Thursday, April 19, 2012

Tháng Tư Nhức Nhối - SỰ THẬT MẤT LÒNG


Cứ mỗi năm đến tháng Tư, nhìn lại biến cố ngày 30, nhìn lại quãng đời lưu lạc làm sao không khỏi nghẹn lòng nhức nhối. 

Vâng “Sự thật mất lòng, ngạn ngữ Việt Nam còn có câu: “thuốc đắng giã tật”, “Trung ngôn nghịch nhĩ”, “Thẳng mục tàu đau lòng gỗ”... Bài viết “thẳng mực tàu” SỰ THẬT MẤT LÒNG sau đây của tác giả Hai Nguyen có thể là “trung ngôn nghịch nhĩ”, nêu lên một thực trạng không phải làm “đau lòng gỗ” mà đau lòng người – người Việt hải ngoại – sau 37 năm bỏ quê hương đi tỵ nạn ở xứ người.

Mong rằng mọi người Việt, dù quan điểm có khác nhau hãy đọc và dằn lòng tự ái, bình tâm suy nghĩ, nhìn lại mình, nhìn lại người để có một thái độ mới, hành động mới hầu hàn gắn được phần nào những “thương tổn” danh dự của cộng đồng người Việt hải ngoại dưới cái nhìn của người bản xứ và các cộng đồng thiểu số tại Hoa Kỳ…
(Tạp Chí Nguồn/ San Jose)

***
Một nhân viên chánh phủ liên bang cấp cao, người Mỹ da trắng nói rằng:
- Một mặt người Mỹ gốc Việt các anh hợp tác khăng khít (closely co-operate) về kinh tế và tài chánh với chế độ “kẻ thù” của các anh qua việc các anh đổ18 tỷ đô la về Vietnam hàng năm qua ngả du lịch, chuyển ngân, du hí, và đầu tư (Wells Fargo Bank có đủ tài liệu cấp cho GAO).
- Mặt khác, một số tổ chức cộng đồng (a certain number of your community organizations) các anh nộp thỉnh nguyện thư (petition) xin chánh phủ Mỹ dùng áp lực kinh tế với Vietnam để đòi cho các anh vài điều mà chính các anh có thể tự làm lấy. Nhưng hành động của các anh (hợp tác kinh tế với chế độ thù nghich) chính là các anh phản lại thỉnh cầu của các anh. Các anh là lũ hề (you, bunch of comedians).

Ông người Mỹ này hỏi: "Hãy trả lời tôi, các anh là loại người gì”? (Please answer me, what kind of people are you?)

Qua 2 tuần tôi mong đợi hồi âm của các bậc cao minh, uyên bác, nhưng không thấy. Tuyệt vọng. Tôi không còn tin người Viêt nào đủ thông minh uyên bác có thể đối đáp lại người chửi xéo dân Viet tỵ nạn chúng ta. Như thế có nghĩa là toàn thể cộng đồng người Mỹ gốc Việt không có một ai cao minh uyên bác cả. Đau buồn thay hơn 4 ngàn năm văn hiến. Tôi chỉ đọc thấy một vài bài chửi thề vô học thức, hạ cấp (low life, uneducated) và tất cả đều LẠC ĐỀ, không ai trả lời đúng câu hỏi. Bài nào lạc đề, tôi xóa bỏ ngay không thèm đọc, đó là rác rưởi không đáng mất thì giờ.

Tiện đây tôi kể lại toàn bộ cuộc mạn đàm tại một bữa cơm chung: Cũng trong dịp Monthly-Neighborhood-Get-Together-Buffet Dinner này, một bà - bác sĩ Sue (OB GYN) da màu chĩa vô: “Chính TS Martin Luther King là người đã đấu tranh cho chúng tôi có nhân quyền, tự do, bình đẳng. Chúng tôi phải tự giành lấy bằng mạng sống. Chúng tôi không nôp thỉnh nguyện thư tới chánh phủ như bản chất ỷ lại của các anh vừa làm. Các anh biết việc làm nào bẩn thỉu, các anh muốn người khác làm cho mình (Your dirty job you want somebody else doing it for you)”.

Nếu không có TS King, người Mỹ gốc Việt các anh ngày nay chẳng khác gì người Tàu qua đây lao động đường xe lửa hoặc giặt ủi. Ai muốn có gì, phải tự tranh đấu giành lấy. Ở Mỹ có câu nói không ai cho ai ăn cơm thí (There is no free lunch).

Người dân ở Việt Nam ươn hèn (coward rats) không dám tự mình giành lấy bình đẳng, tự do, nhân quyền. Nước Mỹ không thể cứu giúp một dân tộc ươn hèn (a nation full of coward rats) nếu họ không tự cứu họ trước (we only help those who help themselves)

Một ông khác là sĩ quan hải quân về hưu, nói:
“Tôi muốn nói cho các bạn người Mỹ gốc Việt các anh biết rằng chánh phủ Mỹ không đóng vai trò cảnh sát quốc tế (policeman of the world). Nước Vietnam bắt bớ  giam cầm những người đối kháng là việc nội bộ của riêng họ. Các anh không thể thỉnh cầu chánh phủ Mỹ làm cảnh sát hoặc quan tòa buộc một nước có chủ quyền (a sovereign nation in power) thả những người đối kháng, mà ai có thể biết được, chính phủ nước đó cho họ là tội phạm. Các anh quá lạm dụng (abusive) quyền công dân Mỹ.

Nhân đây tôi cho các anh biết, người Cuba nói riêng hoặc Latinos nói chung, lực luợng cử tri, chánh trị và kinh tế của họ to lớn hơn các anh nhiều lần. Các chánh trị gia đều tiến sát gần (approach) họ. Họ chưa hề thỉnh cầu (petition) chánh phủ điều gì. Vì họ thông minh và thực tế hơn người Mỹ gốc Việt các anh (they are smarter and more realistic than you folks) – (tức là chúng ta ngu hơn bọn xì - quả vậy.)

Ngồi cùng bàn, ông Tom chủ văn phòng bất động sản Century 21, phát biểu: "Cũng như mọi cộng đồng thiểu số khác. Họ (người Việt) có 3 loại người:

- Loại 1 là loại cực kỳ thông minh đóng góp rất nhiều cho xứ sở này (their adopted land). Tôi biết có tới hàng ngàn người Việt là quân đội Mỹ cấp tá, BS, Kỹ Sư, Giáo Sư, Bác Học. Điển hình (a case in point) cách đây 6 -7 năm tôi đã đọc Newsweek Magazine, ký giả lão thành (renowned journalist) George Wills viết một bài dài về một bà bác học Vietnam - ý ông nói Bà Dương Nguyệt Ánh.  Rằng món nợ của bà đã trả cho nước Mỹ hoàn toàn đầy đủ, kể cả tiền lời (Your debt to America has been paid in full, with interest).

- Loại 2 là bọn ích kỷ, cơ hội chủ nghĩa (selfish opportunists) những người dễ ghét - đáng khinh bỉ - (despicable folks). Loại người này sẵn sàng bán linh hồn cho qủy dữ (they are ready to sell their souls to devils) trục lợi cá nhơn. 18 tỷ dollars Dr. George vừa nói là từ loại người này đổ vào Vietnam. Họ là những con cừu đen.

- Loại 3 là loại ngu xuẩn nói nhiều làm ít (All-talk idiots). Họ ngu xuẩn tới nỗi không có lý trí. Họ nhu nhược ươn hèn, ỷ lại, lạm dụng quyền công dân. Họ ngu xuẩn đến nỗi không biết được rằng chánh phủ và nhơn dân Mỹ chỉ hành động việc gì có lợi chung cho đất nước và nhơn dân Mỹ (common interest of America and the American people). Các thỉnh cầu của loại người này, nếu là tôi (Ông Tom) tôi ném ngay vào sọt rác.

**
Vợ chồng tôi nói với nhau: Ờ nhỉ. Người mình ngu thật đấy. Dinner Buffet đầu tháng 4 này, mình không nên góp đồ ăn đến dự nữa. Làm người Việt nhục lắm. Chỉ muốn độn thổ thôi. Nghĩ thấy dại. Ghi tên vào Thỉnh Nguyện Thư làm dek gì! Thì tại mình ngu chúng biểu ăn cứt mình cũng ăn. Rồi mới hôm rầy có tên nào trong ban tổ chức dụ con nít ăn cứt gà còn tuyên bố rằng "Nếu ông Obama không có phản ứng hay hành động nào thích đáng (no reaction or appropriate action) cho bản thỉnh cầu, chúng ta sẽ đem 135,000 chữ ký cho đảng đối lập. À ra thế, mình chỉ là công cụ búp bế (puppets) của lũ idiots. Bi chừ chúng biểu 135,000 người có tên trong bản thỉnh cầu làm theo lời chúng dạy. Bút sa gà chết mà.

Ta là người chịu ơn chánh phủ và nhơn dân Mỹ quá nhơn đạo cưu mang chúng ta qua đây, giúp đỡ ta bước đầu, tìm nơi ăn chốn ở, làm ăn gây dựng sự nghiệp. Khi có đủ lông cánh ta đem tiền bạc về bơm cho những kẻ mà do chính chúng đã gây ra cho chúng ta phải bỏ nước ra đi. Giờ đây ta còn để cho những người (Mỹ bình thường) nhìn ta như những con vật ghẻ lở, loài sâu bọ.

Hai Nguyen, US/OCC/J (Ret.)


Wednesday, April 18, 2012

California ban hành Nghị Quyết Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen



Ngày 16/4/2012, Hạ Viện tiểu bang California gồm các dân biểu lưỡng đảng đã thông qua Nghị quyết Công bố Tháng Tư là tháng của người Mỹ gốc Việt với 100% phiếu thuận.

Nghị quyết ACR 138 do Dân Biểu Jose Solorio (Dân Chủ, đơn vị Anaheim) soạn thảo được 66 Dân biểu đồng viện nhận làm đồng soạn; được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của  Nghị Sĩ Lou Correa (D-Santa Ana), Nghị Sĩ Alan Lowenthal (D-Long Beach), và được thông qua với tỷ số một trăm phần trăm bởi Hạ Viện California.

Nghị quyết ACR 138 đồng thời công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của Tự Do và Di sản; là biểu tượng sự đoàn kết của người Mỹ gốc Việt trong công cuộc tranh đấu giành Tự do và Dân chủ cho quê hương của họ.

Phát biểu trước QH Tiểu bang California, DB Jose Solorio nói:
“Chúng tôi luôn mong muốn được chia sẻ nỗi đau buồn với dân tộc Việt Nam và vinh danh các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam trong Tuần Tháng Tư Đen. Nghị quyết đồng thời ghi nhận sự hội nhập nhanh chóng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt với những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế California và cho xã hội chúng ta nói chung.”

Nghị quyết cũng kêu gọi công nhận “Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Đen”, ngày 30 tháng Tư năm 1975 là một hồi ức đau buồn của người Việt trên khắp thế giới khi Saigon rơi vào tay cộng sản. Đó là thời gian “Chúng ta dành để ghi nhận những nỗi đau buồn và sự hy sinh của họ, gia đình họ và bằng hữu của họ khi họ ra đi tìm tự do, khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc…”

California đã trở thành nơi cư trú của một cộng đồng người Việt lớn nhất ngoài Việt Nam. Hơn một triệu người Mỹ gốc Việt cư trú tại tiểu bang California và đã góp phần vào sự thành công trong các lãnh vực bao gồm kinh doanh, khoa học, kỹ thuật, y khoa, chính trị, quân sự, các ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ, hệ thống tư pháp, và thể thao chuyên nghiệp.

Bằng chứng của một trong những đóng góp của cộng đồng này là, vào năm 2007, cơ quan nghiên cứu dân số Hoa Kỳ đã công bố có 68.812 cơ sở thương mại do người Việt Nam làm chủ tại California với số doanh thu là 13,4 tỷ Mỹ kim.

Tạp chí Nguồn/San Jose




Saturday, April 14, 2012

Câu chuyện về 16 tấn vàng Bùi Tín viết riêng cho VOA


Hình: AP

Chuyện này xảy ra đã gần 37 năm. Từ đầu năm nay tôi  nhận được 6 điện thư từ trong nước, từ Canada và Cộng hòa Liên bang Đức hỏi về chuyện này. Đây là chuyện rất cũ, nhưng do chế độ độc đảng luôn duy trì nhiều mảng tối, không công khai minh bạch, nên có nhiều vấn đề lịch sử cần làm rõ.

Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu, không khí dần dần bình thản. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam,
«Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế - tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông».
Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. Vừa ngồi xuống, ông Hảo nói ngay:
«Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận».
Tôi hỏi lại: «Ông nói sao? 16 tấn vàng trong ngân khố? Có thiệt không?».
Tôi ghi vội vài chữ trên sổ tay: Ng. v Hảo, 16 tấn, ngân khố…, và nghe ông Hảo trả lời:
«Thiệt chớ, bọn này chịu hoàn toàn trách nhiệm mà». Ông còn nói thêm:
«Nếu các ông gửi (ông dùng tiếng Pháp «placer») ở các ngân hàng quốc tế lớn thì sau sẽ có thể thành 18 tấn, 20 tấn. Nếu cần, bọn này sẽ giúp».

Tối hôm đó tôi đi trên chiếc xe jeep của đơn vị thông tin Quân đoàn II khi được biết họ sắp vào sân bay Tân Sơn Nhất để bắt liên lạc với phái đoàn ta trong Ban Liên hợp Quân sự bốn bên (về sau là Ban LHQS hai bên) lập ra từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973. Tôi đã từng ở đó 60 ngày trong một khu gọi là trại Davis. Thật là may mắn không ngờ. Tôi  hướng dẫn Thiếu úy Hà lái xe vì tôi đã hàng chục lần đi con đường này hồi 1973, và đã nghiên cứu rất kỹ bản đồ Sài Gòn mấy ngày đó. Tôi vào trại Davis như về nhà.

Anh Võ Đông Giang, anh Hoàng Anh Tuấn vẫn ở đó. Chào hỏi xong tôi vội xuống trạm thông tin, thì vẫn là tổ thông tin hơn 2 năm trước. Dạo ấy anh em vẫn đánh bài viết của tôi cho báo Quân đội Nhân dân. Chiều nay sau khi viết bài báo xong, tôi rất băn khoăn vì các nhà báo Pháp, Ý, Đức đều cho tôi biết là bưu điện Sài Gòn đóng cửa 2 hôm nay rồi. Điện thoại viễn liên bị cắt đứt. Họ đang bế tắc không sao gửi bài đi được. Tôi cũng sốt ruột không kém. Vì gửi bài báo ngay đêm nay để sáng mai bài báo  được in trên báo QĐND là một yêu cầu cấp bách. Thượng sỹ thông tin trẻ măng người Thái Bình tên là Hải đánh bài báo của tôi bằng tín hiệu Morse, tè tè tích tích. Bài báo gửi cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, để chuyển cho báo QĐND.

Ngay sau bài báo là mấy dòng chữ «Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị - Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đặc trách kinh tế - tài chính  báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín».

Sau đó tôi mới thong thả gặp gỡ các anh em ta trong trại Davis, cùng ăn một nồi chào gà tuyệt trần sau một ngày cực kỳ căng thẳng, mệt nhọc.

Bài báo đăng trên báo QĐND sáng ngày 1-5-1975 là bài báo duy nhất gửỉ được từ Sài Gòn vì hồi đó chưa có điện thoại cầm tay, chưa có máy điện toán xách tay như hiện nay. Máy fax rất nặng nề. Do bài báo được chuyển bằng tín hiệu Morse tè tè tích tích, nên có 2 chữ ghi sai. Đó là khi tôi nói về thực đơn của Tổng thống ngày 30-4 được in trên giấy đặt trên bàn làm việc của ông, có 2 món là «cá thu kho mía» và «gân bò hầm sâm», một món của cao lâu Tàu  được gọi là «ngầu pín», đã bị ghi sai thành cá thu kho giá và gan bò hầm sâm.
Nhiều người thắc mắc cá thu kho giá và gan bò hầm sâm thì có gì ngon và bổ. Người đánh và nhận Morse đã nhầm chữ «g» (tè-tè-tích) thành chữ «m» (tè-tè) và chữ  «â» thành «a».

Ít lâu sau đó, tôi đọc trên cuốn  A Decent Interval (Khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, một cán bộ CIA ở Sài Gòn trước đó, nói rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu  đã mang đi hàng chục tấn tài sản quý sang Đài Loan, nơi có anh ông là đại sứ Nguyễn Văn Kiểu, để đưa sang Hoa Kỳ sau đó.

Tất cả các báo chính thức ở Hà Nội hồi đó đều trích đăng cuốn sách của Frank Snepp, đoạn nói về việc ông Thiệu chở tài sản quốc gia trong đó có hơn 10 tấn vàng trong ngân khố ra khỏi nước, và ai cũng đinh ninh là chuyện này là có thật.

Ở hải ngoại nhiều bài viết cho đến nay vẫn đinh ninh chuyện ông Thiệu mang đi 16 tấn vàng là có thật, lên án ông rất nặng nề là trong tình hình cực kỳ khẩn trương ông đã chỉ lo vun vén cho cá nhân, lo chiếm đoạt tài sản công thành của riêng một cách tồi tệ.

Về phía chính quyền độc đảng ở trong nước, họ vẫn cố tình duy trì một tình hình ỡm ờ úp úp mở mở, không rõ ràng minh bạch về hơn 16 tấn vàng trong ngân khố Sài Gòn hồi ấy, với ý định không sạch sẽ là để cho mọi người hiểu lầm về chuyện này.

Năm 1994, khi tôi đã ở Paris, một bạn người Việt làm việc cơ quan nghiên cứu và lưu trữ về chiến tranh Việt Nam ở Lubbock, Tiều bang Texas, Hoa Kỳ, cho tôi địa chỉ điện thoại của ông Nguyễn Văn Hảo. Tôi gọi ngay cho ông và từ đó có dịp nói chuyện về ngày 30-4-1975. Ông cho biết ông đang ở Port-au–Prince, thủ đô nước cộng hòa Haiti, trong vùng Antilles - Caribbean, làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Haiti.
Ông cũng được biết đầu tháng 5-1975 ngoài Hà Nội đã cho riêng 1 chuyến chuyên cơ vào tiếp nhận hơn 16 tấn vàng và chở ra Hà Nội.

Đầu tháng 5-1975 tôi cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội.

Ông Hảo kể lại chuyện này:
«Hồi đó, ông Vũ Văn Mẫu đề xuất với tướng Dương Văn Minh rồi giao cho tôi (là ông Hảo) mật báo cho đại diện của các ông, sau khi được báo là một sỹ quan cao cấp vào gặp bọn này».
 Ông nói thêm: «Các ổng muốn các ông hiểu rõ là bọn này đã cố giữ lại không cho họ mang đi để giữ lại tài sản quốc gia đặng giao lại cho quý ông».
Ông còn cười vui: «Lẽ ra quý ông có một lời tiếp nhận và đánh giá công khai chuyện này cho đồng bào cả nước biết thì bọn này mới thật hài lòng».
 Lần sau gặp ông trên điện thoại, ông cho tôi biết thêm là: «công bằng mà nói, đã có nhiều dự án chuyển hết số vàng trong ngân khố ra nước ngoài, qua các ngân hàng quốc tế, nhưng các cuộc thương lượng chưa ngả ngũ thì quý ông đã vô rồi. Anh em phụ trách Ngân khố quốc gia cũng tỏ rõ thái độ không để cho họ mang đi. Lẽ ra các ông nên có lời khen cho anh em đó vui lòng».

Trong các phiên họp của chính phủ, của quốc hội sau 30-4-1975, không có một chi tiết nào về hơn 16 tấn vàng được chính quyền miền Nam chính thức giao lại. Nó có thật sự nhập kho Nhà Nước đầy đủ, và được dùng vào những việc gì?
Không ai biết.
Đại biểu Quốc hội không ai hỏi, vì  90 % đại biểu là đảng viên, số ngoài đảng còn bảo hoàng hơn nhà vua.

Tháng 4-2010, Bộ Quốc phòng Hà Nội có cuộc họp «viết lại một cách chính thức diễn biến ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc lập», họ không nhắc đến tên tôi, coi như nhà báo Bùi Tín không hề có mặt ở Sài Gòn ngày hôm đó, cũng không hề nhắc đến chuyện hơn 16 tấn vàng, một chi tiết không nhỏ, nhưng họ không muốn nhắc đến nữa.

Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở  Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, ông cho biết:
«Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu!».
 
Đây là câu duy nhất tôi nghe được về số phận của hơn 16 tấn vàng năm 1975, từ miệng một nhà lãnh đạo.

Các phiên họp Quốc hồi từ 1975 đến nay, không ai biết, cũng không ai hỏi, chiến lợi phẩm thu được ở miền Nam, số tiền hồi ấy bộ Công an có chủ trương bán bãi, bán tầu thuyền, thu vàng cho mỗi người lên tàu di tản - từ 3 lạng đến 6 lạng, có khi lên đến 12 lạng vàng mỗi đầu người -  tất cả là bao nhiêu? 
Và tiền thu của người Hoa bị xua đuổi từ Cẩm Phả, Hon Gai, Hải Phòng vào đến Vũng Tàu, Chợ Lớn, Cần Thơ...là bao nhiêu?
Lại còn tiền của thu được qua các chiến dịch tiêu diệt công thương nghiệp tư nhân, cái gọi là diệt gian thương trên toàn miền Nam hồi đó, tiêu tan đi đâu cả rồi?
Trong Quốc hội có Ban Kinh tế - Tài chính, nhưng có ai được biết gì đâu, có ai dám hỏi gì đâu, cả một khối mờ ám cỡ quốc gia, do đồng nhất đảng với nhà nước, đảng với quốc gia, đảng với nhân dân, tuy ba mà một.

Lại còn trong chiến dịch gọi là giải phóng Campuchia khỏi diệt chủng của Khơ-me Đỏ cuối năm 1978- đầu năm 1979, đơn vị đặc công và một sư đoàn của Quân đoàn IV được lệnh chiếm các cơ sở trong thủ đô Pnom Penh, đặc biệt là khu hoàng cung, tiền của, kho tàng, đồ cổ lớn nhỏ đã được thu về bao nhiêu? Mang về nước ta bao nhiêu? Ờ đâu, có biên bản, thống kê gì không?
Tôi được biết phần lớn là giao cho Ban Tài chính - Quản trị trung ương đảng, một cơ quan kinh tế - tài chính - thương nghiệp xuất nhập khẩu - sản xuất kinh doanh riêng của đảng,  mà biên chế còn lớn hơn cả bộ Công thương và bộ Kế hoạch - Đầu tư cộng lại.

Chế độ hiện tại quan tâm đến tiền bạc, ngoại tệ, ngân khố, ngân hàng, hơn là cái gốc của nền kinh tế là sản xuất ra của cải với kỹ thuật cao, giá thấp. Họ quên chức năng cơ bản của nhà nước là phân phối, điều tiết phân phối lại thành quả phát triển cho toàn xã hội cùng hưởng.

Các bộ của chính phủ coi rất nhẹ việc quản lý về hành chính, chỉ chăm chú đến sân sau là các công ty kinh doanh để chia chác bổng lộc, mặc cho các chỉ thị thu rất hẹp lĩnh vực này.

Xin quan sát kỹ để thấy rằng ai dính đến tài chính, ngân hàng, ngân sách đều được thăng quan tiến chức nhanh nhất; thủ tướng hiện nay từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; chủ tịch Quốc hội hiện nay trưởng thành từ Cục trưởng Cục Ngân sách, rồi thứ trưởng tài chính, rồi bộ trưởng tài chính, rồi phó thủ tướng thường trực. Một phó thủ tướng hiện nay cũng từng là thứ trưởng rồi bộ trưởng bộ tài chính. Nguyên thống đốc ngân hàng Trần Đức Thúy cùng cậu con trai Trần Đức Minh và cộng tác viên thân cận là đại tá công an Lương Ngọc Anh đều là những nhân vật con cưng của chế độ, những công thần hàng đầu trong việc ngang nhiên  phân phối lại tiền của của nhân dân đổ vào ngân sách riêng của đảng.
(Các bạn có thể đọc thêm bài báo «Nạn chảy máu tài nguyên quốc gia» trên VOA ngày 17-8-2011).

Lúc này giới cầm quyền trong nước cần nhớ lại lời khuyên tâm huyết của ông Lý Quang Diệu mươi năm về trước là: «Khi sẽ có nhiều khoản tiền đầu tư lớn từ nước ngoài chảy vào, hãy  giữ gìn cẩn thận, không để cho đồng tiền chỉ huy, ngự trị, làm chủ lương tâm viên chức, hãy rất cảnh giác với đồng tiền bẩn, đồng tiền phi pháp, nó sẽ phá hoại công cuộc phát triển».
Cũng chính Cụ Lý - như một số người trong nước thân mật gọi – căn dặn cách phòng chống tham nhũng có  hiệu quả là: luật pháp, ngành tư pháp, tòa án phải rất nghiêm (để không ai dám tham vì sợ tù), lương viên chức tạm đủ sống (không cần tham nhũng), tuyên truyền giáo dục nêu gương các viên chức trong sạch sống thanh bạch, chỉ ra kẻ tham là kẻ cắp, kẻ cướp xấu xa ô nhục tàn phá rường cột của quốc gia (không ai nỡ tham nhũng vì sợ  nhục).

Có thể nói tiền nong, vàng bạc, của cải trong chế độ độc đảng đã gây nên tham nhũng, bất công kinh khủng chưa từng có trong xã hội nước ta, tiền của vàng bạc phi pháp  đã tha hóa giới cầm quyền ở mọi cấp, tàn phá đảng cộng sản Việt Nam từ gốc lên ngọn.

Hiện là thời kỳ đảng viên quan chức lao lên trước đi tiên phong để trở thành đại gia, đại điền chủ, đại trọc phú, đại tư bản đỏ, bỏ mặc nhân dân của mình nghèo đói ở phía sau, đến nỗi nhà Mác-xít Lữ Phương phải la trời rằng đảng cộng sản đã đi đầu trong xây dựng chủ nghĩa tư bản man rợ. Đó là thời kỳ các quan chức vứt hàng ngàn tỷ này đến hàng nghìn tỷ khác qua cửa sổ, chìm nghỉm dưới đáy biển, để mặc cho  hệ thống y tế và giáo dục tàn tạ, bệ rạc.

Thời đại kim tiền của các nhà cầm quyền tỷ phú  Marcos,  Suharto,  Park Chung Hy, Ceausescu, Ben Ali, Ghadafi,  Mubarak… đã kết thúc bi thảm. Gương tày liếp cho những bầy sâu chói mắt vì ánh vàng.
 
Bùi Tín

Thursday, April 12, 2012

Quy Luật Cuộc Sống








Nhiều người bảo: “Trời sinh ra tôi như vậy. Tôi không muốn thay đổi bản tính của tôi để tạo cho mình một cá tính không tự nhiên – một ngụy tính. Tôi như vậy đó. Ai chịu tôi được thì chịu, không thì thôi !…”.

Hầu hết những người nói như vậy đều cho mình có nhiều nghị lực. Sự thật trái lại, họ bị lòng tự ái sai khiến. Họ thiếu lương tri vì không hiểu rằng chúng ta phải hòa hợp với bản tính của mỗi tha nhân, với mọi hoàn cảnh như phải hòa hợp với nước, với khí hậu, với một chiếc xe hơi, với một bức tường đá… chứ không thể đối nghịch lại với những thứ này…

Không chịu cố gắng hòa hợp với người khác thì chỉ gây thêm ác ý, sự phản kháng của người khác mà thôi. Do đó mà mất việc, mất bạn, luôn luôn phải đối chọi với những điềụ xung khắc và đời sống hóa ra một địa ngục. Các nhà tâm ý bảo thái độ ngoan cố, thiếu tri thức đó là một cách tự vệ của những hạng người quá mẫn cảm.

Các nhà bác học, các sử gia và triết gia đồng ý với nhau về một nhận định: Cuộc sinh tồn trên trái đất từ xưa tới nay và từ nay cho tới thời gian vô cùng tận là một sinh hoạt thích ứng bất đoạn với mọi hoàn cảnh. Trong lịch sử tiến hóa của vạn vật, vật nào không biết; hoặc không chịu thích ứng với những sự thay đổi của hoàn cảnh thì nhất định sẽ bị luật thiên nhiên đào thải và bị tiêu diệt.

Trong cuộc sống, chúng ta cũng phải thích ứng với hoàn cảnh và với mọi người xung quanh. Không có luật nào quan trọng bằng luật này. Vì vậy chúng ta có thể nói rằng nếu muốn khỏi bị đào thải thì phải biết thích ứng; phải biết nhu hòa, dễ dãi, vui vẻ… phải biết hòa hợp với người khác, làm sao cho mục đích, quyền lợi của ta thích hợp với ý nghĩ, dục vọng, nhu cầu và hành động của người khác.

Có thể nói chắc rằng: Chúng ta cư xử với người khác ra sao thì người khác cũng cư xử với ta như vậy. Luôn luôn là “có đi có lại”.

[SN viết lại theo ý của cụ Phúc Minh.]

Nói Chuyện Với Thơ

MÙA HÈ CỦA TÔI Nắng ở trên trời, hè - nắng xuống Đã quen rồi từ bao lâu nay Dẫu thiên hạ lắm người than nắng nóng Với tôi thì nắng… ...