NGUYỄN NGỌC BÍCH - Giáo Sư/ nguyên
Giám Đốc đài Á Châu Tự Do (RFA)
… Nếu
một sản-phẩm như Hợp Lưu, Da Màu hay Talawas có quay lưng vào cái thống-khổ của
dân-tộc vào lúc này, hôm nay, nghĩa là không đá động gì đến những dân oan, đến
những vi-phạm nhân-quyền trắng trợn ở quê nhà, dù nhân danh cái gì đi nữa
(tỷ-dụ, sự hòa-hợp dân-tộc), thì một người bình-thường như tôi vẫn muốn được
học kinh-nghiệm của người đi trước, của người chẳng may rớt vào vòng tù tội
thay cho tôi để tôi hiểu biết xã-hội, dân-tộc của tôi hơn.
Đó là
lý-do tôi tìm đến đọc cuốn sách ra mắt ngày hôm nay, “bút-ký, tự-truyện” Nửa
thế kỷ Việt Nam
của tác-giả Song Nhị.
…….
“Tôi
đã viết và đã xóa bỏ từng dòng. Tôi đã viết và đã xóa bỏ từng trang. Tôi đã xóa
bỏ nhiều lần như vậy. Một bài viết ngắn [. . .] cho tới hôm nay… đã chẵn mười
năm!”. Tác-giả mở
đầu sách của anh như vậy. Như thế hẳn không phải là một tác-phẩm bôi bác mà là
một tác-phẩm có nhiều đắn đo, cân nhắc.
Các
chuyện anh viết, “mười năm góp nhặt, suy nghĩ, đắn đo,” sau một thời-gian bỗng
“những cá biệt, tản mạn đó lại tạo nên một bố cục chặt chẽ, sống động, rất
thật trên một đường trường lịch sử nửa thế kỷ Việt Nam.”
Vậy ta
hãy thử xem những “cá biệt, tản mạn” của anh có những gì?
Chương
đầu, “Giữa một miền quê hiền hòa”, nói về những ngày thơ ấu dễ thương của anh
“trên đồng ruộng, ngồi trên lưng trâu, hai mùa lạnh buốt thấu xương, nắng cháy
da người” ở Nghệ Tĩnh. Rồi đi học, rồi yêu, nhưng phải trốn sang Lào với
gia-đình sau khi chứng-kiến (Chương II) - Cuộc Cải Cách Ruộng Đất “long trời lở
đất” ở quê nhà.
Chương
III là nói về cuộc vượt biên sang Lào, với gia-đình được sự giúp đỡ của một
cựu-sĩ-quan Pathet Lào, và Chương IV cho biết về những ngày tương-đối yên lành
ở Lào trước khi bị CS xâm-nhập….
Từ
Chương V trở đi là cuộc sống của tác-giả và gia-đình trong một miền Nam tự
do sau khi bị “trục xuất” từ Lào về. Được ăn học tử tế rồi bị lôi cuốn vào
những phong trào sinh-viên bị CS lũng đoạn, tác-giả mô-tả những ngày tranh đấu
không riêng gì ở Trường Đại-học Vạn Hạnh chống lại phía bên kia mà còn lan ra
khắp các khoa ở Đại-học Sài-gòn. Chương
này và chương sau (khoảng 50 trang) đối với riêng tôi có thể xem là hấp dẫn
nhất….
Từ đó,
tác-phẩm nhảy qua Chương VII
(“Miền Nam, Cơn Lũ Nghịch Thường”)
nói đến những ngày cuối cùng của miền Nam…. Đó là uyên-nguyên của
kinh-nghiệm “học tập cải tạo” sau đó của tác-giả, được mô-tả cặn kẽ với đầy đủ
cả các tài-liệu…
Chương
VIII với những “đợt ‘chuyển quân’ bằng máy bay ra Hà Nội,” “chuyến tàu Nam Bắc”
với những “số phận lênh đênh.”
Chương
IX riêng bàn về trường-hợp “Bùi Đình Thi” và chiêm-nghiệm về “nhân duyên” và
“nghiệp quả” trong đó tác-giả cũng dành nhiều ngậm ngùi cho người đàn bà
nạn-nhân khổ-sở là vợ Bùi Đình Thi.
Chương X
nói về một số trại tù khá khắc-nghiệt ở miền Bắc nhưng cuộc Trung-Cộng tràn
quân qua biên-giới (tháng 2/1979) đã buộc CS phải “chuyển quân” một lần nữa từ
các trại tù như Nam Hà hay Cổng Trời về những trại như Thanh Cẩm hay Lam Sơn
(tức Lý Bá Sơ “danh bất hư truyền” về mặt dã-man từ thời kháng-chiến chống Pháp
để rồi cuối cùng cũng được trở về Nam (Chương XIV, “Châu về Hiệp Phố”).
Xen kẽ
trong những trang này là nhiều kinh-nghiệm rất sống động như “Làm thơ trong tù”
(Chương XI), “Biểu tình tuyệt thực, Rừng vang tiếng hát” (Chương XII) nói lên
sự bất khuất của người tù miền Nam, và “những cảnh huống [khác] trong tù”
(Chương XIII) với đầy đủ những cảnh “hỉ, nộ, ái, ố, dục” ghi lại với một ngòi
bút khá công-minh.
Sách
cũng kết thúc bằng một số chuyện thú vị như “Nghệ sĩ Thành Được và cuộc vượt
ngục tập thể FULRO” thành công, và một số gương bất khuất của người tù đáng lưu
danh hậu-thế.
Nhưng
giá trị không nhỏ là Chương XV (“Hy vọng trong màn đêm, Ánh sáng cuối đường
hầm”) là chương nói về sự vận-động của một số tổ-chức hải-ngoại mà hàng đầu là
Hội Gia-đình Tù-nhân Chính-trị VN của bà Khúc Minh Thơ làm việc với những
nhân-vật như Đại-sứ Robert Funseth để có chương-trình H.O. Phụ-lục của sách còn mang một hồ-sơ thật đầy
đủ với tài-liệu và hình ảnh mà tác-giả thu thập được để cho mai này ai muốn
xuyên-tạc về chương-trình đón cựu-tù-nhân chính-trị của CSVN sang Mỹ cũng không
thể dễ dàng phủ-nhận.
Xuyên
suốt cuốn sách là một thái-độ rất thận trọng, nhưng không kém phần tự-trọng nói
lên được tất cả cái hào-hùng của một quân-đội tuy ngã ngựa và chịu nhiều đầy ải
song không bao giờ mất đi cái tính người và tình người của một quân ngũ có ăn
học và và đã từng biết thế nào là tự do.
Cảm-tưởng
phát biểu tại buổi ra mắt
Ngày 13
tháng 11, 2010
James Lee Community Center, Falls Church, VA
No comments:
Post a Comment