Đọc
“CHUYỆN
MỗI NGÀY CỦA TÔI” THƠ SONG NHỊ
Bài thơ
không biết được Song Nhị sáng tác vào thời gian nào nhưng đã xuất hiện trong
thi phẩm TIẾNG HÓT LOÀI CHIM DI tháng Tư năm 2004, cách đây đã nhiều năm.
Câu chuyện
mỗi ngày của Song Nhị tưởng đã chấm dứt nhưng vẫn còn theo đuổi Song Nhị cho
đến những ngày gần đây.
Đã có một
thời gian trên những khu phố ở đất người, đồng bào ruột thịt cùng da vàng máu
đỏ đã ngày đêm xôn xao giăng cờ và biểu ngữ để minh xác lập trường của chính
mình với những người bạn đồng minh, và nhất là với những kẻ tà tâm phản bội,
muốn tôn thờ chủ nghĩa ngông cuồng, phi nhân, phi nghĩa Cộng Sản; những kẻ nầy
đã ngu si, mê muội, không hề biết gì về sự độc ác bạo tàn của cộng sản gây ra
bao chết chóc đau thương cho cha ông, gia đình, bà con, bằng hữu. Song Nhị đã
mừng thầm:
“Một ngày
tôi ra ngõ
phố xá
người xôn xao
cờ giăng
và biểu ngữ
chính
nghĩa mình giương cao”
Tiếc thay,
nỗi vui mừng của Song Nhị chẳng kéo dài được bao lâu đã tiếp theo một nỗi buồn
đến phải khóc:
“Một ngày
tôi cúi mặt
giọt nước
mắt rơi mau
giữa lằn
ranh thù hận
phất cờ
vàng chọi nhau”
Những cơn
đau trong dĩ vãng vẫn còn giày xéo tâm hồn chúng ta. Những cơn đau chồng chất
đè nặng tâm hồn chúng ta từ nhiều ngàn năm trong lịch sử. Ngồi trầm lặng và
tỉnh táo để nhìn thấy tận mắt và gọi tên những cơn đau nầy. Phải viết xuống mặt
giấy, phải nói ra thành lời với thái độ bình tĩnh và sáng suốt để từ đó chúng
ta tìm ra những phương cách giải tỏa.
Dân tộc
chúng ta có những trang sử anh hùng lẫm liệt chói sáng hào quang, nhưng cũng có
nhiều biến cố đen tối phũ phàng. Một ngàn năm dưới sự đô hộ của người Tàu, một
trăm năm dưới sự cai trị của người Pháp, hàng trăm năm cúi đầu chịu đựng dưới
các triều đại phong kiến quân chủ, hàng chục năm chiến tranh phân chia Nam Bắc
với sự trả thù hèn hạ của cộng sản vô thần. Sự thù hận khổ đau từ đó lớn lên
đến ngút trời; sự thù hận từ đó được mang đi khắp nơi trên thế giới để ngày nay
dù cùng một chính nghĩa vẫn còn nghi hoặc chống chõi lẫn nhau.
Dù với tấm
lòng rộng rãi bao dung, mọi việc làm vẫn bị đánh phá xâu xé. Dù với những
chân tình hiểu biết trao nhau vẫn bị phủ nhận, bôi đen, từ bỏ và tố cáo:
“Một ngày
tôi ngồi hát
cảm nghĩa
tình dạt dào
lời trao
nhau dòn dã
đồng hương
tố đồng bào”.
“Một ngày
tôi câm lặng
cuộc tranh
luận dài dài
mở toang
các làn sóng
âm thanh
thật vui tai”.
Chúng ta
hy vọng những kẻ có lòng và đang muốn làm được một ít việc gì hữu ích cho đồng
bào, cho đất nước đừng vì những nỗi đau bệnh hoạn của tha nhân mà mất tin tưởng
hoặc trở thành chua xót mỉa mai.
Thật đáng
buồn, không phải bây giờ đang xẩy ra mà cách đây 4, 5 năm Song Nhị đã ghi nhận
bằng lời thơ:
Một ngày
tôi thức dậy
thấy đàn
ông đàn bà
ném tiền
vào thầy cãi
vác chiếu
ra hầu tòa”.
Hy vọng
Song Nhị đừng “quẳng bút” mà vẫn tiếp tục công việc dù với tư cách một thi
nhân, một nhà văn hay một nhà xuất bản để xây dựng lòng người, để xây đắp tình
đời và để lại cho con cháu một mái nhà ẩn náu bên cạnh lâu đài văn hóa của cha
ông. Hãy để mọi chuyện nhỏ nhặt ngoài tai, sá gì những cựa quậy đáng thương của
một thiểu số nạn nhân của biến cố lịch sử. Họ là những người bệnh, nhưng vì
lòng kiêu ngạo và sợ hãi đã không dám, hoặc không thể nhận ra là mình đang bệnh
để tự tìm phương cứu chữa, hoặc nhờ cậy những kẻ có lòng muốn giúp đỡ. Chính
Song Nhị đã thấm thía:
“Một ngày
tôi quẳng bút
nhìn loài
dơi vo ve
đám tâm
thần múa hát
các thiền
sư ngồi nghe”
“Một ngày
tôi co lại
trong xác
con ve sầu
quên đời,
quên tất cả
ngủ vùi
những thương đau”.
Người đọc
thơ Song Nhị có lúc cảm thấy buồn và thương một thi nhân nặng tình vì đồng bào
ruột thịt, nhưng người đọc cũng có một niềm tin tưởng âm thầm về sức mạnh tinh
thần của Song Nhị trong kinh nghiệm phấn đấu ở chốn lao tù và lòng vị tha kiên
nhẫn trong những năm vươn lên ở đất xứ người. Song Nhị bằng lòng với số phận
của người mất nước và không bao giờ mất hoài vọng về một ngày trở lại xây dựng
quê hương:
Một ngày
tôi chợt nghĩ
thôi, nói
cười mà chi
lái xe vào
hãng Mỹ
an phận
làm cu-li”.
“Một ngày
tôi lội bộ
ra bờ Thái
Bình Dương
đọc lời
kinh sám hối
tạ tội
cùng quê hương.”
Chúng ta
hãy cùng Song Nhị, mỗi ngày đọc một lời kinh sám hối.
= Phan Bá
Kỳ
California 2007
------------------------------
* Tiến Sĩ
Phan Bá Kỳ, Trung Tá, Quân chủng Lực Lượng Đặc Biệt, tác giả các tác phẩm: lịch
sử tiểu thuyết - MỘT LẦN ĐÃ ĐẾN và Các cuốn
sử liệu - LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT QUA NHỮNG TỔ CHỨC CHIẾN TRANH KHÔNG QUY ƯỚC. – BIỆT
KÍCH DÙ XÂM NHẬP BĂC VIỆT [Ghi chú của Nguồn]
No comments:
Post a Comment