Friday, January 30, 2015

HOÀNG CẦM VÀ KỊCH BẢN KIỀU LOAN



























 


















Trong suốt dọc dài lịch sử Việt Nam, từ một nghìn năm trở lại đây có hai vụ án được ghi chép, truyền tụng và nhắc nhở với tất cả mối thương cảm, bất bình đến phẫn hận
.
Vào giữa thế kỉ thứ 15, Nguyễn Trãi, một nhà văn hóa và là một chiến lược gia lỗi lạc, vị khai quốc công thần của dân tộc, cùng với dòng họ ba đời, đã bị bức hại oan khiên trong vụ án Lệ Chi Viên, mà lý cớ là cái chết của nhà vua trẻ Lê Thái Tông, 20 tuổi, băng hà trong một đêm khuya khoắt, nơi vườn vải đất Kinh Bắc.

Và Thị Lộ, 30 tuổi, phu nhân của vị khai quốc công thần, với tước vị Lễ Nghi Học sĩ, có mặt trên đường phò giá nhà vua về cung, đã bị khép tội giêtÙ vua. Thời đại nào cũng vạây, cũng có bọn này, bọn gian thần trong triều đình nhà Lê, đã giàn dựng vụ án tru di tam tộc dòng họ Nguyễn Trãi và từ đó, đến mấy nghìn năm sau nữa, hậu thế khó có thể khuây nguôi nỗi bất bình đối với triều đại nhà Lê... 

Sáu trăm năm sau, ở thời đại chúng ta, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, môt vụ án văn học làm kinh thiên động địa. Vụ án Văn Học này khởi đi từ tập Giai Phẩm Mùa Xuân do nhà xuất bản Minh Đức ấn hành tháng 1 năm 1956 tại Hà Nội. Tháng 8 năm 1956, trong một khóa học kéo dài 18 ngày do Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức, các văn nghệ sĩ miền Bắc đã mạnh mẽ phê phán sự lãnh đạo khắc nghiệt của nhà cầm quyền cộng sản, và đòi hỏi được tự do sáng tác.

Để đè bẹp đội ngũ những người cầm bút, dập tắt tiếng nói bằng lương tri của giới văn nghệ sĩ, Trung ương đảng và giới cầm quyền đã đóng cửa các tờ báo Nhân Văn, Trăm Hoa, và các tạp chí Giai Phẩm Mùa Đông, Giai Phẩm Mùa Thu. Cuộc khủng bố trắng kéo dài trong suốt hai năm, đến năm 1958 thì có 304 văn nghệ sĩ đươc tập trung lại tại Thái Hà Ấp qua cái gọi là “khóa học tập nghiên cứu”, mà mục đích là để tẩy não, răn đe và khống chế tư tưởng người cầm bút. Sau đó một số nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, trí thức lần lượt bị bắt bớ, tù đày, lao động cải tạo.

Hơn 40 năm sau, giờ đây chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, một thế kỉ mới mở đầu, những người từng sống qua thời kỳ đó, ký ức còn in hằn những rung động xót xa. Thời gian lùi xa đã nửa đời người, mỗi lần nhắc đến, thế hệ chúng ta hôm nay vẫn còn nhớ rõ tên từng người, những Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, Quang Dũng, Văn Cao, Lê Đạt, Tạ Hữu Thiện, Nguyễn Sáng, Phùng Cung, Sĩ Ngọc, Đặng Đình Hưng, Chu Ngọc... đó là những tinh hoa đang mùa nở rộ của dân tộc đã bị thành kiến chính trị và quyền uy độc tôn, làm thui chột, héo tàn.

Trong số những tài năng thuộc phong trào Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc đã để lại cho người, cho đời, cho kho tàng văn học nước nhà những thơ văn giá trị, chúng tôi xin giới thiệu thi sĩ Hoàng Cầm, một trong số người hiếm hoi còn ở lại với chúng ta đến hôm nay, cùng chúng ta và cả nhân loại đón chào thiên niên kỉ mới.

Thi sĩ Hoàng Cầm là tác giả của những vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan, Lên Đường, Cô Gái Nước Tần, Viễn Khách và những bài thơ, đã đưa tên tuổi ông đi vào bất tử như: Đêm Liên Hoan, Bên Kia Sông Đuống, Lá Diêu Bông, và nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. Ngoài những vở kịch thơ viết trong khoảng thập niên 40, mãi đến 50 năm sau ông mới ấn hành được thêm bốn tập thơ khác: Men Đá Vàng (1988), Mưa thuận thành  (1990), Lá Diêu Bông (1991), 99 Tình Khúc (1995).

Kiều Loan là vở kịch thơ có nội dung ca ngợi những lý tưởng xã hội cao đẹp của Tây Sơn, thông qua một bi kịch gia đình. Vở kịch được khởi viết từ năm 1942 khi tác giả vừa tròn 20 tuổi, và viết xong trước năm 1945. Vở kịch được trình diễn lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 11 năm 1946 tại Nhà Hát lớn, Hà Nội.

Kiều Loan là đứa con tinh thần, và cũng là đứa con máu thịt của nhà thơ. Nghệ sĩ Tuyết khanh, người thủ vai Kiều Loan của vở kịch, những năm sau là phu nhân của nhà thơ, và ông bà đã đặt tên cho ái nữ, đứa con đầu lòng là Kiều Loan.

Năm 1946, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với lớp thanh niên nhiệt tình yêu nước, Hoàng Cầm đi theo kháng chiến, năm 1954 thi sĩ trở về Hà Nội thì vợ con đã theo dòng người tìm tự do, di cư vào Nam.

Năm 1975, thêm một khúc quanh nghiệt ngã của lịch sử đất nước, cơn lốc chính trị cuốn theo định mệnh của mỗi gia đình và mỗi con người. Khi nước nhà thống nhất,  cũng là lúc, sự tan hợp bẽ bàng đến với biết bao gia đình. Sau hơn 20 năm chờ đợi một ngày, thì ngày đó nữ sĩ Tuyết Khanh đã theo dòng người di tản ra nước ngoài. Kiều Loan kẹt lại sống lao đao giữa một xã hội nhập nhòe tranh tối tranh sáng, mãi tới 6 năm sau cô mới vượt biên đến được bến bờ tự do.

Kiều Loan đến Mỹ, như một cơ duyên, vở Kiều Loan cũng đã “nhập cảnh” Hoa Kỳ và đã xuất hiện trên sân khấu hải ngoại, với sự khuyến khích, nâng đỡ của nữ sĩ Tuyết Khanh và nhạc sĩ Phạm Duy, cùng sự đóng góp nhiệt tình của đạo diễn Nguyễn Công và các văn nghệ sĩ khác.

Kiều Loan đã thành công. Vở diễn được sự đón nhận nồng nhiệt của mọi tầng lớp khán giả. Từ đó vở kịch thơ Kiều Loan của tác giả Hoàng Cầm được hâm mộ nhắc nhở; và ái nữ Kiều Loan của thi sĩ Hoàng Cầm cũng bước vào diễn đàn nghệ thuật, đảm nhận vai trò của một nữ nghệ sĩ diễn xuất, nổi bật nhất là giọng ngâm thơ truyền cảm, thu hút tâm hồn người nghe.

Khi được hỏi về vở kịch Kiều Loan, Hoàng Cầm đưa hai tay lên trời mà than: “Định mệnh! Vở kịch đã vận vào cả cuộc đời, kinh quá!”
Có một quan điểm xưa nay vẫn cho rằng thơ vận vào người. Thực ra đó chỉ là hệ luận của tính thần giao cách cảm, với thời gian và sự kiện mà chỉ ở một số người nào đó bắt đươc “làn sóng” này. Chúng tôi gọi đó là khả năng tiên tri của một nhà thơ, của một thi sĩ. Thi sĩ Hoàng Cầm đã “thấy” trước, thấy rất rõ, hay đúng hơn, ông đã tiên tri được cuộc đời của ông, và của cả đất nước hôm nay, cách đây gần 60 năm, khi ông viết vở kịch Kiều Loan:

Kiều Loan ơi khi mưa rụng đầu non
Quê hương ấy mịt mù bao tâm sự
(trích màn I vở Kiều Loan)      

Hoặc lớn lao hơn, phổ quát hơn, về đất nước, và con người hôm nay:

Hỡi ai múa kiếm trên lưng ngựa
Giờ đã nằm yên dưới suối vàng
Chí lớn từ xưa chôn chặt đất
Riêng đàn đom đóm lại thênh thang
            (trích màn II vở Kiều Loan)

Chúng ta đón xuân năm mới Canh Thìn ở thời điểm mở đầu một kỉ nguyên mới của nhân loại, từ chặng đường này nhìn về, giữa thế kỉ thứ 19, Cao Bá Quát đã cất tiếng than bi ai, nhưng ngạo nghễ, như nhổ vào mặt bạo quyền, trước khi lên đoạn đầu đài, cùng với dòng họ ba đời bị tru di tam tộc:

Ba hồi trống giục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời                                                                                                                                                

Và Nguyễn Công Trứ, một thi sĩ với chí nam nhi hào hùng, một công thần của chế độ cũng đã cất tiếng than mỉa mai chua chát:

Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch
Người quân tử ăn chẳng cầu no

Rồi đến Tú Xương từ cuối thế kỉ thứ 19 sang đầu thế kỉ 20 đã vẽ lên bức chân dung của chính mình:

Một phường rách rưới con như bố
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng

Cùng thời với Tú Xương là Nguyễn Khuyến, vị Tam nguyên Yên Đổ của thời đại, lúc bấy giờ cũng không thoát ra ngoài cái thân phận chung của giới sĩ phu nghèo túng:

Van nợ lắm khi tràn nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi

Lịch sử là một cuộc tái diễn không ngừng, đến giữa thế kỉ 20, cho tới khi thế kỉ này, đếm bước cuối cùng, với sự tiến bộ vượt bậc về mọi mặt của nhân loại, thì thân phận của những kẻ sĩ thời đại vẫn không có một chút mảy may thay đổi nào. Hình ảnh của những thi sĩ, của những sĩ phu thế kỉ 19 cũng là hình ảnh của giới kẻ sĩ Bắc Hà vào giữa thế kỉ 20 mà tiêu biểu là những nhà văn, nhà thơ trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm.

Hoàng Cầm, một nạn nhân trong phong trào Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc(*), từ khí phách và hào khí ngất trời của một chàng thanh niên yêu nước, đi theo kháng chiến, rồi đã trở về với hình ảnh tiều tụy, xác xơ, sau những khống chế, cách ly, tẩy não, treo bút, tù đày.
Sau lần ra tù mới nhất vào năm 1982, người thĩ sĩ tài hoa này chỉ còn là một thân xác già nua bệnh hoạn, với một tâm hồn chán chường đến điên loạn. Nhờ vào sự xoa dịu của thời gian và sự an ủi của người thân, bạn hữu, Hoàng Cầm đã đứng dậy được và ông đã tiếp tục vịn thơ mà đi, mà tồn tại với năm tác phẩm, xuất bản vào đầu thập niên 90.

Vở kịch thơ Kiều Loan mở đầu cho sự nghiệp lẫy lừng của thi sĩ Hoàng Cầm, tiếp sau đó là những bài thơ yêu nước. Bên Kia Sông Đuống, viết năm 1948. Đây là một bài thơ chính khí nói lên cái khí phách của những chàng trai thời loạn, đem chí tang bồng và lòng nhiệt thành hiến dâng cho quê hương, dận tộc.

Bên Kia Sông Đuống nổi tiếng vì nó làm nôn nao lòng người, không phải chỉ một thế hệ những năm 1950, mà hàng hàng thế hệ nối tiếp, mãi mãi theo dòng lịch sử dân tộc, và lịch sử văn học nước nhà, bên cạnh Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, Lời Mẹ Dặn của Phùng Quán, Đôi Mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, Ông Bình Vôi của Phan Khôi... Bên Kia Sông Đuống, như nhận định của nhà phê bình văn học Hoàng Tiến ở trong nước, đã làm Hoàng Cầm vinh quang, và cũng đã làm Hoàng Cầm tai vạ.

BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG

Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong
kháng chiến trường kỳ

Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay

Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
           
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tác về đâu?
                       
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm thẻ đen

Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai

Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em xột xoạt quần nâu
Bây giờ đi đâu? Về Đâu?


Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Bãi Tràm chỉ người giăng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa màu
Những người thợ nhuộm
Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Bây giờ đi đâu? Về Đâu?

Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gãy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông

Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp bên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ

Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu díu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quay tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc giày vò những nét môi xinh

Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn
Đêm buông xuống dòng sông Đuống

- Con là ai? – Con ở đâu về?
Hé một cánh liếp
- Con vào đây bốn phía tường che
Lửa đèn leo lét soi tình mẹ
Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng
Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể
Những chuyện muôn đời không nói năng

Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống
Bộ đội bên sông đã trở về
Con bắt đầu xuất kích
Trại giặc bắt đầu run trong sương

Dao lóe giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn
Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn
Ăn không ngon
Ngủ không yên
Đứng không vững
Chúng mày phát điên
Quay cuồng như xéo trên đống lửa
Mà cánh đồng ta còn chan chứa
Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân
Gió đưa tiếng hát về gần
Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa
Tiếng bà ru cháu buổi trưa
Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu
“À ơi... cha con chết trận từ lâu
Con càng khôn lớn càng sâu mối thù”

Tiếng em cắt cỏ hôm xưa
Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay
“Thân ta hoen ố vì mày
Hờn ta cùng với đất này dài lâu...”

Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau
Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu
Cánh đồng im phăng phắc
Để con đi giết giặc
Lấy máu nó rửa thù này
Lấy súng nó cầm chắc tay
Mỗi đêm một lần mở hội
Trong lòng con chim múa hoa cười
           
Vì nắng sắp lên rồi
Chân trời đa tỏ
Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để nó cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu đồn giặc tơi bời

Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Bao nhiêu bóng tối
Bao nhiêu nỗi đời

Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.

(Việt Bắc tháng 4-1948)

**
Song Nhị
San Jose tháng 7. 2009          

(*) “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc”, Hoàng Văn Chí, Sài Gòn 1959             


Tuesday, January 27, 2015

NGUỒN Magazine - Xuân Ất Mùi 2015




 

















Số 55 năm thứ 11 tháng 01/ 2015
TẠP CHÍ SÁNG TÁC. NHẬN ĐỊNH. PHÊ BÌNH. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
DIỄN ĐÀN VHNT CỦA CSTV CỘI NGUỒN
 

số lưu chiểu taị thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ  (International Standard Serial Number):
ISSN 2157-6440


CHỦ NHIỆM, CHỦ BÚT: SONG NHỊ

BIÊN TẬP & CỘNG TÁC:

DIÊN NGHỊ ª CUNG DIỄM ª TRIỀU NGHI ª HUỆ THU ª ĐỖ BÌNH ª ĐOÀN THANH LIÊM ª THANH THƯƠNG HOÀNG ª ẤU TÍM ª HÀN THIÊN LƯƠNG ª ĐẶNG LỆ KHÁNH ª ª DU SƠN ª CHU TẤN ª CAO THẾ DUNG ª TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH ª BÁT TÚ TRẦN HỮU TỪ ª BIỆN THỊ THANH LIÊM ª THỦY LÂM SYNH ª CAO NGUYÊN ª PHONG THU ª HỒ LINH ª NGỌC BÍCH ª HÀ BẮC ª TRỊNH TOÀN ª NGUYỄN VĂN LỤC ª ĐỖ HỮU LONG ª NGUYỄN VY KHANH ª TRÀM CÀ MAU ª NGUYỄN HỮU THỐNG ª DIỆU TẦN ª NGUYỄN LIỆU ª CẨM HƯƠNG ª HƯƠNG GIANG ª DIỄM HƯƠNG ª NGUYỄN TRUNG DŨNG ª NAM GIAO ª THẾ VIỆT ª THƯ SINH ª LÊ ĐÌNH CAI ª PHAN THỊ NGÔN NGỮ ª PHAN THÁI YÊN ª TRẦN KIÊM ĐOÀN ª TUỆ NGA ª VI KHUÊ ª TIỂU MUỘI ª PHƯƠNG VINH ª XUÂN ĐỨC ª TÚ LẮC ª VŨ THỊ THIÊN THƯ ª VÕ Ý ª LÊ DIỄM ª TIÊU DUY ANH ª ĐÔNG ANH ª LTĐÔNG PHƯƠNGª DU YÊN ª HẠ HUYỀN ª HÀ VIẾT TỊNH ª VƯƠNG NHÂN

TRONG SỐ NÀY:

3. Thư Tòa Soạn/ ..NGUỒN
7. Tin Văn/ Hà Viết Tịnh. Hạ Huyền
9. Giới thiệu sách mới / Ban BT
12. Nguyễn Ngọc Già / Lá cờ và lòng dân
19. Nguyễn Hữu Thống/ 40 năm thực trạng nhân quyền VN
24. Đinh Từ Thức / Những ngày cuối cùng ở VN
33. HÀ BẮC/ Chuyện dài vong ân trong loch sử
40. SONG NHỊ/ 40 năm nhìn lại Phản chiến và Phản tỉnh
48. NGUYỆT QUỲNH/ Bước nhảy tự do
51. TÚ LẮC - MẶC LAN ĐÌNH/ Ngược Nguồn
52. THẾ VIỆT/ TC tiến quân vào vùng nhiệt đới
62. NGUYỄN VY KHANH/ VHHN, Báo chí và vài nhóm tiêu biểu
72. LÊ MAI LĨNH/ Góp ý với nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc
79. NGUYỄN THÙY/ Viết văn. Đọc văn
84. ĐOÀN THANH LIÊM/ Niềm vui thờ đại đa chủng tộc đa văn hóa
90. TUỆ NGA/ Gửi vào hư vô
91. VI KHUÊ/ Nghĩ về thơ MAI
93. HỒ LINH/ Phú Xuân đoạn trường phú
99. NGUYỄN BẢO HƯNG/ Jacques Prévert
107. NGUYỄN LIỆU/ Chiều cuối năm
112. PHONG THU/ Người đàn bà trong bão tuyết
120. HÀN THIÊN LƯƠNG/ Mùa Xuân chim én bay về
126. ẤU TÍM/ MÙI
131. NAM GIAO/ Mùa xuân nở muộn
136. VŨ THỊ THIÊN THƯ/ Chim có tổ
141. PHAN THÁI YÊN/ Từ khi trăng là nguyệt
149. ĐỖ BÌNH/ Mưa bên đời
153. PHAN BÁ KỲ/ Mây trên đầu núi
156. CHU LYNH/ Nốt nhạc buồn
165. TRÀM CÀ MAU/ Tình Già
175. VÕ Ý / Hoài cố nhân
179. LÊ ĐÌNH CAI/ Bắc Âu, một chuyến du hành
183. Bát Tú TRẦN HỮU TỪ/ Phấn đấu sống trăm tuổi


THƠ
CAO MỴ NHÂN 83 ª CAO NGUYÊN 78 ª CUNG DIỄM 22 ª DUY AN ĐÔNG 83 ª ĐẶNG LỆ KHÁNH 23 ª ĐÔNG ANH 96 ª HÀN THIÊN LƯƠNG 102
ª HUỆ THU 98 ª HƯƠNG GIANG 61 ª HOÀNG BẠCH MAI 92 ª HÙNG VĨNH PHƯỚC ª L.T. ĐÔNG PHƯƠNG 152 ª MẶC LAN ĐÌNH 89 ª NAM GIAO 39 ª PHAN THỊ NGÔN NGỮ 23 ª PHẠM CÂY TRÂM 174 ª SƠN HÀ VY 164  ª THANH THƯƠNG HOÀNG 32 ª THỦY LÂM SYNH 128 ª TIỂU MUỘI 72/ 130 ª TRIÊU NGHI 108 ª TRƯƠNG XUÂN MẪN 111 ª VƯƠNG NHÂN 18 ª VƯƠNG LỆ HẰNG 130 ª

Tranh Bìa: Tranh Bìa: Sợi Vắn Sợi Dài. Oil Painting by VU QUOC

THƯ TÒA SOẠN

20-7-1954 ĐẤT NƯỚC CHIA ĐÔI.
30-4-1975 CUỘC NỘI CHIẾN QUỐC CỘNG BẮC NAM KẾT THÚC, đồng thời kết thúc một giai đoạn đẫm máu nhất trong suốt chiều dài lịch sử VN. Nhưng tình tự dân tộc vẫn không thể hàn gắn, vẫn hai chiều khác biệt. Đối kháng quyết liệt thể chế chính trị đã đẩy khoảng-cách-biệt văn hóa hai miền Nam Bắc tới một khoảng xa đến tận hủy diệt. Những thành tựu văn hóa của miền Nam Tự Do đã bị “bên thắng cuộc” thẳng tay triệt hạ với tất cả mọi biện pháp hung hãn, thô bạo. Sách vở bị tịch thu thiêu hủy, bị cấm lưu hành, văn nghệ sĩ miền Nam bị khủng bố, cầm tù trong các trại tập trung cải tạo.
May thay, cùng với dòng người di tản, vượt biên, tù chính trị H.O đến định cư tại Hoa Kỳ và các nước trong Thế Giới Tự Do, đã mang theo nền văn học miền Nam, lưu giữ, duy trì và bồi đắp... để 40 năm sau, chúng ta có thể khẳng định đã có một nền văn học lưu vong đang được từng thế hệ kế thừa.
40 năm sau ngày miền Nam bị nhuộm đỏ, mặc dù chế độ mới áp dụng một chính sách bài trừ triệt để các sản phẩm văn hóa miền Nam, từ sách vở, phim ảnh, âm nhạc đến trang phục và nếp sống văn minh tiến bộ, kết cục, văn hóa miền Nam đã đẩy lùi văn hóa nô dịch XHCN vào bóng đêm. Nền Văn học khai phóng của VNCH đã quyét sạch mọi tàn dư văn hóa Mac-xít khỏi đời sống xã hội từ Bắc chí Nam. Ngày nay, những bản nhạc, những bài hát từ miền Bắc mang vào cùng với vũ khí của đoàn quân xâm lược đã hoàn toàn tắt lịm. Mọi phim ảnh tuyên truyền giả dối, lừa mị đã bị đào thải. Lớp thanh thiếu niên sinh sau năm 1975 hoàn toàn không biết gì về những ca khúc phi nghệ thuật nhân bản ấy. Nhạc miền Nam đã trở thành món ăn tinh thần thời thượng, đáp ứng khát vọng yêu thương tự nhiên của con người.
 

Mùa Xuân Ất Mùi 2015, đánh dấu 40 năm thể chế Dân Chủ Tự Do đầu tiên trong dòng sử Việt cáo chung, trước sự tấn công toàn lực của khối Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế, kết thúc vào ngày 30-4-1975.
Để ghi lại dấu mốc lịch sử này, Nguồn 55 là số báo đặc biệt, hiện diên như là một “nhân chứng” với những tài liệu do các tác giả là người trong cuộc đóng góp.
Tết Âm lịch 2015 cũng là thời điểm đánh dấu 20 năm Văn Học Cội Nguồn.
 

Như đã thưa trong Thư Tòa Soạn trên Nguồn số báo trước, chúng tôi - nhóm sáng lập, những người từng cầm bút trước năm 1975: Duy Năng, Hà Ly Mạc, Cung Diễm, Diên Nghị, Song Nhị đặt nền móng cho tổ chức thi văn Cội Nguồn, hoạt động bền bỉ liên tục trong suốt 20 năm qua, gặt hái một số thành tựu, tuy khiêm tốn nhưng phần nào đáp ứng được mong mỏi chung của độc giả hải ngoại, phục vụ nhu cầu tinh thần và duy trì văn hóa Việt Nam tại hải ngoại.
 

Kiểm điểm lại thành tựu 40 năm hoạt động của Cội Nguồn và 20 năm Tạp Chí NGUỒN, với 60 tác phẩm các thể loại đã được Cội Nguồn xuất bản, và 55 số tạp chí NGUỒN đã đến tay bạn đọc bốn phương, là những thành tựu, tuy khiêm nhường nhưng đáng khích lệ.
 

40 năm hình thành cộng đồng Việt Nam tỵ nạn tại hải ngoại, với 20 năm CSTV Cội Nguồn và tạp chí Nguồn có mặt trong các sinh hoạt đời sống tinh thần và văn hóa của tập thể người Việt lưu cư ngoài nước. Được sự yểm trợ thiết thực của quý vị ân nhân, bạn đọc và quý văn thi hữu, Cội Nguồn đã bền bỉ đem hết tâm huyết để đáp lại tấm lòng của quý vị với những thành tựu như vừa nói ở trên.
 

20 năm tưởng đã đủ già thêm tuổi tác, đã đủ hao hụt sức lực và năng lực để tiếp tục đảm nhận công việc như trước, chúng tôi, Ban Điều Hành CSTV Cội Nguồn/ Ban Biện Tập Tạp chí Nguồn, sau một thời gian thăm dò, và sau buổi họp vào ngày 4 tháng 1 - 2015 đã đưa ra quyết định vẫn duy trì tạp chí nguồn như hiện trạng và sẽ ấn hành NGUỒN Số 56 vào tháng 6/2015. Chúng tôi mong mỏi được sự hưởng ứng tiếp tay của bạn đọc.
 

Xin quý vị đại diện Nguồn tại các tiểu bang Hoa Kỳ và Paris tiếp tục là cầu nối phổ biến và vận động yểm trợ cho tạp chí Nguồn như từ trước đến nay.
Xin quý văn thi hữu, các tác giả cộng tác với Nguồn, tiếp tục gởi bài vở về cho Ban Biên Tập Nguồn.
Sau cùng, là tiếng nói tâm huyết, là lời cảm tạ chân thành của Ban Điều Hành, xin gởi đến quý ân nhân, bạn đọc và quý tác giả đã dành cho Cội Nguồn và tạp chí Nguồn sự yểm trợ thiết thực lâu dài trong suốt quá trình sinh hoạt của chúng tôi trong 20 năm qua.
 

Xin kính chúc quý ân nhân, tác giả, bạn đọc và thân hữu cùng quý quyến năm mới Ất Mùi 2015 : Khang An, May Lành, Hạnh Phúc.

Trân trọng,
Chủ nhiệm/ Chủ bút Tạp chí Nguồn


Monday, January 26, 2015

ĐÀN NGỰA HỒNG TRÊN CÁNH ĐỒNG HOANG



Song Nhị
           
Một ngày rồi một ngày
ngày từng ngày nối tiếp
đàn ngựa xua ra đồng
tên chăn ngựa cúi mặt
lửa cháy mờ phương Đông

Cánh đồng khô cỏ cháy
đàn ngựa đứng ngùi trông
gặm mòn chồi hy vọng
tiếng thầm vang thinh không

Dưới vòm đen nộ khí
đàn ngựa đứng nhìn lên
nhớ đường xa dong ruỗi
mang tội hình không tên

Ngày từng ngày lửa nắng
đốt cháy cánh đồng hoang
đốt trên làn da thịt
đốt trên nỗi cơ hàn
đốt sao được tim óc
đàn ngựa hồng bất kham.

Long Thành 7-1975

**
Bản Anh ngữ

COMBAT CAVALIERS
ON THE WILD PLAINS

Day after day after wearisome day
once proud cavaliers are herded away
driven like horses across the wild plains
their guard hangs his head in shame or in pain
and sky to the East is clouded with flames

Peering over the plains where grass is burning
the prisoners gaze with endless yearning
gnawing their hearts out for hope from somewhere
their silent screams echo in empty air

Under the angry black dome of the sky
stoic cavaliers stand with far-seeing eye
which in memory sees them galloping quick
but now unspoken crime hold them by a trick

Day after day under sun's burning rays
the wild plains are scorched and wither away
blistered and charred too the prisoners' skin
adding to misery of bony and thin
but they can't burn the will that holds back the tears
of those invincible combat cavaliers!

(This interpretation by Tony O 'Donnell  and Hồ Thị Tâm - Australia, Mar 2002)

Thursday, January 22, 2015

40 Năm Nhìn Lại Những Bộ Mặt PHẢN CHIẾN & PHẢN TỈNH
















I. PHẢN TỈNH MUỘN MÀNG
Năm 1954, sau Hiệp định Geneve ký kết giữa Pháp, Nga sô, Trung cộng và CSBV (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, hơn một triệu người miền Bắc ồ ạt di cư vào Nam tìm tự do và tìm đất sống. Đây là cuộc di cư vĩ đại lần đầu tiên trong lịch sử Việt tộc vào thời cận đại. Hãy khoan nói về cuộc di cư vĩ đại lần thứ hai, với hơn hai triệu người, sau ngày 30-4-1975 mà trong đó có nhiều, rất nhiều người đã từng bỏ xứ ra đi bằng tàu há mồm từ Hà Nội Hải Phòng vào miền Nam Việt Nam năm 1954.

Một cách ví von, người ta cho rằng đó là những cuộc bỏ phiếu bằng chân dành cho chế độ Cộng sản, mà nếu được tự do ra đi công khai, sẽ có hàng chục triệu “lá phiếu” như vậy. Điều đáng nói ở đây là tại sao trước một hiện thực lớn lao   như thế mà có không ít những người được cho là trí thức, là có ăn học lại không nhìn ra được thực chất của sự kiện? Họ đa nghi, mù quáng hay vì một một lý do nào đó, nhưng hẳn không phải là vì thiếu kiến thức, bởi vì họ là những người được cho ăn học.

Một thiểu số, không nhiều, nhưng những con sâu độc ấy đã tác hại không nhỏ vào con đường chính nghĩa của quân dân miền Nam trong công cuộc chiến đấu bảo vệ cuộc sống yên lành và tự do, nhân phẩm của con người. Những con sâu độc trong ổ sâu bọ đi theo “MTDTGPMN”, đám trí thức xôi thịt, và đám sinh viên thiển cận, mù quáng, giờ đây không còn, hay không dám cựa quậy trong một xã hội đầy dẫy ung nhọt nhớp nhúa, cam phận là kẻ tội phạm đồng lõa bán đứng miền Nam cho chủ nghĩa cộng sản, đang nằm nghe lời nguyền rủa của lương tâm và lịch sử.

Một trong những trí thức tiêu biểu cho hạng người THIỂN CẬN ấy – Lãnh tụ Sinh Viên phản chiến Đoàn Văn Toại đã phát biểu như sau:

“Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam. Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Nga Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng.” (ĐVT, Quần đảo ngục tù Việt Nam - The Vietnamese Gulag).

Hình như con người, khi có sẵn một thành kiến nào đó thì họ dễ dàng bị mù quáng, lý trí bị mây mù thành kiến che khuất, dẫn tới những hành động thiếu khôn ngoan.

Có một sự kiện lịch sử, chưa có ai đề cập và gần như đi vào quên lãng, đó là hành động tự vẫn của nhà văn Nhất Linh, tức nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam. Ông Nguyễn Tường Tam đã tự tử, mất ngày 7-7-1963 tại Sài Gòn, (sau một cái trát mời hầu tòa) để phản đối chế độ Đệ Nhất Cộng hòa của TT Ngô Đình Diệm “đàn áp Phật Giáo”. Ngày nay, người ta đã nhìn thấy chế độ của TT Ngô Đình Diệm có đàn áp Phật Giáo hay không? Và sự cáo chung của Đệ Nhất Cộng Hòa đã đem đến hậu quả gì? 30-4-1975, miền Nam rơi vào ách thống trị của tập đoàn Cộng sản bán nước.

Ông Nguyễn Tường Tam là một nhà trí thức, một nhà cách mạng, nhưng vì thành kiến với chế độ của TT Ngô Đình Diệm, ông đã không nhìn ra hậu quả của việc đánh sập chế độ, phá bỏ thế ổn định, gây nên tình trạng hỗn loạn chính trị, xáo trộn đời sống xã hội, tạo lợi thế cho Cộng sảïn về mặt quân sự. Ông đi tìm cái chết và phủi tay trước trách nhiệm đối với 30 triệu người dân miền Nam lúc ấy, thay vì ông đi tìm một giải pháp và cùng chung vai gánh vác trách nhiệm. Đó là một cái chết mà ngôn ngữ đường phố gọi là lãng nhách, vô ích, không cần thiết cho đại sự.

Chỉ riêng về thời kỳ lịch sử miền Nam Việt Nam 1954-1975, đã xuất hiện khá đông một số trí thức khoa bảng, tu sĩ và tuổi trẻ trong giới sinh viên nổi lên thành những tên tuổi trong các phong trào phản chiến, chống đối chế độ, tiếp tay hoặc đi theo hoạt động cho Cộng sản. Chúng ta còn nhớ những tên tuổi như Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Ngô Công Đức, Dương Văn Ba, Trần Ngọc Liễng, (bà) Ngô Bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên.... những tu sĩ như Trương Bá Cần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, và những tu sĩ Ấn Quang... cùng với đám SV Dương Văn Đầy, Trịnh Đình Ban, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Trần Thị Lan, Nguyễn Hữu Thái.... ở Sài Gòn, sau 30-4 trở thành những lẻ lêu bêu giữa xã hội CS độc quyền chính trị.

Ở, Huế, những tên đồ tể như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thị Đoan Trinh... cũng chỉ là những miếng vỏ chanh để CS vắt tiếp trước khi vứt vào thùng rác.
Những tên tuổi trí thức khoa bảng như Trịnh Đình Thảo, Phùng Văn Cung, Hồ Thu, Nguyễn Hữu Thọ, Lâm Văn Tết, Dương Quỳnh Hoa, Thanh Nghị... đi theo “giải phóng” cuối cùng cũng gia đình tan nát. Khi tỉnh ngộ, bao nhiêu biệt thự, phố xá, đồn điền, gia sản, ruộng đất, cơ xưởng, cửa hàng, nhà thuốc tây... trở thành tài sản của nhà nước. Bản thân lêu bêu, mấy năm sau chết trong âm thầm ghẻ lạnh của chính quyền*. 

Trước sự sụp đổ của xã hội miền Nam, người dân trong xã hội mới – xã hội XHCN lâm vào cảnh điêu linh, không một người nào trong đám trí thức này dám mở miệng nói lời phản kháng; hoặc ít ra, nói lời sám hối như một số Sinh Viên Việt Cộng phản chiến, nằm vùng, dù có muọân màng: Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Đào Hiếu, Đoàn Văn Toại...
Toại nguyên là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Saigon từng biểu tình đòi Quốc Hội hủy bỏ cuộc bầu cử Tổng Thống Thiệu, đốt xe Mỹ, viết điện tín gởi TT. Richard Nixon!. Nhưng rồi cũng bị tù ngay trong những ngày đầu “giải phóng”. Thoát được ra nước ngoài, Đoàn Văn Toại viết sách so sánh hai chế độ lao tù trong quyển “Quần đảo ngục tù của người Việt Nam” (The Vietnamese Gulag).

Toại viết trong hồi ký, nhớ những ngày tù thời Thiệu, thức ăn không hết, còn làm khó chính phủ “cơm tù không đủ tiêu chuẩn” nên trả lại! Quần áo thay đổi liền liền; phòng giam Sàigon rộng rãi bằng 40 lần nhà tù mang tên HCM. Vào tù Tp Hồ Chí Minh nghẹt thở, “nhà tù Thiệu rộng quá!” 

Cuối cùng Đoàn Văn Toại đã thành thật sám hối, nhận tội trước lịch sử và nhân dân miền Nam: “Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi...” 

Người thứ hai là Lê Hiếu Đằng, quê Quảng Nam, theo học tại đại học Luật Khoa Sài Gòn, nguyên là phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam (1968-1977), nguyên Tổng thư ký Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định (1969-1975), nguyên phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM (từ 1989-2009), là Đại biểu HĐND Thành phố khóa 4, khóa 5.

Từ 1975 đến 1983 Đằng là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Chức vụ sau cùng là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đúng bảy tuần lễ trước khi nhắm mắt, người đảng viên hơn 40 tuổi đảng này đã ra tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản, mang theo nỗi ân hận tiếp tay cho “các tập đoàn lợi ích phản bội nông dân, phản bội dân tộc Việt Nam” (Lời của LHĐ nói với đài RFI). Và đây là nguyên văn bản tuyên bố viết tay của Lê Hiếu Đằng:
Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:

ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.
Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.
Ngày 04.12.2013
Lê hiếu Đằng
(chữ ký)             

Một tên tuổi khác, Huỳnh Tấn Mẫm, tên khai sinh là Trần Văn Thật, sinh tại Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định học sinh Trung học Petrus Ký. Năm 1963, Mẫm đậu Tú tài toàn phần và trúng tuyển kỳ thi vào Đại học Y khoa Sài Gòn, vì học khá cho nên được Bộ Y tế chính phủ VNCH cấp học bổng. Mẫn tốt nghiệp BS Y khoa sau 1975.

Năm 1958, lên 15 tuổi, đang học lớp Đệ ngũ (lớp 8) trường Pétrus Ký, Mẫm được kết nạp vào tổ chức bí mật do Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) cầm đầu. Tại đây, Mẫm từng được giao công tác rải truyền đơn chống chính quyền Sài Gòn và năm 1960 được kết nạp vào Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng Sài Gòn-Gia Định.
Năm 1963 Mẫm được kết nạp vào tổ chức của Cọâng Sản vào thời kỳ Phong trào Phật Giáo.

Năm 1965, được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng. 
Là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn - Gia Định nhiệm kỳ 1969-1970.
Từng là Đại biểu Quốc hội CS khóa 6, từng là Tổng biên tập đầu tiên của báo Thanh Niên.
Hiện là chủ tịch của cái gọi là “Hội Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo Thiên Tâm”, thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố, Ủy viên Ủy Ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố HCM.

Tại Sài Gòn, ngày 4 tháng 7 năm 2014 Huỳnh Tấn Mẫm phổ biến một thư ngỏ gởi tuổi trẻ Việt Nam, kêu gọi những thế hệ Thanh niên -Sinh viên -Học sinh hôm nay thức tỉnh toàn diện trước một giai đoạn lịch sử. Trong thư có đoạn:

“- Sức mạnh có ưu thế nhất đang lớn lên từ trong tim và trong trí tuệ của các bạn, là niềm hy vọng của dân tộc – những thế hệ Thanh niên-Sinh viên-Học sinh hôm nay”... 
Mẫm kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam phải cương quyết làm người công dân tự do, dù xã hội chưa có luật pháp thừa nhận tự do đúng nghĩa. Phải cương quyết làm con người có quyền con người, dù quyền con người chưa được thừa nhận đầy đủ. Phải có quyền và có nghĩa vụ – quyền sống tự do và nghĩa vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ...”   

Một người khác, Đào Hiếu sinh năm 1946 tại Bình Định, gia nhập các phong trào học sinh hoạt động cho CS tại Quy Nhơn. Năm 1968 gia nhập đảng CS. Năm 1970 bị bắt quân dịch, là binh nhì Sư đoàn 22 Bộ Binh QL.VNCH, sau đó trốn vào Sài Gòn hoạt động với tổng hội sinh viên phản chiến cho tới 30-4-1975.

Hiếu tốt nghiệp Cử nhân văn chương trước 75, sau 75 cộng tác với báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ. Năm 2009, sau nhiều lần bị công an gọi làm việc, Đào Hiếu bị buộc phải xóa hết bài trên trang web http://daohieu.com để đổi lấy an toàn bản thân, khỏi bị bắt giam. 
Năm 2000 Đào Hiếu đã xuất bản tác phẩm “NỔI LOẠN”, gây được tiếng vang trong dư luận. Tác phẩm này đã được giới thiệu trong mục Điểm Sách (do nhà văn Diên Nghị phụ trách) trên trang Văn Học Cội Nguồn, Thời Báo Bắc California, tháng 8/2000. Phải mất 25 năm, sau ngày 30-4 Đào Hiếu mới thức tỉnh và dám lên tiếng, như một đốm sáng lóe lên trong một màn đêm ngột ngạt.

Mới đây, sau ngày Trung Cộng đặt giàn khoan Hải Dương trên vùng biển thuộc chủ quyền VN, trước sự im lặng hèn nhát của giới lãnh đạo đảng CSVN, Đào Hiếu đã phổ biến trên mạng bài viết HUYỀN THOẠI ĐU DÂY –  Cho rằng hành động của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và các Ủy viên bộ Chính trị năm 1990 tại hội nghị Thành Đô là một việc làm mà bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gọi là: “Bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm”. Bài viết khẳng định: Rõ ràng là ngay từ những ngày đầu thành lập chế độ, thì Việt Nam đã hành xử như một tỉnh lẻ của Trung Quốc. Từ trước 1945 đến nay, nhà cầm quyền CSVN đã một lòng theo Trung Quốc, đã chọn Trung Quốc làm ông chủ, đã nguyện nâng khăn sửa túi cho Trung Quốc, đã khép nép làm “con nuôi” của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và ngày nay là Tập Cận Bình.
Chuyện Việt Nam đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ xem ra chỉ là bịa đặt.

II. JANE FONDA và PHẢN CHIẾN MỸ:
Hành Vi Cảm Tính Và Sự Thức Tỉnh Kịp Thời.
Chiến tranh Việt Nam, kết thúc đến nay đã 40 năm. Nhưng lịch sử chưa khép lại ở đây. Bức tường đen khắc tên 58 ngàn quân nhân Mỹ hy sinh trên chiến trường Việt Nam sẽ mãi mãi còn sừng sững và in đậm trong pho chiến sử của Hoa Kỳ. Đã có hàng chục, có thể hàng trăm tác phẩm, bài viết về cuộc chiến này, đã và đang trưng bày, lưu trữ trong các thư viện nhiều quốc gia trên thế giới.

**
40 năm, nhìn lại những phản diện ẩn khuất – mặt tối, mặt sáng của cuộc chiến, những ẩn giấu lịch sử đang dần dà được phơi bày qua những tài liệu giải mật. Sự Thật, Thiện Ác, Chánh Tà đã được xác quyết. Ngày nay gần 90 triệu người dân Việt, ngoại trừ số công bộc hoặc lớp người đang hưởng những quyền lợi vật chất do đảng CS ban bố, đều nhìn nhận cuộc chiến Bắc Nam, Quốc Cộng, do CSBV phát động xâm lăng miền Nam là một cuộc chiến tàn ác và phi nghĩa. Cuộc chiến đã làm tiêu hao hàng chục thế hệ, hàng trăm năm thành tựu của đất nước.

Ngày nay, sách vở và công luận của người dân miền Nam VN, ở trong nước và hải ngoại, kể cả một bộ phận người Mỹ, đều lên án Hoa Kỳ là kẻ phản bội đồng minh. Bên cạnh đó có một lập luận cho rằng nếu không có sự tiếp tay của phong trào phản chiến Mỹ thì Cộng Sản VN đã không thể thắng chiến tranh Việt Nam dễ dàng như vậy.

Người Mỹ phản chiến ở cách xa Việt Nam nửa vòng trái đất, phần đông  chưa đặt chân tới Việt nam, chưa có hiểu biết gì về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Khi cuộc chiến đến hồi leo thang, với sự hiện diện của trên năm trăm ngàn lính Mỹ trên chiến trường VN. Tin tức hàng ngày trên hệ thống truyền thông loan tải những trận đánh ác liệt với con số tử vong lính Mỹ ngày một tăng cao, nhiều người xúc động trước sự chết chóc, trong đó có con em họ, họ tham gia vào hàng ngũ phản chiến là hành động khác hẳn với đám trí thức Sài Gòn tiếp tay với Việt Cộng.

Người Mỹ phản chiến với sự tiếp sức thúc đẩy của giới truyền thông và đám văn nghệ sĩ cấp tiến, thiên tả đã tạo thành một áp lực mạnh mẽ buộc chính quyền của các đời tổng thống từ John F. Kennedy, Richard Nixon, Lyndon Johnson, đến Gerald Ford phải lúng túng mà đi tới quyết định .... Phản Bội Đồng Minh!
Trong hàng ngũ phản chiến Mỹ có những người không vì tình cảm trắc ẩn mà cố tình tiếp tay kẻ thù, phản bội sự hy sinh của các tù binh Mỹ, như trường hợp của nữ minh tinh màn bạc Jane Fonda mà các cựu chiến binh Mỹ lên án cô là tên phản quốc, với tấm ảnh biểu tượng bằng sợi dây thòng lọng.

Trong phong trào phản chiến Mỹ từ giữa thập niên 60s, hai nữ nghệ sĩ nổi bật là Jane Fonda và Joan Baez.
Jane Fonda còn được các cựu quân nhân Hoa Kỳ gọi là Jane Fonda-Jane Hanoi,  và Hanoi Jane, một nhân vật mà khi nói đến chiến tranh VN không thể không nhắc đến. Tấm ảnh chụp tại Hà Nội tháng 7-1972 cho thấy Jane Fonda ngồi vào ghế súng, bên súng phòng không, đội nón sắt, tay cầm càng súng như thể đang bắn máy bay Mỹ, được truyền thông phổ biến và ghi chú. (xem ảnh)


Jane Fonda sings an antiwar song near Hanoi during the Vietnam War in July 1972. Fonda, seated on an anti-aircraft gun and wearing a Vietnamese-madeao-dai pantaloon and blouse, came to "encourage" North Vietnamese troops. She now says the incident was a "betrayal" of U.S. soldiers.

Jane ân hận vì sự cố tấm ảnh này tự nó đã tố cáo cô là kẻ phản quốc, Jane cố tình ngăn chặn, nhưng không kịp. Ảnh đã được phổ biến rộng rãi qua truyền thông quốc tế.
Barbara Walters, nữ xướng ngôn viên của đài CBS đã chỉ trích việc TT Obama có ý định vinh danh Jane Fonda là một trong "100 người Đàn bà của Thế kỷ."

Barbara Walters viết: “Không may là nhiều người đã lãng quên, thậm chí còn không biết bao nhiêu người khác nữa chưa từng biết Fonda đã phản bội không chỉ ý thức hệ của đất nước Hoa Kỳ mà còn phản bội những người đã phục vụ và hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam”.
Nhiều Sĩ Quan Phi công tù binh Mỹ là "tội phạm chiến tranh" của Jane Fonda.

- Trung Tá Jerry Driscoll, một phi công F-4E đã khạc nhổ vào Jane Fonda tại Hỏa Lò Hà Nội, đã bị công an đánh bằng dùi cui và gậy gỗ một cách điên cuồng.

- Cũng tại Hỏa Lò, có một lần Jane Fonda đã trao cho viên trưởng trại hết những mẩu giấy (các tù binh ghi tên và số an sinh xã hội) nhắn cho gia đình biết là còn sống, lén lút nhờ Jane đưa về Mỹ. Vì việc này, có ba trong số bốn phi công tù nhân bị đánh chết. Đại tá Larry Carrigan (6 năm ở Hỏa Lò) là người thứ tư xuýt chết, nhưng ông đã sống sót, nhờ đó hành động của Jane Fonda đã được đưa ra ánh sáng.   

Sau 30-4-1975, nhiều người Mỹ phản chiến đã thật lòng hối lỗi, đã nhìn nhận sai lầm, nhưng Jane Fonda tuyệt nhiên không. Không bao giờ Jane bày tỏ sự hối tiếc về hành động phản bội của mình.

Jane Fonda: “Tấm ảnh là một lỗi lầm lớn của tôi” 
Veterans: Tha Thứ? Có thể.  Quên? Không bao giờ.

Mãi tới tháng 1-2015, trong một buổi nói chuyện của Jane tại  Trung tâm Nghệ Thuật  “The Weinberg Center for the Arts”, ở tiểu bang Maryland vào ngày thứ bảy, 17 tháng 1, kéo the nhiều đám đông phản đối, trong số đó có 50 cựu chiến binh.

Nhiều người phản đối mang theo bản copy những tấm hình Jane, ngồi trên chiếc xe bắn máy bay, chụp tại  Hà Nội năm 1972 với dòng chữ: "Forgive? Maybe. Forget? Never." (Tha Thứ? Có thể. Quên? Không bao giờ).

Tại buổi nói chuyện này, để trả lời những câu chất vấn của cử tọa, Jane – người nữ minh tinh đoạt giải Oscar, nay 77 tuổi, đã gọi “tấm ảnh nổi tiếng của bà ở Việt Nam là một lỗi lầm lớn (a huge mistakes). Jane bày tỏ sự hối hận. Bà nói: “Bất cứ lúc nào có thể được, tôi sẽ thử ngồi xuống với các cựu chiến binh và nói chuyện với họ, bởi vì tôi hiểu điều đó đã làm tôi buồn. Nó làm tôi đau đớn và tôi sẽ mang xuống tận đáy mồ Jane nói thêm: “tôi đã làm nên một lỗi lầm lớn, rất lớn, khiến nhiều người nghĩ là tôi chống lại những người chiến binh Mỹ”.

Tờ The Frederick News-Post tường thuật phần đông những người đến phản đối là các cựu chiến binh. Tập họp ngoài hí viện, nơi Fonda có buổi nói chuyện trong hai giờ Họ la ó (booing): Tha Thứ? Có Thể. Quên? Không bao giờ.

Đây không phải là lần đầu tiên người nữ tài tử này nói về sự nổi tiếng của bà là “một kẻ phản quốc”. Năm 2011, bà đã viết cho trang blog Huffpost, hy vọng sẽ nói lên “sự thật” về câu chuyện của bà. Jane viết: “Sự dối trá này đã luân lưu trong gần 40 năm, tiếp tục mở lại vất thương của cuộc chiến tranh Việt Nam và gây nên sự đau đớn của các gia đình người Mỹ từng phục vụ cuộc chiến. Sự dối trá làm sai lạc sự that về việc tại sao tôi đến miền Bắc Việt Nam và họ kéo dài huyền thoại chống chiến tranh có nghĩa là chống lại người lính.

Năm 2013, lần xuất hiện trong chương trình "Oprah's Master Class", trước đó Jane đã gọi tấm ảnh kia là “một lỗi lầm không thể tha thứ”.

Hình như Jane Fonda bị ám ảnh bởi điều mà nhiều người cho là bà ta đã phản bội những người chiến binh Mỹ. Theo tờ Frederick News-Post, Jane đã không hề lấy làm ân hận thời gin bà đến Việt Nam, cuối cùng bà vẫn cho chuyến đi của bà là một kinh nghiệm không thể tưởng tượng được.

SN lược dịch
theo The Huffington Post, 01/19/2015
Jane Fonda Draws Veteran Protesters In Maryland,
Says Vietnam Photo Was A 'Huge Mistake'


Ỷ Lan, một người Anh phản chiến, sau 1975 đã bày tỏ sự hối hận và đứng hẳn về phe người quốc gia tỵ nạn chống CSVN.


Một ca sĩ phản chiến người Mỹ Joan Baez, đã hồi tâm và chuộc lỗi bằng hành động dấn thân đến tận các trại thuyền nhân tỵ nạn để tìm hiểu tại sao VN “hòa bình” rồi mà hàng hàng lớp lớp người vẫn vạch đường máu để ra đi? Bà đích thân đi “điều tra”, tìm hiểu sự thật từ các trại tị nạn tại Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, và Indonesia... 

Nhà văn Nguyễn Việt Nữ, trong bài viết “Nhớ Air Raya, Hoang đảo cứu người và Joan Baez” cho biết bà đã gặp Joan Beaz tại đảo Air Raya, Indonesia. 
Joan Baez đến Air Raya, mời họp các người tị nạn, phần đông là các quân nhân tham dự. Họ viết đơn nói rõ lý do ra đi. Joan đã nghe tận tai những sự thật tàn bạo trong xã hội và nhà tù CSVN sau 75, chẳng hạn “Tòa án nhân dân” của CSVN kết án tử hình trước khi xử! Hòm đã để sẵn sau phòng xử của phiên tòa.

Sau khi thu thập được những chứng cứ từ thuyền nhân qua các trại tỵ nạn, Ca sĩ Joan Baez ôm hết chồng hồ sơ từ các trại tị nạn về Hoa Thịnh Đốn, bắt tay vào những việc làm thiết thực, cụ thể:

I./ Kêu gọi những người trong hàng ngũ phản chiến cũ cùng ký tên vào một thư ngỏ “Open Letter to the Socialist Republic of Vietnam” gởi nhà cầm quyền CSVN. Thư ngỏ đó có được 78 chữ ký của những nhân vật phản chiến nổi danh, và đã đăng trên tờ The New York Times số ra ngày 1/5/1979.

II./ Khiếu nại với Tổng thống Mỹ lúc ấy là Jimmy Carter, rồi kéo đệ nhất phu nhân đi Thái Lan thăm người vượt biển. Bà cùng nhiều đoàn thể khác nữa như Đại Đức Thích Giác Đức, cùng Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Sinh Viên Ngô Vương Toại kêu gọi T.T. Jimmy Carter phải nhận người tị nạn Đông Dương cho vào Mỹ.

Nguyên văn Thư Ngỏ 1979 của 78 nhân vật Phản Chiến Mỹ gởi nhà nước CHXHCN.VN: (*)
"Cách đây 4 năm, Hoa Kỳ đã chấm dứt 20 năm hiện diện ở Việt Nam. Một dịp kỷ niệm đúng ra là nguyên nhân để đón mừng, nhưng thay vào đó, lại là lúc để đau buồn.

Với một thảm họa thật mỉa mai, sự tàn ác, bạo lực và đàn áp do các thế lực nước ngoài áp đặt lên đất nước quý vị trong hơn một thế kỷ qua, đang tiếp tục ngày hôm nay dưới chế độ hiện thời. Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, nhiều người mà "tội" của họ chỉ là các vấn đề thuộc lương tâm, hiện đang bị bắt giữ, tạm giam và tra tấn trong tù hoặc các trại cải tạo.

Thay vì mang lại hy vọng và hoà giải cho đất nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá, thì nhà nước của quý vị lại tạo ra một cơn ác mộng đau đớn và che khuất đi những tiến bộ quan trọng đã đạt được trong nhiều phạm vi của xã hội Viêt Nam. Nhà nước quý vị đã tuyên bố vào tháng 2/1977 rằng có khoảng 50 ngàn người đang bị giam giữ lúc đó. Nhiều ký giả, các nhà quan sát độc lập và người tỵ nạn ước lượng rằng con số tù nhân chính trị hiện thời khoảng giữa 150 ngàn và 200 ngàn người.

Con số chính xác có là gì đi nữa, thì sự thật đang tạo thành một bức tranh đen tối. Nhiều tin tức được xác nhận đang xuất hiện trên báo chí thế giới, từ báo Le Monde và The Observer đến Washington Post và Newsweek. Chúng tôi đã nghe nhiều câu chuyện của những người đến từ Việt Nam - công nhân và nông dân, các nữ tu Công giáo và tu sĩ Phật giáo, các thuyền nhân, văn nghệ sĩ và các nhà chuyên môn cũng như những người đã từng chiến đấu bên cạnh Mặt trân giải phóng.

- Các nhà tù đang tràn ngập với hàng ngàn đến hàng chục ngàn "tù nhân".
- Nhiều người bị mất tích và không tìm được tông tích.
- Nhiều người bị đưa đến các trại cải tạo, cho ăn bằng những khẩu phần gạo chết đói, buộc phải ngồi với cổ tay và cổ chân bị trói chặt, đến ngạt thở trong các thùng connex.
- Nhiều người bị dùng như những vật dò tìm bom mìn, dọn các bãi mìn bằng
tay chân trần trụi.

Đối với nhiều người, sống là địa ngục và cái chết là điều mong ước. Nhiều nạn nhân là đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã từng ủng hộ và chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết, họ là những người vì hòa bình, thành viên của các tổ chức tôn giáo hoặc vì các nền tảng đạo đức triết lý đã chống đối lại các chính sách độc đoán của chế độ Thiệu Kỳ; họ là các văn nghệ sĩ và trí thức quyết tâm được tự do sáng tạo bị hất hủi bởi các chính sách độc tài của nhà nước quý vị.

Yêu cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức khác để được tự tìm hiểu tình trạng lao tù vẫn chưa được đáp ứng. Các gia đình muốn biết tin tức về vợ chồng, con cái họ đều bị thờ ơ...

Chính một quyết tâm bền bỉ về các nguyên tắc cơ bản của nhân cách, tự do và quyền tự quyết đã là động cơ thúc đẩy rất nhiều người Mỹ phản đối chính quyền miền Nam và sự tham dự của đất nước chúng tôi vào cuộc chiến. Cũng chính vì một quyết tâm tương tự bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng phản đối sự bất chấp đến tàn bạo về nhân quyền của quý vị.
Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy chấm dứt ngay việc bỏ tù và tra tấn – cho phép một nhóm quốc tế gồm các nhà quan sát trung lập được đến để thanh tra các nhà tù và trung tâm cải tạo của quý vị.
Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên tuân theo các nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà đất nước quý vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết phải thi hành.

Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên xác định lại cam kết mà quý vị đã tuyên bố về các nguyên tắc về tự do và phẩm cách con người... để thiết lập một nền hoà bình thật sự tại Việt Nam
Ký tên: Joan Baez

-----------------------
Thư được 78 nhân vật nổi tiếng ký tên, trong đó có I. F. Stone, Barton Bernstein, Daniel Berrigan, Jerome Weisner, Bert Coffey, Benjamin Dreyfus, Sanford Gottlieb, Terence Hallinan, Staughton Lynd, Allen Ginsberg, Edmund Pat Brown, Ginetta Sagan, Cesar Chavez, và Nat Hentof... trong đó có vài tên Mỹ Cộng nổi bật. (Người dịch - NVN)

(*) Bản địch của nhà văn Nguyễn Việt Nữ

  

Nói Chuyện Với Thơ

MÙA HÈ CỦA TÔI Nắng ở trên trời, hè - nắng xuống Đã quen rồi từ bao lâu nay Dẫu thiên hạ lắm người than nắng nóng Với tôi thì nắng… ...