Thursday, November 28, 2019

Nói Chuyện Với Thơ



MÙA HÈ CỦA TÔI


Nắng ở trên trời, hè - nắng xuống
Đã quen rồi từ bao lâu nay
Dẫu thiên hạ lắm người than nắng nóng
Với tôi thì nắng… cũng hay hay

Nắng xuống ngập vườn tôi mỗi sáng
Làm cho hoa thành một luống thơ
Nhiều khi chợt (vô tình?) cơn gió đến
Lòng chùng theo từng nỗi nhớ vu vơ

Hình như nhớ mùa hè và tiếng võng
Đong đưa hoài nhịp điệu tuổi thơ quê
Và tiếng ve, và dịu dàng hoa phượng
Nở âm thầm trong lưu bút xa xưa

Hình như nhớ một sân trường gió lộng
Lá ngập ngừng rồi lá ngẩn ngơ bay
Cây ở lại nhìn bóng mình đổ xuống
Mùa hè buồn nghiêng theo một dáng ai

Hình như tiếng giòng sông xưa réo gọi
Tiếng con đò khua mái nước xanh trong
Và mùa hè của tôi, chắc là mãi mãi
Là mùa hè của những bâng khuâng..

Hùng Vĩnh Phước

Monday, November 18, 2019


THẰNG CÔNG AN





*Tưởng nhớ Trần Thành Đ.

về một mảng đời khó quên.



Thằng công an

và tôi

hai đứa ở chung một nơi

ba năm

trong trại tù Z30A Xuân Lộc



Thằng công an – sĩ quan 

đồng phục màu vàng

mang cấp hàm màu đỏ

từ ngoài bắc vào

giai cấp bần nông lên vai ông cán bộ



Tôi quần áo màu xanh

thằng tù cải tạo

được chuyển về Nam

năm một chín tám mươi
từ trại Lý Bá Sơ Thanh Hóa



Thằng công an tự do

mang vòng kim cô

chung với tôi

vòng rào kẽm gai

tường xây cao năm thước



Thằng công an rất người

biết buồn biết vui

biết thương cảm người sa cơ lỡ vận



Thằng công an không biết tôi tội gì

tôi không biết tôi tội gì

gặp nhau tự nhiên thân thiết



Ngày tôi được thả

thằng công an giả vờ khám xét tư trang

nhét vào túi quần áo tôi

năm chục đồng lộ phí

(sau lần đổi tiền

một ngàn đồng “tiền ngụy”

lấy một đồng tiền Hồ)



Một buổi chiều mùa thu

năm một chín tám sáu

thằng công an bị lột áo giữa hí trường

bị đuổi về quê chăn bò cuốc đất

lam lũ cuối đời



Thời rừng rú lên ngôi

không có chỗ “đem chí nhân thay cường bạo” (*)



Tôi nghĩ đến hai miền đông/tây nuớc Đức

ngày hòa bình thống nhất

không tổn một giọt máu đào

lại thương giống nòi. dân tộc. đồng bào

hai mươi năm thương đau

huynh đệ tương tàn nồi da xáo thịt 



Nghe tin thằng công an mất

ngày 31 tháng 5

ở tuổi gần sáu lăm

tôi thắp nén nhang đứng vái giữa trời

cầu cho linh hồn người về cõi tịnh./



song nhị

San Jose, 6/2019



(*) Nguyễn Trãi –Bình Ngô Đại Cáo


Saturday, July 22, 2017

NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM





Bút Ký . Tự Truyện

Half A Century of Vietnam
Personal Narratives v Third Edition

CỘI NGUỒN 2017
Printed in The United States of America
ISBN  : 978 - 1543189773

Tuesday, June 20, 2017

CSTV Cội Nguồn hân hạnh giới thiệu Tuyển Tập Truyện Ngắn tạp chí Nguồn 2017





Nhận định rằng: Vũ trang, bạo lực không thể xóa bỏ được chữ nghĩa, lẽ phải và ý thức dân tộc... vì đó là giá trị nhân sinh cao quý. Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn thực hiện Tuyển Tập Truyện Ngắn tạp chí Nguồn 2017 nhằm đóng góp vào dòng văn học lưu vong đang càng ngày càng lớn mạnh đầy triển vọng.

Tuyển tập, tập hợp 45 truyện ngắn của 45 tác giả trong nước và hải ngoại, từng cộng tác thường xuyên; hoặc gửi bài góp mặt với Nguồn từ Số Ra Mắt, tháng Tư 2004 đến Nguồn số 62, tháng Bảy 2017.

Truyện được tuyển chọn từ hàng trăm truyện đã đăng tải trên NGUỒN trong gần hai thập niên, phát hành từ miền Bắc California đến khắp lục địa Hoa Kỳ và các quốc gia trên toàn thế giới, tại các đô thị, nơi quần cư của các cộng đồng người Việt tỵ nạn.

Wednesday, June 7, 2017

Nhận Định Tổng Thể Về Thơ Tuệ Nga



Trong văn học Trung Hoa, từ thời đại xa xưa, Chu Hy cho rằng “nhân chi sơ tính bản tĩnh”. Từ “bản tĩnh”, do cảm xúc của dục tính mà “tĩnh” chuyển sang “động”. Và một khi tâm đã động thì trí sẽ vận dụng đến suy tư, khi đã suy tư thì phải thốt lên bằng tiếng nói. Lời nói không đạt tới được cái tận cùng của cảm xúc nên sinh ra vịnh thán. Khi đã vịnh thán thì không thể không vận dụng đến tiết tấu tự nhiên từ mối rung động xốn xang... Và từ mối rung động đó mà một thể tính cảm xúc xuất hiện. Người ta gọi đó là nguồn thơ.

Friday, June 2, 2017

Sau Trận Cuồng Phong - Bài Thơ Viết Trước cổng Trường Vạn hạnh




Truyện
Song Nhị

 Trong số những người tới thăm đất Thần Kinh mùa Xuân năm ấy có cả Trương Lưu, quê ở Gia Định, đậu cử nhân thời Ngô Đình, được bổ làm quan Phó Tỉnh Phước Tuy.
Cuối năm Canh Tý, nạn giặc nổi lên đánh phá khắp nơi, nhất là ở những vùng xa xôi thôn dã. Cuộc sống thanh bình an vui của người dân bỗng trở nên hãi hùng vì những vụ khủng bố, bắt cóc, ám sát, giật mìn xe đò, đắp mô chặn đường, phá cầu, ngăn sông, cản chợ... Ban ngày nông dân không dám đi làm, sợ bị bắt đem vào rừng. Ban đêm đàn ông, thanh niên bỏ trốn; đàn bà, trẻ con ở lại giữ ngôi nhà, mảnh vườn. Từ đó ruộng đồng bỏ hoang, ngành bán buôn thương mại ế ẩm, đình trệ. Trường học ở thôn quê phải đóng cửa.
Để an dân và bình định hương thôn xã ấp, triều đình nhà Ngô ban hành quốc sách ấp chiến lược. Trương Lưu được giữ chức Quản Hạt quận Mỏ Cày. Nhiều quan chức mới được triều đình bổ nhiệm về các địa phương thi hành quốc sách. Nhờ vậy, không bao lâu nạn giặc bớt hoành hành. Đám thảo khấu không nơi ẩn náu phải bỏ về rừng rú.

Wednesday, May 31, 2017

Biến Cố 1963 - Sự Thật Đã Thuộc Về Lịch Sử Chưa?



Biến Cố 1963 - Sự Thật Đã Thuộc Về Lịch Sử Chưa?

**
Năm 1963 tôi dành hết thì giờ chuẩn bị cho năm sau vào đại học nên không đi chơi và cũng ít quan tâm đến những chuyện khác, ngoài việc học thi. Nhưng tình hình chính trị xã hội tại Saigon nói riêng và khắp miền Nam nói chung bấy giờ tác động rất mạnh vào tâm lý và suy nghĩ của quần chúng. Tôi không còn khép mình bên bàn học mà đã có những buổi trong tuần đến chùa nghe thuyết pháp, đi xem những cuộc biểu tình ngoài đường phố. Tôi nói đi xem, chứ chưa bao giờ tôi tham gia vào một cuộc biểu tình nào trong thời gian biến động đó.

Nói Chuyện Với Thơ

MÙA HÈ CỦA TÔI Nắng ở trên trời, hè - nắng xuống Đã quen rồi từ bao lâu nay Dẫu thiên hạ lắm người than nắng nóng Với tôi thì nắng… ...