Thursday, June 16, 2011

An Open-Heart Message from New York 9/11 Addresing to Mankind













AN OPEN-HEARTED MESSAGE
FROM NEW YORK 9/11 ADDRESSING TO MANKIND
 
By SONG NHI



Friends,
Ladies and gentlemen!
Have you seen anything in this life from the whereabout?
Everywhere as throughout!
Around the worldwide regions
On the mainland of the five continents
On this planet of Earth
Where we’ve been mature for
two millennnia of age of the Globe

Two milllennia 
From the Chirst child coming into the World
Two millenia like such
There’re too many stories to be noted
There’re too many pains and glories
Two millenia every door’s been wide open
men’s eyesight can see through the Universe
men’s cleverness can localize every star
men’s feet can take a walk in space so far
The immense surface of the Earth can minified in pan
From the very faraway of the immense mainlands
The words of whispering
Exchange for inmost feelings
making trysts and recommendations
The Earth’s plenty of signals of affections

Two millenia
plenty of extraordinary stories
men can reach the Moon, the Planet of Mars
Subjugate the space
measure to the bottom of the Seas
calculate every inch of the surface of oceans
mirror the seadepth throughout the bottom
However, the “ Man’s Heart”
can’t be fathomed for ever

Lies
Jealousy 
Imposture
Betrayal
Witchcraft, Machiavellism
on behalf of every sgnboard
sharpened the points of their  aroused arrows   
Deeply whirling hostility and harted with proud
then shooting them into mankind’s heart

Two millenia for
man’s great
man’s mean-minded
On the way to the itinerary of cleverness
The wide field of vision’d be open
And perspective’d be accurate for a target in the future
As well as backwarding to the past for reminiscence
The past full with un happiness
Bruno was dead because of blind prejudice
Jesus Christ was crucified for expiate sin
Slaughter houses for millions of Jews that were burned in
Mankind’s due to call one another as thirsty for peace
They smelt powder all century long
The World 1st ended
The World 2nd was on
Korean war
The Vietnam war
Nationalist vs Communist War’s set
Devil’s Ideology was collapsed
Sovietique, Eastern European and Mogolian
escaped from woes and tribulations

At the front of the threshold dawn of the 21st Century
The world ‘s stunned by the bad news of New York
The mankind became bewildered to be taken aback

Tuesday, June 14, 2011

Chặng Hai Ngàn Thời Chim Di Việt Nam













Một phần tư thế kỷ
Tiêu ma trong một ngày
Ngày rừng thiêng bão lộng
Đàn chim vỗ cánh bay

Đàn chim lìa xa tổ
Chở theo khung trời buồn
Khoảng trời xanh bỏ lại
Trên cánh rừng hoàng hôn

Đường trường xa cánh soãi
Viên sỏi quằn trong tim
Bầy côn trùng rả rích
Nát cánh rừng điêu linh

Ôm gia tài lịch sử
Ngậm lá bùa thiên di
Trên nhánh đời chập choạng
Ngồi hót thời biệt ly

Sẽ mấy đời trường hận
Hận thù như thân quen
Trên lưng dày quá khứ
Từng vết hằn bầm đen

Mẹ già mắt héo úa
Trời xanh cau mặt chờ
Chập chờn thời quỷ mạt
Sấm đã dậy rừng xưa

Một phần tư thế kỷ
Hoàng kim như bóng mây
chặng hai nghìn đến hẹn
Chuyện buồn còn trao tay.

Song nhị 4-2000

About Me

Born in Ha Tinh (Central of VN) in 1938
- A High School Teacher,
- A Newspapers Columnist,
- The Director of Studies of Truong Minh Giang Center of Adults Education in Saigon (1967-1972)
- The Editor-in-chief of Huong Di Magazine published by the Federation of Student Associations of Van Hanh University (Saigon 1965-1968)
- The Editor-in-chief of Mau Lua Magazine (Saigon 1968)
- Staff-Writer of the Infantry Periodic (Thu Duc Infantry Academy, 1969-1970),
- A Military Officer seconded to the Administrative and Personnel Service at the Presidency, Chief of the Press Bureau (1971-1975)
- Staff Writer of Quat Cuong Daily Newspaper. (Saigon 1971-1975)
- Detained for eight years in “Re-education Camps of Long Thanh. Quang Ninh, Lam Son (Thanh Hoa) and Z30A Xuan Loc (from 1975 to 1983).
-  Emigrated to the US - Resettled in California in 1993, he resumed his writing career as a columnist for and contributor to Vietnamese daily newspapers and magazines in the US and Canada, Thoi Bao (Vietnam Times), Chien Si QG, Saigon Nho
- Co-founder Coi Nguon Organiztion of Poetry and Prose since 1995
- CEO of Co So Thi Van Coi Nguon – A Non Profit Organization since 2004
- Publisher/ Editor-in-Chief of Coi Nguon Publishing House with more than 40 book Titles published since 1995
- Publisher/Editor-in-Chief of Nguon - A Magazine of Judgement. Criticism. Literature & Art
- Editor-in-chief of the Electronic Magazine of Nguon Online at http://www.coinguon.org

Publications:
1- Mot Doi Khong Nguoi /A lifetime without Solace, poetry, Saigon 1968.
2- Truong Ca Nguoi Viet Su/ Long Poem of A Historian, Saigon 1972.
3- Tinh Con Trong Lang Quen, Love remains in forgetfulness, Poetry (co-authored with Huynh Ngoc Diep) Saigon 1975. 
4- Tieng Hon Chien Ma/ The hatred of combat cavaliers, Poetry 1st  Edition USA 1996;
5- Tieng Hon Chien Ma/ The hatred of combat cavalier,  Poetry 2nd edition USA 2002
     LCCN: 2002104704 -  ISBN: 0-9712626-5-9
6- Ve Loi Di Xua/ Back to the path of reminiscence, Poetry (US: 1999) ISBN: 0-9-665263-0-8  
7- Loi Tinh Tu/ poetry audio book .
8- Luu Dan Thi Thoai/ A Selected Works of Stray Immigrants’ Poetry Critique (co-authored with Dien Nghi – CA: Coi Nguon, 2003). LCCN: 2002116107 -  ISBN: 0-971262626-6-7  
9- Tieng Hot Loai Chim Di/ Twitters of Migrant Birds, Poetry USA 2004 
LCCN: 2004091065 – ISBN: 0-9712626-7-5 
10- Nua The Ky Viet Nam/ Half Century of Vietnam 1945-1995. Personal Narratives, 1st Edition USA 1/2010 -  ISBN: 978-0-9770729-2-7
11- Nua The Ky Viet Nam/ Half Century of Vietnam 1945-1995. Personal Narratives, 2nd Edition USA 6/2010 - ISBN: 978-0-9770729-9-6
12- “12 Tam Khuc Pho Tho Song Nhi”/ CD Album 12 Inner Thoughts [setting Poems of Song Nhi to Music] Coi Nguon USA 2008

As Referenced In:
- Tho Tinh Viet Nam va The Gioi/ Selected Vietnamese and World Love Poems, by Hung Truong, Published by Thanh Nien Publishing House, Saigon 1998.
- Tu Đien Tac Gia Viet Nam/ Vietnamese Authors Dictionary, by Le Bao Hoang. Published by Song Van, USA 2005.
- Tu Đien Tac Gia Viet Nam/ Vietnamese Authors Dictionary, by Le Bao Hoang. Published by Nhan Anh, Canada 2005.
- Library of the Congress: http://catalog.loc.gov/ (search of authors), and
http://www.bookfinder.com/dir/e3bb21bb/
-  Cornell University Library, New York: http://cornell.worldcat.org/search?q=song+nhi&qt=wc_org_cornell&GO=GO

E-mail: songnhi_2000@yahoo.com, songnhi.tran47@gmail.com

**
Kim cổ nhòa theo bóng nguyệt mờ
Lịch triều hưng phế bãi hoang sơ
Ta ngồi vẽ cuộc trăm năm mộng
Thế kỷ tàn hung mộng ngẩn ngơ
SONG NHỊ        
Sinh quán: Hương Khê, Hà Tĩnh.   
Trước năm 1975 viết báo, dạy học, đi lính.
= Nguyên chủ Bút BNS Hướng Đi SV Vạn Hạnh, Sài Gòn 1965-68 = Nguyên Chủ Bút Đặc San Máu Lửa, Sài Gòn 1968 = Biên Tập Viên Nguyệt San Bộ Binh Trường Sĩ Quan Võ Khoa Thủ Đức 1969 = Biên Tập Viên nhật báo Quật Cường, Sài Gòn 1971-75
= Sĩ Quan Biệt phái Nha Hành Chánh Nhân Viên Phủ Tổng Thống. Chủ sự Phòng báo Chí
= Tù Cải tạo từ 1975 -1983 tại Long Thành, Quảng Ninh, Lam Sơn/Thanh Hóa, Z30A/ Xuân Lộc.
= Đến Mỹ tháng 2 -1993 = Định cư tại California từ năm 1993.
= Cộng tác với các báo: -Việt Nam Thời Báo Bắc Cali. -Tạp chí Chiến Sĩ Quốc Gia  -Tuần Báo Saigon Post và không thường xuyên với nhiều tạp chí khác… 

TÁC PHẨM ĐÃ IN:
= Một Đời Không Nguôi * thơ, Sài Gòn 1968
= Trường Ca Người Viết Sử * thơ, Sài Gòn 1972
= Tình Còn Trong Lãng Quên * thơ, Sài Gòn 1975 (In chung với tác giả Huỳnh Ngọc Điệp)
= Về Lối Đi Xưa *thơ, USA 1999 = Tiếng Hờn Chiến Mã- ấn bản lần thứ nhất *Thơ, USA 1996
= Tiếng Hờn Chiến Mã - Ấn bản lần thứ hai *Thơ USA, 2002
= Tiếng Hót Loài Chim Di *Thơ 2004
= Lưu Dân Thi Thoại – 25 Năm Thơ Hải Ngoại *Biên Khảo (viết chung với Diên Nghị) USA  2003 = Nửa Thế Kỷ Việt Nam *Bút Ký. Tự Truyện. Ấn Bản Lần Thứ Nhất,  USA tháng 1/2010.
= Nửa Thế Kỷ Việt Nam *Bút Ký. Tự Truyện. Ấn Bản Lần Thứ Hai, USA tháng 6/2010.
= CD 12 Tâm Khúc Phổ Thơ Song Nhị, Cội Nguồn 2008.

= Chủ trương Nhà Xuất Bản Cội Nguồn từ năm 1995 đã ấn hành trên 40 tác phẩm Thơ văn. Khảo Luận... 
= Đồng Sáng Lập viên. Trưởng Điều Hành Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn từ 1995.
= Giám đốc Điều Hành CSTV Cội Nguồn, hoạt động dưới quy chế tổ chức Văn Hóa Bất Vụ Lợi của chính phủ Liên Bang và tiểu bang California, từ năm 2004.
= Chủ Biên trang Văn Học Nghệ Thuật Cội Nguồn số cuối tuần/ nhật báo Thời Báo/ Bắc California (từ tháng 7-1998)
= Chủ Nhiệm/ Chủ Bút Tạp chí NGUỒN (Tạp chí Nhận định. Phên bình. Văn Học Nghệ Thuật)
= Chủ Biên Tạp Chí  điện tử Nguon Online trên Trang Nhà http://www.coinguon.us

Có mặt trong các tác phẩm và Thư Mục:

- Thơ Tình Việt Nam và Thế Giới/ Hùng Trương biên soạn, NXB Thanh Niên, Sài Gòn 1998
- Tự Điển Tác Giả Việt Nam, Lê Bảo Hoàng biên soạn, NXB Sóng Văn Hoa Kỳ 2005
- Tự Điển Tác Giả Việt Nam, Lê Bảo Hoàng biên soạn, NXB Nhân Ảnh tái bản, Canada 2005
- Thư Viện quốc Hội: http://catalog.loc.gov/ (tìm theo tên tác giả), và
http://www.bookfinder.com/dir/e3bb21bb/
- Thư Viện Đại Học Cornell, New York: http://cornell.worldcat.org/search?q=song+nhi&qt=wc_org_cornell&GO=GO

Riêng tác phẩm Nửa Thế Kỷ Việt Nam (Ấn Bản I & II) đã được đặt mua và trưng bày tại nhiều thư viện các nước và các thư viện địa phương tại Hoa Kỳ.

Sunday, June 12, 2011

Chặng Dừng











Ta từ cõi lạ
một lần đến đây
giữa vòng khép mở
cuộc chơi đã bày

Kìa trên cành nhỏ
bầy chim họp đàn
bên bờ vọng động
đoàn người ly tan

Ta từ cõi lạ
một lần đến đây
gieo mầm nhân quả
nhận phần trả vay

Ngày qua theo bóng
đời xuôi theo dòng
bóng đời chập choạng
phận người rêu rong

Ta từ cõi lạ                                
một lần đến đây
căn duyên nào buộc
nhân sinh kiếp này

Ngày ta dâng lễ
ngày em đăng quang
đời lôi ta dậy
trả về hồng hoang

Ta tìm muôn dặm
dáng xưa thiên thần
tìm ngày sấm dậy
phút người trao thân

Ta từ cõi lạ
một lần đến đây
ôm toàn hư ảnh
thả vào khói mây

Một ngày ta đến
một ngày ta đi
còn ai níu lại
nói lời biệt ly?

song nhị 5/2001

Chặng Dừng - thơ Song Nhị trích trong tập Tiếng Hót Loài Chim Di.
Chặng Dừng… dường như là chưa trọn vẹn, chưa kết thúc về một Quê Hương, Đất Mới và cả một Đời Người trong bài thơ tứ ngôn mà mỗi khổ thơ như là một công án thiền, đặt ra cho mỗi cá thể nhân sinh những điều suy nghĩ.
Nhạc sĩ Đào Nguyên đọc được bài thơ trên tạp chí Nguồn số 1 (4/2004) đã đem lời thơ vào âm thanh trầm lắng của Album dòng nhạc “Những Bậc Thềm Rong Rêu”. Hòa âm và tiếng hát: Ca nhạc sĩ quá cố Bảo PHúc. Bản nhạc cũng có trong hai album khác 12 Tâm Khúc Phổ Thơ Song Nhị và CD Dòng Nhạc tiếng ca Huy Nguyễn Úc châu.

Saturday, June 11, 2011

Duyên Nợ Tiền Thân - Truyện


Đặng Tâm là đứa con thứ sáu trong một gia đình có tám anh em. Tâm xuất gia từ năm lên tám tuổi với hòa Thượng Tuệ Giác, một vị cao tăng tại chùa Long Thọ. Năm ba mươi tuổi, nghĩa là hai mươi năm sau, kể từ ngày Đặng Tâm theo thầy học đạo, chàng nổi tiếng là một sa môn uyên bác về kinh điển của nhà Phật và là người có đức độ khó ai bì kịp.
Từ ngày quy y, Đặng Tâm có pháp danh là Pháp Không. Sư Pháp Không có dáng người thon cao, vẻ mặt quắc thước, sáng sủa. Đôi mắt của nhà sư như ẩn chứa một cái gì vừa ấm áp, vừa mênh mông huyền diệu. Giọng nói trầm trầm, truyền cảm làm cho người đối diện phải đem lòng mến mộ. 
Một lần, sau buổi thuyết pháp về đề tài “luật nhân quả”, thầy về tới tăng phòng thì gặp một người con gái đứng chờ trước cửa. Người thiếu nữ ấy khoảng hai mươi tuổi, ăn mặc theo lối Âu, gương mặt đẹp, sắc sảo, quý phái. Vừa thấy thầy, thiếu nữ chắp tay, cúi đầu:
- Bạch thầy, xin thầy hoan hỉ cho con được vấn đạo.
- Mô Phật, nếu câu hỏi của tín nữ thuộc lãnh vực hiểu biết của bần tăng, bần tăng xin sẵn lòng.
Thiếu nữ cung kính cúi đầu:
- Bạch thầy, theo như bài luật nhân quả mà thầy vừa thuyết giảng, con thấy không phù hợp với những gì đang diễn ra trong xã hội hôm nay. Như kẻ hiền lành thì lại bị đói khổ, bị áp bức.  Kẻ độc ác, gian manh thì lại được giàu có, uy quyền. Người lương thiện thì chết yểu, kẻ hung tàn lại sống lâu. Nếu có luật nhân quả sao lại còn những trái ngược đó?

Sư Pháp Không chậm rãi trả lời:
- Nhân quả là gọi tắt của Nhân Duyên Quả Báo. Nhân Duyên có hòa hợp mới sinh ra Quả. Ví như  hạt lúa là Nhân mà hợp với đất, nước, phân bón là Duyên mà sinh ra cây lúa. Về phương diện nhân sinh, người có Nhân từ kiếp trước, hiện tại mới gặp Duyên mà sinh ra Quả. Có người kiếp trước đã gieo Nhân mà mãi đến đời sau, đời sau nữa mới gặp Duyên để thành ra Quả. Bởi lẽ ấy nên có người đời này tu nhân tích đức nhưng lại bị tai họa. Người khác, đời này ác độc, hung tàn mà lại được hưởng giàu sang, quyền quý.
Người tín nữ vẫn tỏ vẻ chưa hài lòng với lời giải thích của sư Pháp Không. Nàng nhỏ nhẹ:
- Bạch Thầy, như vậy là luật nhân quả cũng có kẽ hở? 
Sư Pháp Không vẫn ôn tồn:
- Bởi vì người đời không rõ lẽ ác báo và phúc báo. Nhân Ác trồng ở kiếp này chưa đủ thời gian để thành Quả Ác. Nhân Lành gieo ở kiếp trước chưa đủ thời gian để thành Quả Phước cho đời hiện tại. Tất cả đều là do vòng chuyển hóa của luân hồi định nghiệp. Không có kẻ hở như luật pháp của thế gian. Bánh xe quay nhanh hay chậm thì chỗ ráp nối đến chậm hay nhanh, tùy thuộc vào vòng quay, vào nội tại của người đạp xe. Bánh xe pháp luân tùy thuộc vào Nhân Duyên. Người thanh thản đạp xe chậm rãi, kẻ âu lo đạp xe vội vàng. Người thiện nhiều, nghiệp báo chậm, kẻ ác hung nghiệp báo nhanh. Chậm hay nhanh là do Nhân Duyên. Lành dữ cũng do Nhân Duyên. Nghiệp báo cũng thế. Tựu Trung không sớm thì muộn: Nhân nào Quả ấy.
Thiếu nữ  ngước lên nhìn nhà sư, hỏi tiếp:
- Bạch thầy, thế nào là lòng từ bi?
- Từ bi là tình thương. Bất cứ là thứ tình thương nào mà người thương biết quên mình, không đòi hỏi một tình thương được trả lại. Từ bi là một thứ vị tha nhân, không vị kỷ, là một thứ cho mà không nhận.
- Bạch thầy, thế nào là cho? Thế nào là nhận?
- Cho là “xả”, nhận là “thọ”. Cho là “vô”, nhận là “hữu”. Cho là vì người, nhận là vì ta.
- Như vậy một người nữ yêu một người nam là “cho” hay là “nhận”.
- Đó là nhận.
- Tại sao?
- Yêu người muốn được người yêu lại, đó là vì yêu mình chứ không phải yêu người
Vậy thế nào mới được gọi là “yêu người”?
- Hy sinh, quên mình.
- Khó quá.
- Khó, dễ tại tâm sanh. Không khó, không dễ thì tâm diệt.
- Tâm diệt thì được gì?
- Tịnh lạc.
- Thưa thầy, muốn “lạc” mà không muốn “tịnh” được không?
- Muốn có gió mát mà không muốn cành lá lay động, đó là ảo tưởng.
- Tình yêu có tịnh lạc không? 
- Có và không?
- Xin thầy cho thí dụ.
- Nước biển mặn là do chất muối. Muối thành do nước biển. Tình yêu là “dụng”, còn tịnh lạc là “thể”. Bản chất của “dụng” là động. Bản chất của “thể” là tịnh. Đã động thì bất tịnh. Động thì không có Tịnh Lạc.
- Nói như vậy chẳng khác nào khuyên người ta đừng yêu nhau. Nòi giống loài người làm sao tồn tại và phát triển để phụng sự Phật pháp.
- Không phải con người phụng sự Phật pháp, vì Phật pháp vốn là không có. Nói Phật pháp như một thể “hữu” để cho con người dễ hiểu. Đúng ra, Phật pháp phụng sự con người. Phật pháp là phương tiện đưa con người đến sự giải thoát. Khi cứu cánh ấy đã đạt đến thì phương tiện kia không còn.
Người thiếu nữ đứng khoanh tay, xưng tên là Hoàng Bích Vân, nhìn nhà sư rồi nói thật nhỏ:
- Dù sao thì... “em” vẫn muốn cái “tịnh lạc” kia chính là cái “tình yêu” mà em đang mơ ước kiếm tìm.
Sư Pháp Không chắp tay:
- Mô Phật, điều đó ngoài sự hiểu biết của bần tăng.
- Xin từ biệt.
Nhà sư quay lưng bước về phòng. Bích Vân gọi với theo:
- Thầy..! Thầy!..
Nhưng cánh cửa sau lưng nhà sư đã đóng lại.

**
Hòa thượng Tuệ Giác nhìn môn đệ đệ của mình là sa môn Pháp Không rồi nói:
- Thầy muốn con hoàn tục.
Sư Pháp Không giật mình, sợ hãi:
- Bạch sư phụ xin minh xét cho con.
Hòa thượng Tuệ Giác vẫn giọng ôn tồn:
- Sư Pháp Không nước mắt đã ràn rụa, nhạt nhòa, quỳ xuống lạy thầy:
- Xin sư phụ hỉ xả. Đừng đuổi con. Con đã nguyện trọn đời nương thân chốn thiền môn.
- Thầy đã nói hết lời rồi. Đó là nghiệp quả của con. Kiếp trước con đã hẹn hò với người ta nên đời này con phải trả, phải làm tròn lời hẹn ước.

Sư Pháp Không năn nỉ:
- Bạch sư phụ, tất cả không phải vì con. Xin sư phụ cho con được nương thân dưới bóng từ bi của sư phụ, của Phật pháp.
- Đừng, con đừng nói thêm nữa. Khi nào con dứt căn duyên, làm xong lời thề ước với người ta, con hãy trở về đây. Còn bây giờ... con về phòng thu xếp. Đừng lại từ giã thầy. Con đi đi. Đóng cửa phòng lại cho thầy.
Nói xong, Hòa thượng kiết già, mắt nhắm nghiền, người cứng như pho tượng. Biết không còn có thể thưa gửi được gì thêm, sư Pháp Không lạy thầy rồi bước ra ngoài, vừa đi vừa khóc.
   
**
Thấm thoát đã hai năm, thời gian đi nhanh quá. Đặng Tâm ở một mình trong một am nhỏ trên mảnh đất của tổ phụ. Chàng vẫn ăn chay, giữ giới, mặc dù giờ đây chàng đã mặc áo đời. Nhiều người trước đây quen biết với gia đình chàng, thấy Đặng Tâm hoàn tục, có ý muốn gả con gái cho chàng. Nhưng chàng đều từ chối. Những lúc ngồi một mình chàng buồn vời vợi. Bạn bè khuyên chàng nên lập gia đình, chàng cự tuyệt. Đặng Tâm muốn được tâm hồn thảnh thơi nhưng đã bị những cô gái quanh vùng đến quấy rầy. Có người đến nghe thầy giảng kinh. Có kẻ đến xin thầy học đàn Tây Ban Cầm. Lại có cô xin được đến nấu cơm, giặt giũ săn sóc...Đặng Tâm khổ sở lắm.
Vào một buổi sáng, Đặng Tâm thay xong y phục, định đến thăm một người bạn thì Bích Vân, cô gái “vấn đạo” cách đây hai năm đột ngột xuất hiện. Vừa nhìn thấy thầy, cô chợt òa lên khóc. 
Đặng Tâm lo lắng: cất tiếng hỏi:
- Cô có gì buồn lắm phải không?
Bích Vân càng khóc lớn hơn, Đặng Tâm nói tiếp:
- Ở đây cô không nên làm thế. Nếu người ta hiểu lầm thì thật là tai hại cho tôi.
Bích Vân nức nở:
- Em đã tìm thầy suốt mấy năm, hôm nay mới gặp. Bây giờ thầy đã hoàn tục, còn sợ gì người ta hiểu lầm nữa.
Đặng Tâm ngạc nhiên:
- Cô tìm tôi? Nhưng để làm gì? 
Bích Vân lau nước mắt. Đôi mắt đẹp và buồn ngước nhìn Đặng Tâm:
- Em...em...không thể sống xa thầy.
Đặng Tâm cố nén cơn giận dữ vừa òa đến:
- Cô có biết vì cô mà tôi phải xuất tự không?
Bích Vân thổn thức:
- Dạ em biết.
- Đã biết mà cô còn tới tìm tôi?
- Em tìm...anh để nói cho anh hay là...
Đặng Tâm xoa tay:
- Cô đừng nói gì cả. Điều mà cô sắp nói không ý nghĩa gì. Không ích lợi gì cho cô và cho tôi. Cũng vì điều cô sắp nói, cô đã làm mà thầy tôi bắt tôi phải hoàn tục. Hai mươi năm tu hành, phút chốc vì cô mà phải uổng phí.
- Giờ đây anh đã về nhà. Cuộc sống của anh đã khác, không lẽ cứ như thế này mãi. Gia đình em giàu có. Nếu chúng ta kết hôn, anh sẽ không còn vất vả nữa.
Đặng Tâm thở dài chán nản:
- Cô vẫn giữ mãi ý định kỳ lạ đó? Tôi chưa bao giờ nghĩ đến tình ái ở cuộc đời này. Tôi tha thiết xin cô hãy bình tâm trở lại, nếu có thể chúng ta sẽ làm bạn, chứ không thể là vợ chồng.
Bích Vân gắng gượng hỏi:
- Có ai cấm anh lập gia đình đâu.
- Tâm ý của tôi không cho phép.
Không lay chuyển được lòng dạ sắt đá của Đặng Tâm, Bích Vân vô cùng tuyệt vọng, nàng đứng lên quay gót, bước đi như một kẻ không hồn.

Biết không thể ở đây được, Đặng Tâm đóng cửa am, đi tìm một nơi nào đó để được an thân, bình tâm mà tu hành. Trên đường đi, một hôm chàng ghé vào chùa Bửu Tự vấn an sư thúc là Hòa thựơng Pháp Nhãn. Sau khi kể sự việc phải hoàn tục của mình, Đặng Tâm thỉnh cầu sư thúc xin với sư phụ của chàng để trở về chùa cũ. Hòa Thượng ngồi tịnh một giờ lâu rồi mở mắt nhìn Đặng Tâm:
- Oan nghiệt! Đó là oan nghiệt, là tiền căn.
Đặng Tâm xin sư thúc chỉ rõ. Hòa thượng Pháp Nhãn chậm rãi nói:
- Ngươi đã có ấn chứng, sao không dùng mà soi lại tiền kiếp của mình.
Đặng Tâm như sực tỉnh, nhưng chàng vẫn thưa:
- Nhưng còn cô gái Bích Vân, thưa sư thúc.
- Cứ ngồi định tâm, thầy sẽ giúp cho.
Chàng ngồi vào nệm cỏ, buông xả hết mọi ưu tư, tạp tưởng. Một lúc, Đặng Tâm thấy một luồng thanh điển đưa chàng đến một nơi xa lạ. Đăng Tâm thấy mình là một thầy tu, đem lòng yêu thương một thiếu nữ con nhà giàu có. Chàng trốn chùa về ở với người con gái đó. Được vài năm, hạnh phúc đang tràn đầy thì người con gái đó chết. Chàng quá thương tiếc, thề suốt đời ở vậy, không tục huyền. Người đó là Bích Vân kiếp này.

Khi biết rõ tiền căn duyên nợ, chảng thở dài, mở mắt. Vị sư thúc của chàng an ủi:
- Bây giờ, một là con lấy nàng, hai là con phải ở vậy cho tới suốt đời. Nếu lấy nàng, trả hết nợ tiền căn con mới được quy tự, tiếp tục tu hành. Nếu không, con phải sống một cuộc đời nửa tăng nửa tục. Kiếp sau nữa con vẫn phải tái sanh mà kết duyên tơ tóc với nàng. Sẽ cứ như vậy mãi. Con đường giải thoát của con còn bất tận.
Đặng Tâm phiền muộn vô cùng.
Từ đó thỉnh thoảng người ta thấy chàng thanh niên tuấn tú ấy xuất hiện, nay tới chùa này, mai tới chùa khác để “soi căn” cho những bá tánh thỉnh cầu. Trong lời “soi căn”, chàng dùng những ẩn ngữ sâu xa, diễn tả bằng thể văn vần song thất lục bát. Lời ngâm đều, chậm, mang những dư âm buồn man mác xa xôi. 
Cũng vì căn duyên tiền định, Bích Vân vẫn lâu lâu tìm gặp Đặng Tâm một lần, dù chỉ để nhìn nhau một thoáng, nói vài câu van xin và nghe mấy lời cự tuyệt. Nhưng hình ảnh cô gái diễm kiều này đã dần dần len vào tâm tưởng Đặng Tâm. Lần gặp lại Bích Vân mới đây chàng đã có những lời lẽ thân tình gần gũi hơn. Khỏang cách biệt đã dần dần được thu hẹp, để xích lại lằn ranh kết nối của cuộc hẹn hò duyên nợ tiền thân. 
song nhị

Friday, June 10, 2011

Tình Ca Nhập Cuộc - Tùy Bút


1.
Từ một khởi điểm nào đó của cuộc hành trình tôi không còn nhớ rõ. Tôi không cần biết đến sự bắt đầu cũng như chẳng cần biết chặng sau cùng sẽ đến.
Ở một nơi nào đó tôi đã từng đi qua ở những nơi nào đó tôi sẽ đặt chân đến; tất cả đều đẹp; đều đem đến cho tôi những phấn khởi bất ngờ. Một đồng cỏ hoang; có màu xanh; sẽ có những bông hoa dại. Một con đường sỏi dốc bên cạnh một con suối trong xanh. Tôi sẽ thụ hưởng tất cả những vui sướng nhọc nhằn trong mọi hoan lạc; ưu tư.
Tôi đã đi chưa hết một phần đường trải dài; tưởng là vô tận – cả trong cuộc sống này – dù tôi biết rất rõ cái hữu hạn của nó. Con đường tôi đi, giữa khởi điểm và chỗ kết lộ trình gần gủi lắm. Chẳng có gì là không biên giới. Tôi không có được tầm nhãn quan thấu suốt ở vũ trụ không cùng. Tôi không có được cái tâm vô ngã; nhất quán; huyền diệu. Tôi đi giữa sự lần mò vô tận của cuộc nhân duyên. Hành trang đôi vai gánh nặng. Tâm hồn tôi nở hoa đón chào em. Đón chào tất cả.
Xin trang trọng mời em vào cuộc hành trình. Con đường đã trải rộng; như một tâm hồn bao la; đầy đủ hoa thơm cỏ lạ, đầy đủ mọi dốc, phẳng chông gai; sẵn sàng mọi hương vị ngọt bùi; cay đắng... xin mời em vào. Những bước chân nhung lụa.
2.
Chỉ còn một ngày nữa tôi sẽ lên đường. Tôi không mang theo gì trong bọc hành trang em ạ. Những gì có trong tay; tôi đành buông thả. Những gì ngoài tầm tay vói lại xê xích xa dần. Tôi sẽ để lại sau lưng quá nhiều. Tất cả của một phần đời đã gắng công gom góp giữ gìn. Niềm ao ước là một lần trở lại bên em; ngồi kể chuyện buồn vui; nâng niu lòng mình bằng những nét vẽ vời thêu dệt trên tấm thảm ấu thơ, đầy những vết tích nhọc nhằn của một thời loạn lạc.
Bây giờ tôi đang viết cho em – không, tôi đang viết cho tôi. Tôi đang nói một mình, chút vỗ về sau cùng cho một lần rời rã; cho một lần nhen nhúm. Tôi sẽ chẳng bao giờ có em trong giấc mộng thần tiên thêu dệt. Tôi đã cố vượt qua mọi lằn ranh giới hạn, tìm đến một hạnh phúc đích thực, trong đó có em; có mùa xuân cuộc đời; có nụ cười trẻ thơ sáng tối. Tôi sẽ mãi bồng bềnh với những ước mơ của một cuộc nhập thế huy hoàng. Em sẽ chẳng bao giờ có thực.
Trong cái im lặng không cùng, tôi sẽ không nói thêm một lời hò hẹn. Ngôn từ làm sao đủ để diễn đạt mọi chân thành. Thôi, xin một lần từ giã bình yên bằng những lời chào lặng lẽ. Một lần từ giã cho mãi mãi sau này. Hãy rẽ về mỗi hành trình đã định. Chào em trìu mến.
3.
Cầm tập san “Ba Sáu Chín” mở ra đọc lại bài thơ một lần viết vội gửi đăng, tôi cảm thấy ở đó những ý nghĩ chân thành. Ý nghĩ của một người xa xứ vọng về cố hương. Một người xa nhân tình nhớ về người yêu cũ. Phải, bây giời tôi đang nhớ về em; nhớ về cha mẹ, gia đình, bạn bè, phố xá.
Tôi đã thực sự bị lôi cuốn vào cuồng lưu cuộc chiến, sự việc mà thưở nhỏ tôi chẳng bao giờ ngờ. Tất cả sự đổi thay như bất chợt, đưa đẩy cái tâm hồn và cuộc sống đời người vào một ngã rẽ trái ngang.
Ở đây, sự xa lạ của những gì trông thấy và cuộc sống hàng ngày rồi sẽ dần dần quen thuộc. Trong cái tập thể sinh hoạt ồn ào tôi vẫn là người riêng lẻ. Tâm hồn tôi là thế giới của riêng tôi. Sự bất bình thường giữa thiên hạ, tôi đang cố quân bình những lúc hòa mình vào tập thể với những giờ phút riêng tư. Tôi cố dung nạp những cử chỉ không vừa mắt, những ngôn từ không lọt tai. Tôi dung nạp cả những điều trái ngược với tư duy của mình. Tôi hiểu biết, làm quen với mọi thành phần. Tôi bắt đầu học hỏi nhiều điều mới lạ. Một trường học có những phơi bày lộ liễu bản ngã mỗi con người. Có những thành tựu trưởng thành; có những bậc thang giá trị. Sau cùng là bài học vỡ lòng cần thiết, chưa nhuần nhuyễn về lòng yêu nước, yêu quê hương, đồng bào và đồng loại.
Tôi lên đường với tất cả mọi thứ ấy. Tôi sẽ dành cả thế giới đó cho em, cho mẹ cha – một đời nhẫn nại hy sinh, tình thương yêu rộng lớn. Tôi đang bắt đầu cho một chuyến đi dài, một cuộc viễn hành với vô vàn thử thách. Bây giờ tôi đang tập sự, đang làm quen, sửa soạn cho hành trình đó với những chuẩn bị sẵn sàng. Tôi mở rộng lòng mình đón những niềm hy vọng mới. Hy vọng những người bạn tốt. Hy vọng những bước đi may mắn; những chặng đường an lành. Hy vọng ở em, ở cuộc đời và định mệnh. Định mệnh của riêng mình, định mệnh của tất cả.
4.
Tôi bước vào cổng trại Nguyễn Tri Phương như bước vào một khu vực mới của cuộc đời. Đã bảy hôm rồi tôi thực sự nhìn thấy những đổi thay quanh tôi và những đổi thay ở chính mình. Ngày mai tôi lại lên đường; hay đúng hơn; lại làm một cuộc dời chân; dời vị trí. Những ngày tháng nóng bỏng; đầy đủ hương vị đang đón chờ. Tất cả những gian lao; những giồi mài tôi luyện mà những đứa con trai không được chối từ.
Những mỹ từ bổn phận; trách nhiệm; nghĩa vụ và lòng yêu nước... bây giờ là một thực tại rõ ràng. Bên cạnh tôi có những đứa con trai vai nặng ba lô, súng đạn, khuôn mặt rạng rỡ, ràn rụa mồ hôi có lẽ cũng mang một tâm sự này...
Xin gửi lại nơi này những gian khổ nhọc nhằn của ba tháng dài luyện tập. Xin gửi lại bạn hữu trở về chút ưu tư, về căn phần may rủi. Cuộc sống thường nhật nơi mái trường, công sở đang đợi chờ các bạn. Ngày mai tôi tiếp tục chặng hành trình phía trước.
Xin từ giã Quang Trung, những con đường suốt đêm ngày rộn rã chân bước. Xin từ giã những bãi tập, sân bắn; những buổi trưa nắng, chiều mưa, những đêm giông bão giữa cánh đồng mờ mịt, ôm súng thức dài suốt sáng. Xin từ giã Tiểu đoàn Nguyễn Huệ, từ giã những lần giã chiến, thử sức với gian lao, với gai nhọn hàng cây bã đậu. Đã qua rồi ở đây những đêm ứng chiến, những ngày cấm trại, những giờ phép ngắn ngủi cuối tuần.
Có lẽ không bao giờ tôi trở lại đây. Và các bạn nữa, quân trường Thủ Đức đang đợi chờ ta đến, đến đó để sống nốt những tháng ngày trách nhiệm. Xin từ giã kỷ niệm ở đây và xin cảm ơn tất cả mọi người. Cảm ơn những con đường lầy lội, những lần lội bộ di hành, những đêm đã chiến và những chia sẻ buồn vui.
Chiều nay nắng lại chói chang. Tôi ngồi lại với những bạn bè, nhìn nhau ướt đâm mồ hôi giữa khung sân rộng. Không một thông cảm nào sâu sắc hơn bằng hành trang của lính. Đêm nay tôi viết những dòng lưu niệm. không gian im vắng như cả một non nước thái bình. Ngày mai lại bắt đầu, lại tiếp tục những rộn rã của đoạn đời trước mặt...
5.
Tôi đã đến đây, đã trở về đây rồi đó em. Một tuần lễ qua đi, nối thêm một chút trong cuộn phim đời. Bảy ngày, đi qua, mỗi ngày tôi làm một cuộc hành trình mới! Ở đó có thật nhiều nỗi buồn, song cũng có những niềm vui. Mỗi gian lao là một lần tưởng nhớ, một lần hò hẹn. Tôi đã cười trong khốn khổ, nhọc nhằn, cả trong lúc phiền muộn. Tôi dẫm lên từng khó khăn trở ngại để bước đến cuối đường. Một sự chờ đợi nào đó, tôi không cần biết tới, nhưng thật không đành.
Dĩ vãng của tôi là một vùng biển động. Tại một dấu mốc thời gian, ký ức như một cuồng lưu, những mảng đời hiện lại, luân vũ, quay cuồng.
Tôi còn tâm hồn tim óc để còn mãi biết yêu em, yêu cha mẹ, yêu tổ quốc và yêu sự thật, dẫu một lúc nào đó phải chơi vơi giữa ngọn triều khổ đau hoặc trong niềm hoan lạc. Một tháng, một năm có thể là một khoảnh khắc. Một vui buồn, sướng khổ rồi cũng sẽ thoáng qua như một an lành, như một cơn ác mộng. Tôi sẽ còn thời gian, còn nghị lực và còn tuổi trẻ để tìm những gì miên viễn, để tự mình, gây dựng lại cho mình. Tôi không sống bằng ảo tưởng giữa thực tại nổi trôi này, nhưng đó là một hy vọng để bám víu mà bược lên, mà đi tới.
Đừng uổng phí tuổi xuân nghe em. Hãy giữ gìn trân trọng. Cả cuộc đời và cả vùng trời bình minh ở đó. Một mai, em sẽ phải nhìn tuổi bước đi xa. Vùng bình minh sẽ cạn bóng mát. Mặt trời sẽ lên cao. Nắng sẽ chói chang và một hành trình mới bắt đầu. Em sẽ phải bỏ lại phía sau thật nhiều. Cũng từ đó mất đi những gì quí báu. Rồi sẽ một lần đứng ngoái lại để nuối tiếc một thời quá vãng. Bên kia phần đất này là một phần đất khác. Ở lằn ranh giới thời gian ấy, em sẽ đứng nhìn bằng đôi mắt trở về tìm kiếm, xa la, nuối tiếc. Có lúc em phải khóc. Nước mắt chẳng dành cho một cái gì, nhưng cần thiết và không vô nghĩa. Cũng như tôi, có lần phải nhìn, phải nói, phải viết – không một đối tượng nào. Nước mắt đó, bài viết đó sẽ là những niềm an ủi nhất thời, sẽ là những hồi niệm sống động cho mai sau.
6.
Tôi như kẻ đứng bên lề thơ ấu, trở lại nỗi xao xuyến thật trẻ con trước những nôn nao về một ngày cuối tuần. Tôi trông mong đến đó như đến trước cửa ngõ tình yêu, bất chấp mọi trắc trở, gian nan trên đường, sau lưng trước mặt.
Tôi trông mong đến đó để được sống những khoảnh khắc mơ hồ thần thoại. Một buổi chiều tôi về, một buổi chiều tôi đi, rời thành phố như một con tàu quay mũi ra khơi. Những nao nức mang về không đủ làm vui cho nửa ngày chủ nhật. Tôi đứng trên chiếc xe cuối của đoàn GMC chạy dọc dài qua mấy con đường; hai hàng cây đứng lặng. Đằng sau, phố xá vẫn thản nhiên sinh hoạt rộn ràng. Tôi nghĩ tới còn bao lần đi về? Còn bao lần đưa đón?
Biết đâu phải không em. Một đời người sẽ dành cho những vẫy tay đón chào; đưa tiễn. Và một đời người sẽ mòn hao theo nỗi nhớ nhung, chờ đợi, cách ly.
7.
Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh quá ư quay quắt. Từ mở mắt chào đời, chúng ta đã lớn lên giữa hận thù đổ vỡ. Chiến tranh có mặt trên khắp hang cùng ngõ hẹp. Ở ngay cả trong từng hơi thở, từng ý nghĩ hiền hòa của em; của tôi, của mọi người. Chúng ta ghê tởm nó, nhưng chúng ta lại không có quyền từ khước nó, vì chúng ta cần có sự tồn tại đích thực. Hoặc hơn nữa, sự tồn tại đích thực cho thế hệ con em ta sau này. Cha ông ta đã dành tất cả yêu thương, xương máu, hy sinh trọn một đời người cho ước vọng bình thường đó. Bây giờ đến lượt chúng ta. Chúng ta đang tiếp nối hành trình để hoàn thành ước vọng đó. Chúng ta mang trên người lý tưởng phụng sự. Ở đây, lý tưởng không còn là một mỹ từ, không còn là một sáo ngữ. Lý tưởng đó hiển hiện trong từng phút giờ của chúng ta nơi này, trên phần đất tự do. Lý tưởng đó chúng ta mang trong người cùng với lời nhắn nhủ thiêng liêng trong thông điệp Cư An Tư Nguy(*)
Tôi vẫn có một niềm tin sắt đá cũng như một ước nguyện. Nguyện ước không phải là mơ mộng và mơ mộng hẳn là ảo giác. Em sẽ có những gì như giấc mơ hôm nào em kể lại. Đời sẽ có những bất ngờ và em sẽ có những vui buồn bất chợt. Cuộc sống liên tục bằng những đổi thay sống động. Chúng ta có quyền đòi hỏi và vươn lên nhưng trước hết phải đòi hỏi ở chính mình và phải kiên trì suy tưởng đến.
Chúng ta chịu trách nhiệm trước định mệnh riêng tư của mình. Còn định mệnh đất nước, quê hương? Gắn bó hay riêng rẽ. Chúng ta có được đi trên con đường mình lựa chọn? Mỗi câu hỏi đã hàm ngụ câu trả lời trong đó.
Tôi đang đi trong một hành trình chưa có ngày tới đích. Mỗi ngã rẽ sẽ mở đầu cho một hướng đi mới. Cũng như đất nước này đang cần một ngã rẽ. Một khúc quanh lịch sử sẽ cần thiết để trút bỏ được cơn bệnh thảm thương. Con bệnh không thể kết thúc bằng sự chết. Những gì tới thật bất ngờ, những gì vừa vuột khỏi tầm tay, phải chăng là những hạnh phúc lớn lao cho người trong cuộc. Mai sau, ở cuối một hành trình là một thành đạt mục tiêu hay một lần bỡ ngỡ.
Tôi không mang theo một dự tính nào, nhưng tôi sẽ hài lòng trong cuộc dấn thân nhiều thua thiệt, mà chẳng so đo. Tôi sẽ gom vào ký ức những lần mưa, những lần nắng, những điều không thể nói bằng lời. Tôi vừa mến yêu, vừa hằn học với hiện tại. Tôi có cả một nỗi lòng với đất nước. Một tương lai chưa biết sẽ có gì ở đấy. Nhưng mọi nẻo đường sẽ đồng quy về cùng giao điểm, cùng ước vọng. Và ở đó tôi sẽ gặp em.
8.
Bây giờ mùa mưa đã hết. Trước những con nắng thiêu đốt; tôi lại thèm dư vị của những cơn mưa. Mấy ngày vừa qua; một biểu chiều trời đẹp; bỗng nhiên mây vần vũ kéo tới; bầu trời tím lại; rồi một cơn mưa nhỏ đều; đủ thấm đất bụi.
Những hạt mưa cuối mùa như nước mắt ân tình của một lần khóc nuối. Tôi nghĩ; giá những cơn mưa như vậy sẽ còn mãi trong mùa này để mỗi lần trở về thành phố; tôi được đứng nhìn những hạt nước li ti đỗ trên từng ngọn tóc đong đưa. Để được nghe em nói – Hôm qua nhìn mưa bay; em buồn và nhớ anh quá. Bây giờ không còn những cơn mưa ấy nữa; nhưng thời tiết lại đổi mùa. Buổi sáng trời thật lạnh. Năm giờ rưỡi thức dậy tôi choàng chiếc áo ấm lên người và nghĩ thầm – Sáng nay trời lạnh quá. Anh nhớ em thật nhiều.
Dù ở một không gian hay hoàn cảnh nào; tâm hồn tôi vẫn xoay chiều về kỷ niệm; quá khứ; người yêu. Tôi cứ mãi bồng bềnh với những ước mộng; có lúc thật đơn sơ. Tôi nhớ những chuyến mưa chiều; mưa đêm thành phố. Ở đó mưa bay qua cửa kính; mưa bay mờ nhạt tháp giáo đường. Mưa bay mờ mái ngói. Mưa lất phất trên tà áo học trò. Mưa để những kẻ yêu nhau gần gũi; ủ ấm tâm hồn. Tôi nhớ những lần ngồi trong Pôle Nord (**) nhìn mưa qua của kính để lòng mơ hồ suy tưởng mông lung.
Những cơn mưa đó qua đi như thật tình cờ; thật nhanh chóng. Như ngày tháng trẻ thơ. Và tôi đã rời xa những mùa mưa dĩ vãng để đi vào một mùa mưa khác. Mùa mưa đầu tiên trên hành trình đổi lạ.
Tôi không bỏ sót một cơn mưa nào. Cánh đồng đầu tiên tôi đi qua; từng thửa ruộng nước ngập quá bờ. Lúa vừa bén rễ; từng bè lá mạ chơi vơi. Tôi lội bì bõm đi về... Cánh đồng trở nên quen thuộc. Tôi đi giữa đoàn quân mà tưởng lại những ngày trẻ thơ chạy ra đồng nghịch nước; nô đùa cũng lũ trẻ vào những mùa mưa lụt.
Bây giờ; trên đồng ruộng; lúa dã chín vàng. Lần đi bãi cuối cùng; qua cánh đồng; nhìn những bông lúa trĩu nặng; tôi thấy tiếc một thời lúa mạ xanh tươi và nhớ vô cùng những cơn mưa bay mờ; xa bất ậtn. Tôi vừa đi qua một mùa mưa thật trôi nổi; nhưng cũng thật hiền hòa. Một mùa mưa đã kéo theo thời gian và những bước chân nặng nề lướt nhanh như những bọt nước giữa dòng.
Tôi không thể nói hết được những cảm giác trong những đêm-mưa-ứng-chiến; ngủ bụi nằm bờ. Một lần; rồi những lần tiếp nữa; tôi nằm với Lương; chung một chiếc võng trong hầm đại liên; những giọt mưa như cố tình rơi lên thân thể hai đứa tôi, suốt đêm. Buổi sáng thức dậy, cả bộ đồ ướt sũng. Lạnh co quắp. Có lần trùm poncho nằm suốt giữa một trận mưa từ 12 đêm đến 3 giờ sáng. Những hạt mưa rơi xuống như những ngọn roi quất vào người tôi liên tục hỗn loạn. Những lần tôi ngồi trên ngọn đồi bâng ga-em cơm; mưa xối xả; cơm thành cháo và tôi đã nuốt ngon lành. Những lần đi địa hình ban đêm; mưa đuổi suốt quãng đường. Cả bọn tôi; ba đứa; bám lấy phương giác từ đã được chỉ định; quờ quạng; lần mò từng bước. Nước chảy từ đầu xuống chân như lúc tắm truồng; vuốt mặt không kịp.
Bây giờ mùa mưa đã qua hẳn rồi. Những cơn nắng chói chang làm tôi ái ngại. Không phải cho tôi mà cho những người bạn trong khóa đi sau. Tôi vẫn vơ so sánh những cơn mưa hiền hòa với những cơn nắng ác nghiệt. Nếu nghĩ rằng mưa cho mát lòng người; nắng cho đời tươi sáng; em sẽ chọn mùa nào.

Ngày từ giã KBC 4100/ một chín sáu chín.

Nói Chuyện Với Thơ

MÙA HÈ CỦA TÔI Nắng ở trên trời, hè - nắng xuống Đã quen rồi từ bao lâu nay Dẫu thiên hạ lắm người than nắng nóng Với tôi thì nắng… ...