi
Cú rúc
Trăng buồn
Rười rượi…

(Khuyết danh 1972, Bản Chúc Thư VNTP xb)

Nói Chuyện Với Thơ

MÙA HÈ CỦA TÔI Nắng ở trên trời, hè - nắng xuống Đã quen rồi từ bao lâu nay Dẫu thiên hạ lắm người than nắng nóng Với tôi thì nắng… ...