Friday, May 31, 2013

Cội Nguồn Paris


PARIS - CHIỀU SINH HOẠT VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nguyễn Mây Thu

 Chiều Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris tổ chức ngày 27-05-2012 tại Conflans Saint-Honorine, một thành phố ở phía Tây Bắc Paris. Khách mời là những người trong giới sinh hoạt Văn Hóa và Cộng Đồng ở Paris, có những người đến từ Úc, Mỹ… Những khuôn mặt quen thuộc như: GsTs, Hàn Lâm Viện Sĩ Lê Mộng Nguyên, Bác sĩ Phan Khắc Tường, Bs Phạm Kim Xuyến, Bs Phan Dương, Ts Trần Văn Thu, Ls Nguyễn Văn Hoàng, GsTs âm nhạc Quỳnh Hạnh, Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, Nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu, Nhà thơ Đỗ Bình, Nhà văn Hồ Trường An, Nghệ sĩ Thúy Hằng, Kim Lan, Mây Thu, Mỹ Phước Nguyễn Thanh, Kim Long, ông Đặng Vũ Lợi, ông Dương Tấn Lợi, ông Lê Minh Triết... cùng sự hiện diện của phu nhân và gia đình Nhà văn Song Nhị.
 
Mở đầu chương trình là lễ chào quốc kỳ và phút mặc niệm. MC nghệ sĩ Thúy Hằng, giới thiệu chương trình. Bác sĩ Phan Khắc Tường, chủ tịch CLBVHVN Paris phát biểu: "Cảm tạ các quan khách đã không quản ngại bỏ thì giờ quý báu đến tham dự. Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris thường giới thiệu những bạn hữu văn nghệ sĩ ở phương xa đến, hôm nay chúng tôi xem là một ngày đặc biệt, nhân dịp để tiếp đón và giới thiệu nhà văn Song Nhị là chủ nhiệm cơ sở thi văn Cội Nguồn từ Mỹ sang"...
Với đề tài "Thơ, Nhạc, Paris và Tâm hồn người viễn xứ". GsTs Lê Mộng Nguyên trước hết nói về nhà thơ Đỗ Bình: "Là một nhà thơ khiêm tốn, song anh cũng là một nhạc sĩ rất lãng mạn, ngoài CD Mộng Vàng của anh được ra mắt ở W.DC năm 2008. Các bài Thu Cảm, Chiều Trên Sông Seine trình bày trong CD Tình Khúc Tha Hương của ba tác giả Lê Mộng Nguyên, Phạm Đình Liên, và Đỗ Bình rất thành công". Sau đó nói đến nhà thơ nữ Việt Dương Nhân: "Luôn trung thành với nước Việt xa xôi và thủ đô của Việt Nam bao giờ cũng là Sài Gòn", Và nhà thơ Minh Hồ-Minh Hồ Đào: "Cũng như hầu hết các văn nghệ sĩ sống tạm bợ trên đất khách Úc, Mỹ, Gia Nã Đại... quyết và tiếp tục tranh đấu bằng ngòi bút, lời ca tiếng nhạc với những dòng thơ ái quốc..."
Đến phần giới thiệu Tác Giả và Tác Phẩm, sau khi nói sơ lược về tiểu sử tác giả, nhà thơ Đỗ Bình điểm qua về tác phẩm Nửa Thế Kỷ Việt Nam của nhà văn Song Nhị: "Là một bút ký, sách dày 500 trang, chia làm 16 chương đã ghi lại nhiều sự kiện khác nhau về những biến động của đất nước trải dài hơn nửa thế kỷ từ năm 1945 đến nay, tác giả vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân vì đã được chứng kiến tận mắt những sự kiện xảy ra trên quê hương. Để có thể ghi lại một cách trung thực, tác giả đã phải bỏ ra nhiều năm hồi tưởng lại ký ức về những chuyện xảy ra như những đoạn phim cũ được ráp nối với một nghệ thuật tả chân rất linh động bằng một tâm thức tình quê. Cũng như bao nhiêu người thuộc chế độ cũ, ông đã phải chịu gần 10 năm trong các trại tù Cộng Sản, dù thế ông vẫn không mang lòng thù hận.
     Khi thực hiện cuốn sách này tác giả không nhằm mục đích phê phán hoặc chỉ trích riêng ai, cho dù ông và gia đình đã trải qua bao nhiêu nghiệt ngã! Nhất là tác giả đã nhận thức được lịch sử thuộc về dân tộc, mang tầm vóc lớn và trọng đại, viết về lịch sử là công việc của các sử gia, những nhà nghiên cứu sử. Do đó ông không có tham vọng làm công việc chép sử hay đánh giá, phân tích thời cuộc. Những điều ông viết ở đây chỉ là ghi lại những sự kiện xảy ra trong một đất nước đầy rẫy những bạo lực, hận thù bắt nguồn từ những tư tưởng ý thức hệ trái ngược nhau. Nửa Thế Kỷ Việt Nam là những trang nước mắt của những người dân Việt, nạn nhân của quyền lực và tà thuyết CS. Đây là tiếng vọng nói về một quê hương chìm đắm trong bất hạnh vì thiếu những quyền căn bản của con người, đó là TỰ DO, NHÂN QUYỀN".
Thay mặt ban điều hành Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn, nhà văn Song Nhị đã mời chị Bạch Sương làm đại diện cho tạp chí Nguồn ở Pháp, và trao thẻ hội viên. Người đại diện trước đây là ca sĩ Opéra Đỗ Quyên. Chị Bạch Sương đã bày tỏ: "Thật là một vinh dự cho tôi, được nhà văn Song Nhị, người điều hành, chủ nhiệm cơ sở thi văn Cội Nguồn, đề cử tôi làm đại diện ở Paris và Pháp. Tôi vô cùng xúc động và hứa sẽ tiếp nối các anh chị giới thiệu tập san Nguồn đến nhiều bạn đọc".
Trình bày về nội dung sinh hoạt của cơ sở thi văn Cội Nguồn, nhà văn Song Nhị cho biết: "Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn được thành lập năm 1994. Trong 18 năm sinh hoạt CSTVCN đã xuất bản được 46 tác phẩm gồm có thơ văn, biên khảo, hồi ký chính trị, tạp bút... Trong số 46 tác phẩm đó có 27 tác phẩm do Cội Nguồn xuất bản đã được thư viện Hoa Kỳ mua và cấp số ISBN, là số tiêu chuẩn quốc tế, mua đưa vào lưu trữ trong văn khố văn học khu vực Đông Nam Á. Năm 1998, Cội Nguồn được giao phụ trách một trang văn học nghệ thuật trên tờ Thời Báo ở miền Bắc Cali và còn giữ thường xuyên cho đến ngày hôm nay. Ngoài sinh hoạt báo chí còn có những buổi giới thiệu các tác phẩm từ xa đến, như cuốn Giòng Họ Ngô Đình Ước Mơ Chưa Đạt của Nguyễn Văn Minh, cuốn Ngã Tư Hoàng Hôn của Nhà văn Văn Quang ở Sài Gòn, Cuốn Biên Giới Việt Trung của Ngô Quốc Dũng đến từ Úc...
 Ngoài ra còn có 53 số tạp chí Nguồn, tờ báo duy nhất ở hải ngoại đã được quốc hội Hoa Kỳ đặt mua, để đưa vào lưu trữ trong văn khố của khu vực văn học Đông Nam Á. Đây là một niềm an ủi lớn bởi đã được người ta để ý đến. Một ngày nào đó, sau này nếu cần nghiên cứu đến văn học hải ngoại, người ta phải tìm đến chỗ những văn khố đó… Tuổi tác của những người cầm bút ngày càng cao; nhiều khi cũng hao mòn đi, nên Cội Nguồn cũng đang kỳ vọng vào lớp trẻ để có thể tiếp tục làm được một cái gì đó cho văn học hải ngoại. Trong những ngày sinh hoạt bấy giờ có một số anh em đã ra đi như nhà thơ Duy Năng, rồi mới đây nhà thơ Hà Thượng Nhân và một số người khác đã ra đi. Nhưng Cội Nguồn vẫn hy vọng vào giới trẻ hôm nay nên vẫn tiếp tục".
Kế tiếp là phần phát biểu của Gs Tiến sĩ âm nhạc Quỳnh Hạnh, chuyên nghiên cứu về âm nhạc cổ truyền Việt Nam, đặc biệt chú ý tới phương pháp trị liệu bằng âm nhạc (Musicothérapie). Theo Gs Quỳnh Hạnh: "Musicothérapie là một môn trị liệu có rất lâu đời. Dùng âm nhạc trị liệu giúp đỡ bệnh nhân vơi bớt đi cơn buồn khổ, thất vọng. Đó là thí dụ trường hợp các thuyền nhân, những người tị nạn chính trị v.v.. Họ phải ly hương rời xa đất nước thân yêu để sống trong một môi trường, một hoàn cảnh mà họ chưa hoàn toàn được thích nghi, không biết tiếng nói, khó kiếm việc làm, có những văn bằng trong nước không được chấp nhận phải thi lại ngỏ hầu được văn bằng cao hơn để kiếm sống. Phương pháp trị liệu này cũng thích hợp cho các trẻ em bị bịnh Autisme và những người cao tuổi trong các nhà già".
Trong phần trình bày những sáng tác mới, nhà thơ Đỗ Bình phát biểu: "Xin cảm ơn những mỹ cảm mà các bạn văn nghệ sĩ tặng. Tôi không phải là một nhạc sĩ mà chỉ là một người nghiên cứu âm nhạc, một người yêu nhạc. Nhạc của tôi là nhạc tình, nhưng thật ra tình yêu đó có một ẩn dụ là tình yêu quê hương...". Sau đó nhà thơ Đỗ Bình đã trình bày các tác phẩm mới đã sáng tác: Tình Mãi Thiên Thu và Chỉ Còn Tình Yêu, với tiếng đàn đệm tây ban cầm của anh bằng một giọng hát thật trầm ấm say sưa: "Em về miền nắng mong manh, để trăng chiếc bóng trên cành ngẩn ngơ. Em theo câu hát mơ hồ, lòng say phố mới lối xưa hững hờ...".
Tiếp theo nghệ sĩ Thúy Hằng đã diễn ngâm bài thơ Chỉ Yêu Cuộc Tình của Đỗ Bình với tiếng đàn tranh của Giáo sư Quỳnh Hạnh, bài thơ này đã được Nhạc sĩ Trịnh Hưng phổ nhạc và thực hiện trong CD Tôi Yêu, lấy số 11 với giọng ca truyền cảm của nam ca sĩ Trường Lam.
Qua phần Mạn Đàm Với Tác Giả, nhà thơ Đỗ Bình diễn ngâm bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm và Đôi Mắt Người Sơn Tây của Quang Dũng. Thật là một mối cảm hoài, tất cả mọi người đều lắng nghe tưởng như đang trở về một khoảng thời gian xa xưa nào đó vào những tối êm đềm trong chương trình Thi Văn Tao Đàn của Đinh Hùng, Thục Vũ qua những giọng ngâm Hồ Điệp, Hoàng Hương Trang, Hồng Vân, Quách Đàm, Hoàng Thư, Tô Kiều Ngân, Đoàn Yên Linh, v.v..
Nhà văn Song Nhị đã ký tặng sách cho các văn thi hữu hiện diện, một số tạp chí Nguồn cũng có mang theo và CD “12 Tâm Khúc phổ thơ Song Nhị”, các tác phẩm đó được trao dần đến các bạn hữu gần xa.
Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris vẫn đem lòng quý mến, đón tiếp và thường xuyên tổ chức những buổi giới thiệu các sáng tác mới của các văn nghệ sĩ ở hải ngoại đến từ Mỹ, Nhật, Canada v.v... Những cuộc hội ngộ thân tình và đầy kỷ niệm, là tấm chân tình gắn bó của số đông văn thi nghệ sĩ phương xa và CLBVH Paris, như mấy năm trước đây với Thu Đất Khách, Thu Tao Ngộ... để rồi sẽ không bao giờ quên. Chương trình kết thúc vào lúc 17 giờ chiều.
Nguyễn Mây Thu

Cội Nguồn - Paris


PARIS - CHIỀU SINH HOẠT VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nguyễn Mây Thu


Chiều Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris tổ chức ngày 27-05-2012 tại Conflans Saint-Honorine, một thành phố ở phía Tây Bắc Paris. Khách mời là những người trong giới sinh hoạt Văn Hóa và Cộng Đồng ở Paris, có những người đến từ Úc, Mỹ… Những khuôn mặt quen thuộc như: GsTs, Hàn Lâm Viện Sĩ Lê Mộng Nguyên, Bác sĩ Phan Khắc Tường, Bs Phạm Kim Xuyến, Bs Phan Dương, Ts Trần Văn Thu, Ls Nguyễn Văn Hoàng, GsTs âm nhạc Quỳnh Hạnh, Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, Nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hậu, Nhà thơ Đỗ Bình, Nhà văn Hồ Trường An, Nghệ sĩ Thúy Hằng, Kim Lan, Mây Thu, Mỹ Phước Nguyễn Thanh, Kim Long, ông Đặng Vũ Lợi, ông Dương Tấn Lợi, ông Lê Minh Triết... cùng sự hiện diện của phu nhân và gia đình Nhà văn Song Nhị.
 
Mở đầu chương trình là lễ chào quốc kỳ và phút mặc niệm. MC nghệ sĩ Thúy Hằng, giới thiệu chương trình. Bác sĩ Phan Khắc Tường, chủ tịch CLBVHVN Paris phát biểu: "Cảm tạ các quan khách đã không quản ngại bỏ thì giờ quý báu đến tham dự. Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris thường giới thiệu những bạn hữu văn nghệ sĩ ở phương xa đến, hôm nay chúng tôi xem là một ngày đặc biệt, nhân dịp để tiếp đón và giới thiệu nhà văn Song Nhị là chủ nhiệm cơ sở thi văn Cội Nguồn từ Mỹ sang"...
Với đề tài "Thơ, Nhạc, Paris và Tâm hồn người viễn xứ". GsTs Lê Mộng Nguyên trước hết nói về nhà thơ Đỗ Bình: "Là một nhà thơ khiêm tốn, song anh cũng là một nhạc sĩ rất lãng mạn, ngoài CD Mộng Vàng của anh được ra mắt ở W.DC năm 2008. Các bài Thu Cảm, Chiều Trên Sông Seine trình bày trong CD Tình Khúc Tha Hương của ba tác giả Lê Mộng Nguyên, Phạm Đình Liên, và Đỗ Bình rất thành công". Sau đó nói đến nhà thơ nữ Việt Dương Nhân: "Luôn trung thành với nước Việt xa xôi và thủ đô của Việt Nam bao giờ cũng là Sài Gòn", Và nhà thơ Minh Hồ-Minh Hồ Đào: "Cũng như hầu hết các văn nghệ sĩ sống tạm bợ trên đất khách Úc, Mỹ, Gia Nã Đại... quyết và tiếp tục tranh đấu bằng ngòi bút, lời ca tiếng nhạc với những dòng thơ ái quốc..."
Đến phần giới thiệu Tác Giả và Tác Phẩm, sau khi nói sơ lược về tiểu sử tác giả, nhà thơ Đỗ Bình điểm qua về tác phẩm Nửa Thế Kỷ Việt Nam của nhà văn Song Nhị: "Là một bút ký, sách dày 500 trang, chia làm 16 chương đã ghi lại nhiều sự kiện khác nhau về những biến động của đất nước trải dài hơn nửa thế kỷ từ năm 1945 đến nay, tác giả vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân vì đã được chứng kiến tận mắt những sự kiện xảy ra trên quê hương. Để có thể ghi lại một cách trung thực, tác giả đã phải bỏ ra nhiều năm hồi tưởng lại ký ức về những chuyện xảy ra như những đoạn phim cũ được ráp nối với một nghệ thuật tả chân rất linh động bằng một tâm thức tình quê. Cũng như bao nhiêu người thuộc chế độ cũ, ông đã phải chịu gần 10 năm trong các trại tù Cộng Sản, dù thế ông vẫn không mang lòng thù hận.
    
Khi thực hiện cuốn sách này tác giả không nhằm mục đích phê phán hoặc chỉ trích riêng ai, cho dù ông và gia đình đã trải qua bao nhiêu nghiệt ngã! Nhất là tác giả đã nhận thức được lịch sử thuộc về dân tộc, mang tầm vóc lớn và trọng đại, viết về lịch sử là công việc của các sử gia, những nhà nghiên cứu sử. Do đó ông không có tham vọng làm công việc chép sử hay đánh giá, phân tích thời cuộc. Những điều ông viết ở đây chỉ là ghi lại những sự kiện xảy ra trong một đất nước đầy rẫy những bạo lực, hận thù bắt nguồn từ những tư tưởng ý thức hệ trái ngược nhau. Nửa Thế Kỷ Việt Nam là những trang nước mắt của những người dân Việt, nạn nhân của quyền lực và tà thuyết CS. Đây là tiếng vọng nói về một quê hương chìm đắm trong bất hạnh vì thiếu những quyền căn bản của con người, đó là TỰ DO, NHÂN QUYỀN".
Thay mặt ban điều hành Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn, nhà văn Song Nhị đã mời chị Bạch Sương làm đại diện cho tạp chí Nguồn ở Pháp, và trao thẻ hội viên. Người đại diện trước đây là ca sĩ Opéra Đỗ Quyên. Chị Bạch Sương đã bày tỏ: "Thật là một vinh dự cho tôi, được nhà văn Song Nhị, người điều hành, chủ nhiệm cơ sở thi văn Cội Nguồn, đề cử tôi làm đại diện ở Paris và Pháp. Tôi vô cùng xúc động và hứa sẽ tiếp nối các anh chị giới thiệu tập san Nguồn đến nhiều bạn đọc".
 
Trình bày về nội dung sinh hoạt của cơ sở thi văn Cội Nguồn, nhà văn Song Nhị cho biết: "Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn được thành lập năm 1994. Trong 18 năm sinh hoạt CSTVCN đã xuất bản được 46 tác phẩm gồm có thơ văn, biên khảo, hồi ký chính trị, tạp bút... Trong số 46 tác phẩm đó có 27 tác phẩm do Cội Nguồn xuất bản đã được thư viện Hoa Kỳ mua và cấp số ISBN, là số tiêu chuẩn quốc tế, mua đưa vào lưu trữ trong văn khố văn học khu vực Đông Nam Á. Năm 1998, Cội Nguồn được giao phụ trách một trang văn học nghệ thuật trên tờ Thời Báo ở miền Bắc Cali và còn giữ thường xuyên cho đến ngày hôm nay. Ngoài sinh hoạt báo chí còn có những buổi giới thiệu các tác phẩm từ xa đến, như cuốn Giòng Họ Ngô Đình Ước Mơ Chưa Đạt của Nguyễn Văn Minh, cuốn Ngã Tư Hoàng Hôn của Nhà văn Văn Quang ở Sài Gòn, Cuốn Biên Giới Việt Trung của Ngô Quốc Dũng đến từ Úc...
 Ngoài ra còn có 53 số tạp chí Nguồn, tờ báo duy nhất ở hải ngoại đã được quốc hội Hoa Kỳ đặt mua, để đưa vào lưu trữ trong văn khố của khu vực văn học Đông Nam Á. Đây là một niềm an ủi lớn bởi đã được người ta để ý đến. Một ngày nào đó, sau này nếu cần nghiên cứu đến văn học hải ngoại, người ta phải tìm đến chỗ những văn khố đó… Tuổi tác của những người cầm bút ngày càng cao; nhiều khi cũng hao mòn đi, nên Cội Nguồn cũng đang kỳ vọng vào lớp trẻ để có thể tiếp tục làm được một cái gì đó cho văn học hải ngoại. Trong những ngày sinh hoạt bấy giờ có một số anh em đã ra đi như nhà thơ Duy Năng, rồi mới đây nhà thơ Hà Thượng Nhân và một số người khác đã ra đi. Nhưng Cội Nguồn vẫn hy vọng vào giới trẻ hôm nay nên vẫn tiếp tục".
Kế tiếp là phần phát biểu của Gs Tiến sĩ âm nhạc Quỳnh Hạnh, chuyên nghiên cứu về âm nhạc cổ truyền Việt Nam, đặc biệt chú ý tới phương pháp trị liệu bằng âm nhạc (Musicothérapie). Theo Gs Quỳnh Hạnh: "Musicothérapie là một môn trị liệu có rất lâu đời. Dùng âm nhạc trị liệu giúp đỡ bệnh nhân vơi bớt đi cơn buồn khổ, thất vọng. Đó là thí dụ trường hợp các thuyền nhân, những người tị nạn chính trị v.v.. Họ phải ly hương rời xa đất nước thân yêu để sống trong một môi trường, một hoàn cảnh mà họ chưa hoàn toàn được thích nghi, không biết tiếng nói, khó kiếm việc làm, có những văn bằng trong nước không được chấp nhận phải thi lại ngỏ hầu được văn bằng cao hơn để kiếm sống. Phương pháp trị liệu này cũng thích hợp cho các trẻ em bị bịnh Autisme và những người cao tuổi trong các nhà già".
Trong phần trình bày những sáng tác mới, nhà thơ Đỗ Bình phát biểu: "Xin cảm ơn những mỹ cảm mà các bạn văn nghệ sĩ tặng. Tôi không phải là một nhạc sĩ mà chỉ là một người nghiên cứu âm nhạc, một người yêu nhạc. Nhạc của tôi là nhạc tình, nhưng thật ra tình yêu đó có một ẩn dụ là tình yêu quê hương...". Sau đó nhà thơ Đỗ Bình đã trình bày các tác phẩm mới đã sáng tác: Tình Mãi Thiên Thu và Chỉ Còn Tình Yêu, với tiếng đàn đệm tây ban cầm của anh bằng một giọng hát thật trầm ấm say sưa: "Em về miền nắng mong manh, để trăng chiếc bóng trên cành ngẩn ngơ. Em theo câu hát mơ hồ, lòng say phố mới lối xưa hững hờ...".
Tiếp theo nghệ sĩ Thúy Hằng đã diễn ngâm bài thơ Chỉ Yêu Cuộc Tình của Đỗ Bình với tiếng đàn tranh của Giáo sư Quỳnh Hạnh, bài thơ này đã được Nhạc sĩ Trịnh Hưng phổ nhạc và thực hiện trong CD Tôi Yêu, lấy số 11 với giọng ca truyền cảm của nam ca sĩ Trường Lam.
Qua phần Mạn Đàm Với Tác Giả, nhà thơ Đỗ Bình diễn ngâm bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm và Đôi Mắt Người Sơn Tây của Quang Dũng. Thật là một mối cảm hoài, tất cả mọi người đều lắng nghe tưởng như đang trở về một khoảng thời gian xa xưa nào đó vào những tối êm đềm trong chương trình Thi Văn Tao Đàn của Đinh Hùng, Thục Vũ qua những giọng ngâm Hồ Điệp, Hoàng Hương Trang, Hồng Vân, Quách Đàm, Hoàng Thư, Tô Kiều Ngân, Đoàn Yên Linh, v.v..
Nhà văn Song Nhị đã ký tặng sách cho các văn thi hữu hiện diện, một số tạp chí Nguồn cũng có mang theo và CD “12 Tâm Khúc phổ thơ Song Nhị”, các tác phẩm đó được trao dần đến các bạn hữu gần xa.
Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris vẫn đem lòng quý mến, đón tiếp và thường xuyên tổ chức những buổi giới thiệu các sáng tác mới của các văn nghệ sĩ ở hải ngoại đến từ Mỹ, Nhật, Canada v.v... Những cuộc hội ngộ thân tình và đầy kỷ niệm, là tấm chân tình gắn bó của số đông văn thi nghệ sĩ phương xa và CLBVH Paris, như mấy năm trước đây với Thu Đất Khách, Thu Tao Ngộ... để rồi sẽ không bao giờ quên. Chương trình kết thúc vào lúc 17 giờ chiều.
Nguyễn Mây Thu




NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM - Ý Kiến. Nhận Định (4)





















LÊ ĐÌNH CAI - GIÁO SƯ SỬ HỌC

Năm 1955, nhà văn Song Nhị lúc đó 15 tuổi đã phải chứng kiến những giờ phút kinh hoàng của hai bản án tử hình đầu tiên trong đợt phát động Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) ở quê ông (Hương Khê, Hà Tĩnh). Những gì ông viết về nạn đói Ất Dậu năm xưa và nhất là những điều ông đã chứng kiến trong chiến dịch CCRĐ đã được thể hiện lại hết sức sống động, thương cảm, khiến người đọc không ai có thể cầm được nước mắt.

*Trước đây, chúng tôi cũng có đọc được nhiều tài liệu viết về cuộc CCRĐ và về tòa án nhân dân, đấu tố khủng khiếp này, nhưng phải nhận rằng lời kể của người trong cuộc, tác giả Song Nhị, với giọng văn sắc bén, đầy hình tượng đã làm lay động lòng người. Chính tác giả là người đã làm sống lại dòng chảy của thời gian đã qua, khơi lại nhịp thở của xã hội đương thời, lay động được những hồn ma ngủ quên trong nấm mồ oan khiên của lịch sử, dựng họ dậy để cùng ông lên tiếng thêm một lần nữa trước công luận thế giới về một giai đoạn tối tăm và bi thảm của lịch sử Việt tộc. (Chương I, II).

Nửa Thế Kỷ Việt Nam kể lại những biến cố trải qua trong cuộc đời của tác giả từ năm 1945 -1995. *Sau thảm họa của CCRĐ là cuộc vượt thoát kỳ diệu của toàn thể gia đình sang đến đất Lào. Những cam go trong bước đầu hội nhập vào một xã hội mới, những thử thách đôi khi tưởng chừng khó vượt qua được, với ngòi bút ý nhị của tác giả, được ghi nhận lại hết sức sinh động và trở thành bài học kinh nghiệm quý giá cho nhiều thế hệ về sau (Chương III, IV).

Rồi tác giả quyết định trở về quê nhà vào ngày 10-4-1960, “Tôi tung cánh bay về vùng trời Miền Nam Tự Do qua chuyến bay Paksé - Sài Gòn, chấm dứt giai đoạn tị nạn chính trị tại Vương quốc Hoàng Gia Lào, dưới chính thể quân chủ Lập Hiến” (Song Nhị sđd, tr 170).

Kể từ đây, tác giả bắt đầu một cuộc chiến đấu mới đầy thử thách và cam go hơn. Mặt trận mà Song Nhị phải dấn thân là “mặt trận văn hóa với cuộc đối đầu giữa Sinh Viên Quốc Cộng”.  Tôi tâm đắc nhất là khi đọc đến chương V, VI của cuốn sách này. Tác giả trình bày bối cảnh miền Nam sau khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cùng các hoạt động của giới Sinh viên Sài Gòn sau khi cuộc cách mạng 1.11.1963 thành công. Đây cũng là giai đoạn mà cá nhân tôi đã tham dự vào các biến động Miền Trung qua các phong trào tranh đấu của Sinh viên thuộc viện Đại học Huế. Từ ngày đó đến nay tôi chưa thấy một quyển sách nào ghi nhận đầy đủ toàn bộ các phong trào đấu tranh của Sinh Viên các viện đại học Sài Gòn, Huế, Đà Lạt... Và mong ước của tôi là viết lại bộ sách ghi nhận trung thực phong trào đấu tranh của Sinh viên miền Nam từ năm 1963 -1966. Vì thế Nửa Thế Kỷ Việt Nam của tác giả Song Nhị đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu sử học những tư liệu hết sức quý giá của giai đoạn biến động Sinh viên này.

*Chương VII đề cập đến đoạn đường bi thương của miền Nam vào tháng 4 đen (1975) mất nước. Những hệ lụy kéo theo sau khi miền Nam hoàn toàn bại trận. Cuộc đời đày ải của tác giả trong trại tù cải tạo bắt đầu.

Với những nhận xét tinh tế của một nhà văn, với tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ, tác giả Song Nhị, qua tám năm lao khổ  từ trại tập trung Long Thành đến nhà tù Quảng Ninh, rồi Lam Sơn Thanh Hóa, và cuối cùng là trại Z30A Xuân Lộc, đã để lại cho thế hệ sau một bản cáo trạng về chế độ tù đày khắc nghiệt có một không hai trong lịch sử (Chương IX đến XIII).
*Riêng chương XIII tác giả kể lại chi tiết chuyến tàu xuôi Nam của những người tù bị đưa ra Bắc. Những nghĩa cử ân tình mà người tù đón nhận được từ đồng bào miền Nam khi con tàu vào các sân ga của những địa giới như Quảng Trị, Huế, Diêu Trì, Đà Nẵng, Nha Trang tới Phan Thiết, Dầu Giây... được tác giả ghi lại hết sức xúc động. 

Sau hơn tám năm trời khổ sai trong các trại tù cộng sản, vượt qua biết bao thử thách cam go, có những lúc phải giành giật với tử thần trong đường tơ kẽ tóc, không biết phép lạ nào đã cho mình tồn tại, sống sót để trở về từ cuối tầng địa ngục. Tác giả Song Nhị tâm sự: “Tôi nếm trải hơn ba ngàn ngày trong các trại tập trung cải tạo, nếm trải từng phút giờ, từng tháng ngày trong nỗi chết, cận kề sự sống. Cái đói khát cào xé ruột gan bao tử, cái chịu đựng nỗi đắng cay tủi nhục như từng mũi kim chích vào thần kinh tâm não, cái đói triền miên từ ngày này sang tháng nọ làm cho thể xác người tù kiệt rạc, hơi thở thoi thóp... Nhưng trong thể xác tàn tạ, điêu linh ấy vẫn còn một sinh lực vô hình ngấm ngầm, chìm lặng để giữ cho thể xác kia không sụp đổ, cho nhân cách phẩm giá không bị ố nhòe. Người ta gọi cái nguồn sinh lực ấy là tinh thần. Đời sống tinh thần không là miếng cơm manh áo, không là ăn ngon mặc đẹp, mà là cái gì sâu thẳm nhất, cái tinh chất nuôi sống con người, chủ động của mọi hành vi, thái độ. Có mấy ai cảm nhận cái sức mạnh “tinh thần” ấy như thế nào trong cuộc sống bình thường êm ả...” (Song Nhị sđd, tr 151).

*Chương XIV với tựa đề “Hy vọng trong màn đêm, ánh sáng cuối đường hầm”, tác giả nhắc đến chương trình HO nhằm đưa tù cải tạo của chế độ miền Nam qua định cư tại Hoa Kỳ. Hành trình của một HO được tác giả trình bày khá rõ ràng thuyết phục với nhiều tư liệu đáng tin cậy.

Thật ra, với dạng bút ký, tự truyện như “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” không ai bắt buộc tác giả phải làm việc cẩn trọng đến vậy. Song Nhị là nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo văn học (Lưu Dân Thi Thoại, viết chung với Diên Nghị, California, Cội Nguồn 2003) nên tính cẩn trọng trong tác phẩm được đánh giá rất cao.

Tôi đón nhận cuốn sách Nửa Thế Kỷ Việt Nam (1945-1995) của tác giả Song Nhị do nhà xuất bản Cội Nguồn ấn hành tháng 1 năm 2010 tại San Jose, California trong cảm tình nồng hậu vì tôi biết tác giả là một con người có lý tưởng. Khi đọc đến chương II nói về cuộc CCRĐ tại quê nhà tác giả vào những năm 1953 -1956 mà toàn thể gia đình Song Nhị bị quy tội thuộc thành phần địa chủ, tôi thật không cầm được nước mắt trước những vết hằn đau thương mà cậu bé chưa đầy 15 tuổi đã phải chịu đựng. Rồi cứ thế, tôi theo chân cậu bé 15 đó trên bước đường vượt Trường sơn qua Lào để tìm hơi ấm của tự do. Ngày 10-4-1960, cậu bé ngày nào của nạn đói Ất Dậu bây giờ đã là chàng thanh niên căng đầy nhựa sống (22 tuổi) đã đặt chân xuống Sài Gòn hoa lệ, thủ đô của miền Nam sung túc và giàu có.

Chàng trai bị đuổi học thời Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc nay đang là Sinh Viên ngành Luật của miền Nam và cả tương lai đang chờ đợi anh phía trước. Nhưng thực sự thì anh đang bước vào cuộc chiến tuy âm thầm nhưng rất mãnh liệt mà anh gọi là “Mặt trận Văn hóa: Cuộc đối đầu giữa Sinh viên Quốc Cộng” khi anh đang theo học ngành cử nhân Khoa học Nhân Văn tại trường Đại học Vạn Hạnh và đang là Chủ bút của Bán nguyệt san Hướng Đi của Tổng Hội sinh viên (Đại Học Vạn Hạnh 1965-1968). Anh đã trốn chạy chế độ cộng sản khi còn là cậu bé 15 tuổi nên không lạ gì khi anh dùng ngòi bút để chiến đấu chống lại sự xâm nhập của cộng sản trong hàng ngũ Sinh viên miền Nam vào đầu thập niên 1960.

Thế rồi cuộc diện thay đổi, miền Nam mất vào tay cộng sản vào tháng Tư đen 1975 và tác giả Song Nhị cũng như hàng vạn người yêu nước khác của chế độ miền Nam đã phải chịu những tháng năm đày ải khổ sai trong các trại tù của cộng sản. Tháng 5/1983 tác giả được thả ra khỏi trại tù Xuân Lộc như trả xong món nợ tiền kiếp, về đoàn tụ với mẹ cha và với người vợ – chị Trần Thị Kim Nhiễu, người chinh phụ thời đại, 22 tuổi xa chồng sau hai năm hương lửa, tám năm chờ chồng và 13 năm sau kể từ ngày lập gia đình mới sanh con đầu lòng. Toàn bộ gia đình Song Nhị đã đến Mỹ trong danh sách HO14, định cư tại San Jose từ ngày 16-2-1993 cho đến nay.

Nửa Thế Kỷ Việt Nam kể lại toàn bộ cuộc đời lưu lạc nổi trôi của tác giả từ 1945 đến 1995. Đây là tác phẩm dưới dạng hồi ký, hay theo cách gọi của tác giả là tập “bút ký, tự truyện”. Dĩ nhiên, đây không phải là tác phẩm biên khảo sử học để buộc tác giả phải tuân theo những quy định khắt khe của ngành học này trong vấn đề trích dẫn, chú thích hay tham khảo. Điều mà người viết muốn được nhấn mạnh ở đây là tác phẩm này có giá trị đến mức độ nào đối với các nhà nghiên cứu lịch sử khi cần viết về giai đoạn tranh chấp Quốc Cộng vừa qua.

Hồi ký, bút ký hay tự truyện đều có thể là nguồn sử liệu cần thiết cho các sử gia khi nghiên cứu đến một giai đoạn lịch sử nào đó. Tuy nhiên nó phải được sàng lọc qua hai công đoạn cần thiết của phương pháp sử học: Cẩn án ngoại (External Study) và Cẩn án nội (Internal Study).

Từ tác giả đến nội dung tác phẩm đều cho phép tin cậy được thì Hồi ký, Bút ký hay Tự truyện, trong chừng mực của nó đều cho phép các nhà nghiên cứu dùng làm sử liệu cho công trình biên soạn của mình.

“Vũ Trung Tùy Bút” của Phạm đình Hổ hay Tang Thương Ngẫu Lục” của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đều viết về chính sách kinh tế hay đời sống xã hội sa đọa dưới thời Chúa Trịnh đều được các sử gia sau này trích dẫn trong các tác phẩm sử học của họ.

“Phù biên Tạp lục” của Lê Quý Đôn hay “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Thời Chí cũng vậy, cũng chỉ là dạng bút ký hay “tạp lục” thế mà về sau đã trở thành những tư liệu quý hiếm khi đề cập  đến lịch sử thời cận đại.

Gần chúng ta hơn có “Tuấn Chàng Trai Nước Việt” của nhà văn Nguyễn Vỹ, lấy bối cảnh của người thanh niên Việt Nam từ sau Thế chiến Thứ nhất (1914-1918) để kể lại tâm tình, cách suy nghĩ và hành động của giới trẻ thời đó mà bây giờ nếu nhà nghiên cứu nào muốn biết về hướng đi, nhịp thở, phong cách, sự suy nghĩ của giới thanh niên vào những thập niên đầu thế kỷ 20, không ai là không tìm đọc “Tuấn Chàng Trai Nước Việt” của Nguyễn Vỹ.

Cũng vậy, theo suy nghĩ của tôi, rồi ra trong vài ba mươi năm sau nữa, cuốn sách Nửa Thế Kỷ Việt Nam (1945-1995), bút ký của nhà văn Song Nhị nói về những biến cố trọng đại qua cuộc tranh chấp Quốc Cộng ảnh hưởng lên cuộc đời cá nhân và gia đình, đến vận mệnh của dân tộc, sẽ trở thành là nguồn sử liệu hiếm quý cho các nhà nghiên cứu sử học trong tương lai.

Lê Đình Cai (*)
San Jose, những ngày vào Xuân Bính Dần 2010

--------------------------------
(*) Giáo sư Lê Đình Cai là giảng sư dạy môn sử học tại Đại học Đà Lạt, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và Trường Đại Học Văn Khoa Huế (1968-1975). Hiện ông cũng là Giáo sư Sử học tại một số trường Đại học tại Hoa Kỳ (từ 1996 đến nay).


Thursday, May 30, 2013

NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM Ý Kiến. Nhận Định (3)
























PHONG THU – NHÀ VĂN. Phóng viên đài Á Châu Tự Do (RFA)
                                                                                                                           
Nửa Thế Kỷ Việt Nam - Cuộc Nội Chiến Và Hành Trình Bi Thảm Của Dân Tộc Việt Nam   

Từ năm 1980, trong trại tù Thanh Hoá, người tù Song Nhị đã từng viết:
Ta chờ xóa vết chân hoang
Về đem huyết sử viết trang chuyện đời
Ta chờ người lại với người
Xoá tan huyền thoại những lời võng ngôn

Và sau 10 năm miệt mài, trang huyết sử đã ra đời. Nó thấm đẫm nước mắt và xương máu của hàng triệu người tù cải tạo. Tôi nhận được quyển sách của tác giả gởi tặng khi vừa in xong và tôi là người đầu tiên đã phân tích tác phẩm của ông. Chỉ trong vòng 3 tháng, “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” đã tái bản lần thứ nhì, số trang từ 467 tăng lên thành 500 trang, bổ sung thêm những ý kiến chọn lọc, đầy ngợi khen của tất cả các văn thi hữu, những nhà phê bình văn học khắp nơi ở hải ngoại.

Vì sao quyển sách thu hút người đọc đến như vậy? Vì ông là một nhà giáo, một nhà báo một nhà binh, một nhà thơ, một nhà văn, và sau cùng ông là một người tù lương tâm như hàng vạn người tù của Miền Nam Việt Nam sau biến cố 30/4/1975. Những yếu tố trên đã hình thành nên phong cách của ông trong sự nghiệp văn học. Ông đã sống trọn vẹn với chính mình, với đời và với văn học. Một cuộc đời lênh đênh, trôi giạt từ miền Bắc Việt Nam sang nước Lào, từ Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau, từ Sài Gòn cho đến các nhà tù cộng sản.

Ngay từ trang 7 “thay Lời Tựa”, tác giả viết “...Tôi đã viết và đã xoá từng dòng. Tôi đã viết và đã xoá từng trang. Tôi đã xoá nhiều lần như vậy...”.

Quyển sách gây cho tác giả nhiều trăn trở, đau xót nên phải xoá đi xoá lại nhiều lần trước khi đến tay người đọc. Quyển sách dày 500 trang bao gồm 16 chương. Mỗi chương chia làm nhiều tiểu đoạn. Tác giả đã lấy mốc thời gian từ năm 1945 cho đến năm 2009 để sàng lọc, biên soạn, tìm kiếm tài liệu thông qua kinh nghiệm cuộc đời và ghi chép lại trung thực những gì mắt thấy, tai nghe những sự kiện, con người mà ông đã từng chứng kiến, gặp gỡ, và tìm ra nguyên nhân của cuộc nội chiến và hành trình bi thảm của dân tộc Việt Nam suốt nửa thế kỷ.

Nỗi gian truân của ông bắt đầu từ quê hương Hà Tĩnh, nơi mà một đứa trẻ tiểu học như ông phải chứng kiến những cuộc đấu tố tàn ác trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của cộng sản mà gia đình và dòng họ ông chính là nạn nhân.

Rồi 8 năm trong nhà tù cộng sản từ tháng 6 năm 1975 đến tháng 5 năm 1983, ông đã bị giam giữ nhiều nơi, từ Long Thành, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Xuân Lộc, ông đã nhìn thấy được sự va chạm, “cọ xát” giữa con người với con người, giữa thiện và ác, giữa nhân ái vị tha và bần tiện, giữa nhân cách cao trọng và lối sống ti tiện, hèn mọn.

Vụ án điển hình làm rúng động trong và ngoài nước là vụ án Bùi Đình Thi mà LM Nguyễn Hữu Lễ đã viết trong quyển Hồi Ký “Tôi Phải Sống”. Nhà thơ Song Nhị đã nhắc lại vụ án nầy trong chương VIII “Bùi Đình Thi Chiêm Nghiệm Nhân Duyên Nghiệp Quả”. Chúng ta cũng sẽ thấy trong quyển sách hình ảnh nhạc sĩ Vũ Thành An, khi vào tù đã từng viết “...Nay mới biết đế quốc Mỹ là quân xâm lược. Bọn nguỵ quyền là lũ tay sai. Bao nhiêu năm cung cúc tận tụy miệt mài. Cứ ngỡ rằng mình lo việc nước...”.

Bạn đọc cũng sẽ nhận ra những con người hạ tiện vì muốn có một miếng ăn với đặc quyền đặc lợi trong tù, họ sẵn sàng làm tôi tớ cho bọn cộng sản bức hại anh em.

Nhà thơ Song Nhị tố cáo chế độ tàn ác, bất nhân của nhà tù cộng sản. Nó thể hiện rõ nhất trong chương 10 (X). Nơi giam giữ tù nhân như giam súc vật (Lý Bá Sơ, Danh Bất Hư Truyền (trang 222). Thê thảm và khủng khiếp hơn là trại tù cải tạo đã biến con người thành con vật: “...Người nào đầu cũng lớn hơn thân mình. Hai hàm răng nhô ra, cặp mắt lõm vào sâu hoẳm. Tay chân khẳng khiu như que củi...” (Đoàn Ma Đói Chờ Điểm Số Lên Đồi (trang 256). Không những hành hạ về tinh thần, bỏ cho đói khát, tuyệt vọng. Cộng sản còn hành hạ thể xác bằng cách làm lao động khổ sai đi vác đá. (Tôi Đi Giữa Đoàn Tù Vác Đá” (Trang 226).

Tàn ác hơn là hình thức kỷ luật kiên giam, đánh đập tù nhân hinh sự một cách tàn bạo vì người nầy đói phải ăn cắp một bụi khoai mì: “...Người công an mở cửa một cái hầm cầu tiêu, dắt một người tù hình sự lại trước cửa hầm, bảo đứng quay mặt vào trong, rồi đưa chân lên cao tống một đạp vào lưng, người tù bổ sấp xuống úp mặt vào hầm cầu tiêu. Người công an đóng cửa hầm cầu, thản nhiên quay lưng đi...” (trang 275).

Tác giả cũng đã ghi lại những hình ảnh hiếm hoi về những người không cùng chuyến tuyến nhưng còn biết đau khổ, xót thương cho cảnh tù đày của người sa cơ, lỡ vận. Một nữ công an đem một chai nước mắm đến cho cả buồng.... và nói “chắc các anh nhớ nhà, nhớ vợ con lắm phải không?”. Nói xong, người nữ công an im lặng một lúc, hai hàng nước mắt lăn tròn trên đôi gò má...” (Trang 187).

Trong cảnh tù đày, người lính VNCH vẫn không sợ đói, khổ, hành hạ thân xác hay bị biệt giam. Họ dám phản kháng lại chế độ nhà tù bằng hành động tuyệt thực để cứu bạn hoặc chống lại hình thức ngược đãi quá đáng của cai tù ở chương 10 (X) trang 240) “Biểu Tình Tuyệt Thực Rừng Vang Tiếng Hát”. Đây là chương gay cấn, lôi cuốn người đọc.

Trong trang 188, tác giả có nhắc đến một người tù trẻ tuổi, một anh hùng. Anh cô đơn chống lại bầy sói dữ:” người bạn nói giọng rắn chắc: “Hãy ngẩng đầu lên mà đi các anh ơi. Người nầy chết có người khác đứng lên...”. Tác giả cũng nhắc đến ông Phạm Dương Đạt vì phát biểu tố cáo chế độ cộng sản, ông đã bị bắt đi biệt tích (trang 195). Có những người tù bất khuất. Họ đã chọn cái chết để giữ gìn khí tiết của một quân nhân như: Lê Quảng Lạc, Nguyễn Đức Điệp, Nguyễn Mậu, Huỳnh Văn Lượm, ...

Tác giả cũng đã gởi lại trên trang sách mình lòng biết ơn sâu sa đối với những vị ân nhân đã bền bỉ, bỏ thời gian, công sức để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ can thiệp cứu giúp những người tù cải tạo như Cựu Đại Tướng John Vessey và ông Robert Funseth, bà Khúc Minh Thơ, Chủ Tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Bích, Huỳnh Công Ánh, Nguyễn Hậu, Linh Quang Viên, Đào Văn Bình, Giao Chỉ... và nhiều cá nhân, tổ chức hội đoàn khác đã đóng góp công sức tài vật cho thành quả giải thoát những người tù cải tạo...” (trang 420).

Đọc “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”, độc giả sẽ soi rọi lại một góc tối khác mà chúng ta chưa biết về nhà tù cộng sản. Từng chương, từng tiểu đoạn tưởng chừng như giống nhau, nhưng phong cách diễn đạt rất mới mẻ. Với cách trình bày khoa học, văn phong trôi chảy, nhẹ nhàng, tác giả đã lôi cuốn người đọc từ trang đầu cho đến trang cuối. Chính cuộc sống dày dạn phong trần đã khiến ngòi bút của ông tuôn chảy như những dòng máu của hàng triệu người tù, của những giọt nước mắt đau khổ của toàn thể nhân dân Việt Nam từ Bắc tới Nam trong suốt nửa thế kỷ. Và hiện nay, nhà tù vẫn chưa khép lại. Nó vẫn mở rộng chào đón những người trí thức yêu nước, thương nòi mơ ước xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ, phú cường.

Tôi có thể kết luận rằng “Trí thức, yêu nước, trong sạch và nhân ái” là kẻ thù của cộng sản.
Xin được tặng nhà thơ Song Nhị 4 câu thơ:

Non nước u buồn non nước đau
Tim ta khắc khoải mắt vương sầu
Quê hương máu lệ nhoà trang sử
Ôi! Cuộc đổi đời sao bể dâu?!

Maryland, Ngày 13/11/2010

---------------------------
(Bài giới thiệu tác phẩm tại Hội Trường James Lee Community Center Theater, 2855 Annandale, Fallschurch, Washington D.C.)


Wednesday, May 29, 2013

NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM Ý Kiến. Nhận Định (2)



























ĐỖ TIẾN ĐỨC – Nhà Văn  
(*) Nhà văn, nguyên Giám đốc Nha Điện Ảnh VNCH. Chủ nhiệm/Chủ bút nhật báo Thời Luận/ Los Angeles từ năm 1984.

Cái hay của tác phẩm Nửa Thế Kỷ Việt Nam là Cái Ngậm Đắng Nuốt Cay Của Dân Tộc Việt

Hôm nay chúng ta đến đây để mừng đứa con tinh thần của nhà văn Song Nhị. Nhưng khác thường lệ, chúng ta không được mừng đứa con tinh thần đó vào ngày nó chào đời vì nó đã chào đời 4 tháng trước tại San José. Hôm nay chúng ta mừng đứa con tinh thần đó đã chập chững đi những bước nhanh nhẹn vào văn học sử nước nhà, vâng, thưa qúy vị, cuốn sách đã được tái bản lần thứ nhất.

Vấn đề là, cuốn “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” của nhà văn Song Nhị tại sao lại được độc giả tìm đọc nhiều như thế?

Bởi vì chưa mở cuốn sách, chỉ riêng cái tựa “Nửa Thế kỷ Việt Nam” cũng đã cho ta nghĩ rằng tác giả viết về những biến cố trên đất nước Việt Nam trong nửa thế kỷ vừa qua. Mà trong nửa thế kỷ đó thì ai cũng đã biết, thế nào chẳng có những cảnh đấu tố thời cải cách ruộng đất, những cảnh người miền Bắc di cư vào Nam, những cảnh thời chiến tranh quốc Nam cộng Bắc, những cảnh thời Mỹ đổ quân vào Việt Nam, và cuối cùng là những cảnh quân cán chính miền Nam lũ lượt đi vào trại tù nhưng, mỉa mai thay, được gọi là đi “học tập cải tạo” sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản. Đó là những chuyện mà người Việt Nam ở những thế hệ trước đều trải qua không ít thì nhiều, và những thế hệ sau cũng đã nhiều lần nghe ông bà, cha anh nói, nên cũng  biết không nhiều thì ít.

Lại nữa, chúng ta đã thấy một số nhân chứng và nạn nhân của những thời kỳ đó đã viết sách viết báo. Nhiều nghệ sĩ đã dựa vào những tài liệu sống này để làm phim làm nhạc làm kịch. Cuốn “Nửa Thế kỷ Việt Nam” của nhà văn Song Nhị cũng viết về những đề tài đó mà lại hấp dẫn độc giả là do nhiều nguyên do:

Thứ nhất, ông Song Nhị là một nhà văn có tài và có tâm. Ông viết những chuyện đầy máu và nước mắt của dân tộc Việt, và hình như trong quảng cáo của ban tổ chức ra mắt sách có câu, ông “viết bằng máu và nước mắt của hàng triệu nạn nhân cộng sản”, nhưng riêng tôi, khi đọc sách của ông, tôi cứ mường tượng đang được nghe một ông già bình thản kể chuyện đời xưa với giọng nói bao dung và nồng nàn thương yêu...

Tôi không thể quên được đoạn văn ông tả cảnh thăm nuôi sau 5 năm xa cách. Bố ông chỉ có hai nải chuối xách theo. Bố ông nói: “Này, anh đưa mời các anh, người một trái”. Người cảnh vệ đã tiến lại nói với bố ông: “Không được”.

Còn vợ ông, trong 15 phút thăm nuôi, sau hàng tuần lễ đi từ Sài gòn ra, chỉ nhìn nhau nước mắt lưng tròng. Ông viết: “Nhìn thấy tôi, cái xách trên tay nhà tôi đang cầm rơi tuột xuống mặt đường!”. Chỉ có từng ấy chữ thôi. Nhưng đó là những dòng chữ khắc trên bia đá.

Thứ hai, trời đã cho ông Song Nhị một trí nhớ đặc biệt, khiến những chuyện xẩy ra vài chục năm trước mà ông viết ra vẫn đầy đủ chi tiết, tưởng như lúc nào ông cũng mang theo cuốn sổ tay và cái máy chụp hình. Hàng trăm người tù được ông ghi lại trong đó có ba đồng môn Quốc gia hành chánh của tôi một cách rất chính xác. Một người là anh Nguyễn Chí Vy bị công an bắt khi vừa vào trại Long Thành năm 1975. Một người là anh Nguyễn Văn Long, chết ở trại Long Thành 35 năm trước. Một người là anh Nguyễn Phát Lộc trong giờ phút cuối cùng của Miền Nam tự do.

Thứ ba, tác phẩm của ông Song Nhị có một bối cảnh dài tới nửa thế kỷ, mà trong nửa thế kỷ đó như ông nói, có hàng triệu nạn nhân, tức có hàng triệu người đau đớn, mà cộng sản lại rất giàu sáng kiến về cách làm cho con người phải đau đớn, rồi thì chém giết một hay nhiều mạng người một cách dễ dàng nên không ai tưởng tượng được những gì hàng triệu nạn nhân đó phải gánh chịu, phải chết. Hàng triệu nạn nhân đó trở thành hàng triệu nhân vật cho nhà văn đưa vào sách. Cho nên dù đã có nhiều người viết trước đây, ông Song Nhị vẫn còn rất nhiều chất liệu hoàn toàn mới để hấp dẫn độc giả.

Như các cụ đã nói “miếng ngon nhớ lâu, điều đau nhớ đời”. Quả thế, những biến cố đau thương của đất nước đó đã hằn vào tim óc mọi người dân Việt. Do đó nhiều người đã kiếm sách của Song Nhị, đọc để tìm lại mình những ngày qua, đọc để thương cho mình, vì ai cũng chỉ có một cuộc đời với số năm tháng ngắn ngủi, trong khi các dân tộc khác cố thăng hoa cuộc sống, cố hưởng thụ nhiều hơn, thì chúng ta bị đắm chìm trong các cảnh đọa đầy, bị nhục mạ, bị hành hạ, bị dồn vào cảnh ngày đêm chỉ còn nghĩ tới làm sao cho bớt đói.

Như thế, tác phẩm của nhà văn Song Nhị viết về đất nước Việt Nam nửa thế kỷ qua, sẽ giúp cho người đời sau, nhất là với những người trở thành gốc Việt ở quê hương mới, hiểu biết về một giai đoạn đen tối cùng cực của đất nước. Cuốn sách đã thành công vì tác giả đã trình bầy trung thực nhiều hiện tượng của mỗi chủ đề.  Nhưng theo tôi hiểu, chủ đích của ông Song Nhị khi nêu lên những hiện tượng nghiệt ngã của dân tộc, hoàn toàn không phải chỉ để độc giả giải trí như đọc một tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm đường rừng mà trong đó thay vì hùm beo rắn rít là công an, là cán bộ là đảng viên lúc nào cũng gây nghẹt thở, lúc nào cũng rình rập từng bước ta đi, và lúc nào cũng thích ăn thịt người dân.

Cho nên, khi đọc Nửa Thế Kỷ Việt Nam, xin đừng qúa chú ý vào hiện tượng mà quên bản chất.  Đi tìm bản chất của cộng sản mới chính là chủ đích của ông Song Nhị, cụ thể như ông đã bỏ công sưu tầm những văn kiện của cộng sản Việt Nam về cải cách ruộng đất về tù cải tạo và Ông đã dành nguyên một chương sách, chương 17 để sưu tầm chương trình H.O. đưa cựu tù nhân cộng sản sang Mỹ định cư. 

Quả thế, nếu chỉ hiểu “cải cách ruộng đất” là những cảnh đấu tố, cướp nhà cướp đất, nếu chỉ hiểu “Học tập cải tạo” là đi học tập hay cho dù hiểu thêm đó là đi tù, bị bỏ đói, bị lao động kiệt sức, và nếu chỉ hiểu “chương trình HO” là do lòng nhân đạo, thì theo tôi, chúng ta mới nhìn hiện tượng mà chưa hiểu bản chất thâm độc của cộng sản. Thành ra sẽ có người hiểu sai, chẳng hạn tù cải tạo bị đói là vì sau chiến tranh, lương thực bị thiếu, cả nước ai cũng đói thì tù cải tạo phải chung số phận đó thôi.

Tác giả cuốn Nửa Thế Kỷ Việt Nam đã cho chúng ta thấy rõ hơn bản chất của chủ nghĩa cộng sàn Mac-xit Le-nit-nit và bọn tàn dư Hà Nội. Cộng sản như rắn độc, con nào càng độc thì màu da càng sặc sỡ. Cũng thế, các nghị quyết khát máu bao nhiêu thì chúng lại có những cái tên hiền lành bấy nhiêu, như cải cách, cải tạo, khoan hồng, nhân đạo.

Cái gọi là Cải cách ruộng đất đến cái gọi là học tập cải tạo, chủ trương của cộng sản khẳng định là xóa bỏ văn hiến truyền thống của dân tộc để thay thế bằng học thuyết tam vô của cộng sản độc tôn.
Chúng xúi giục con tố cha, vợ tố chồng không phải chỉ để giết hại một cá nhân đó, mà để phá vỡ vai trò trụ cột trong gia đình của người cha, để rồi Đảng và Bác sẽ thay thế vai trò đó. Chúng đánh phá tôn giáo cũng không ngoài ý đồ tạo cơ hội để Đảng và Bác thay thế Chúa, thay thế Phật trong lòng nhân dân.

Tất cả những người từng bị bắt đi “học tập cải tạo” đều xác nhận, cộng sản không hề thực hiện điều gì để gọi là “học tập” hay “cải tạo”. Một cán bộ cao cấp của cộng sản đã nói với đám tù chúng tôi tại Phú quốc năm 1976 rằng: “Đầu các anh đã có sạn cả rồi thì còn cải tạo con mẹ gì nữa? Thực tế là đảng nhốt các anh lại để cải tạo xã hội”. Cải tạo xã hội có nghĩa là biến cái sung túc của miền Nam xuống ngang hàng cái nghèo đói của miền Bắc, biến cái sinh hoạt tự do dân chủ của Miền Nam vào cái sinh hoạt kìm kẹp của cộng đảng. Để đánh phủ đầu, Cộng sản tròng lên nhân dân miền Nam tiếng “ngụy” kèm với bản án “nợ máu” để gây ấn tượng cho mọi người cái mặc cảm có tội mà rồi không dám phản ứng chống đối các trò hành hạ, bóc lột của chúng.

Trước hết chúng bắt các ông bố đi cải tạo với ý đồ tạo cơ hội cho Đảng và Bác chiếm chỗ của những ông bố, quàng khăn đỏ vào cổ những đứa trẻ cho chúng trở thành “cháu ngoan Bác Hồ”. Khi nào các con cái nhà ngụy hăng hái báo cáo với thầy cô giáo những ai tới nhà ngày hôm qua, hay mẹ cho ăn món gì, thì được Đảng coi là có “tiến bộ”. Với em nào không tiến bộ sẽ không được lên lớp, không được vô đại học mà đi thanh niên xung phong. Đối tượng thứ hai của chính sách cải tạo là Đảng tìm mọi cách đẩy các bà vợ người tù gia nhập các tổ chức ngoại vi của đảng ở phường khóm cho đến khi xung phong đi kinh tế mới, thì đưọc coi là “tiến bộ”. Mục tiêu thứ ba của đảng là cải tạo tài sản. Đảng không chấp nhận người thắng trận lại nghèo hơn người thua trận.. Vì thế chúng ra tay trù ếm, bao vây kinh tế, làm tiêu hao của cải tiền bạc dành dụm được, để vợ người tù phải bán dần từ đồng hồ, ti vi tủ lạnh, phải cạy cả gạch men lót nền nhà đem bán, và cuối cùng là bán nhà, chấp nhận mang  con lên khu kinh tế mới.

Bản chất của cái gọi là “học tập cải tạo” ác độc như thế mà người ngoại quốc dịch là re-education thì thật là mỉa mai cho hàng trăm ngàn quân dân cán chính đả bị cộng sản bắt vô tù.. Nếu không nhìn rõ bản chất của nó, thế hệ sau sẽ tự hỏi cha ông chúng “được” đi học lại như đi tu nghiệp thì có gì mà kêu khổ?

Cũng thật là mỉa mai khi Chương trình cựu tù nhân chính trị được Mỹ nhận định cư  gọi là chương trình “nhân đạo”. Tác giả Song Nhị đã cho độc giả thấy bản chất của chương trình này rõ ràng là cộng sản đã dùng các cựu tù như một món hàng để đổi chác với Mỹ, đồng thời chúng còn mong đạt được ý đồ quan trọng khác là tống ra khỏi nước một khối lượng người có khả năng chống lại chúng. Hậu qủa rõ ràng là ngày nay, ở trong nước, số người ở miền Nam công khai đấu tranh quyết liệt cho dân chủ ít hơn ngoài miền Bắc. 

Cuốn Nửa Thế Kỷ Việt Nam viết dưới thể bút ký tự truyện tức là trình bầy sự thực của Việt Nam trong nửa thế kỷ qua. Nếu cuốn sách càng hấp dẫn, càng lôi cuốn thì điều đó chứng tỏ quê hương dân tộc của chúng ta đã trải qua quá nhiều cảnh ai oán, đau đớn.

Nơi đầu Chương I của cuốn sách, ông Song Nhị than “Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu”. Theo tôi, mai sau nếu còn tái bản, ông Song Nhị nên sửa lại câu này rằng: “Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao tốt”. Vì sinh ra dưới một ngôi sao tốt nên hàng triệu đồng bào đồng đội đồng hương của ông te tua mất mạng, ông vẫn sống mạnh khoẻ tới ngày nay. Và quan trọng hơn nữa, ngày nay, với cuốn Nửa Thế Kỷ Việt Nam, ông còn vinh dự được hàng triệu người sinh ra đời dưới ngôi sau xấu kia vô cùng cảm ơn vì ông đã nói thay họ những điều họ muốn nói với nhân loại.

Nhưng những thảm kịch đó, sau nửa thế kỷ, nếu có chấm dứt đối với tác giả Song Nhị thì những thảm kịch đó ngày hôm nay vẫn còn diễn biến trên quê hương chúng ta. Bởi vì như đã trình bầy, hễ còn người cộng sản thì chắc chắn vẫn còn cái bản chất duy vật ác độc, cá nhân chủ nghĩa tham lam, độc tài độc tôn ngạo mạn.

Nếu trong trại tù cải tạo, tác giả Song Nhị chứng kiến một tù nhân bị bộ đội đạp ngã sấp mặt xuống hố phân, thì giờ đây một thanh niên đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, bị công an bắt vô đồn, chỉ hai tiếng đồng hồ sau đã chết vì những cái đấm cái đạp hoàn toàn không thù không oán. Nếu trong trại tù cải tạo, hay trong thời cải cách ruộng đất, nhiều người bị bỏ đói thì bây giờ ở Việt Nam vẫn có những trẻ thơ bị người lớn thản nhiên vặn răng, tống khúc củi vô miệng, gí bàn ủi nóng lên thân thể cho cháy từng mảng da thịt, cũng không thù không oán. Hàng ngày ở Việt Nam ngày nay đều đều có năm bẩy người chết thảm rất tình cờ chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt hay chỉ vì một đôi bông tai trang sức không đáng giá. Trẻ nít mới năm bẩy tuổi đã bị hiếp dâm có đáng để loài người phải kêu trời chưa?

Những lời kêu gọi thương yêu như “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” hoàn toàn vô nghĩa trước bản chất cùng hung cực ác và vô cảm dưới thời đại cộng sản.

Do đó, chúng tôi rất hoan nghênh những cuốn sách như cuốn Nửa thế kỷ Việt Nam của nhà văn Song Nhị. Tôi mong cuốn sách sẽ trở thành niềm hứng khởi cho tất cả những ai từng là nạn nhân cộng sản, chúng ta hãy bỏ thì giờ ngồi viết lại những gì mình đã nhục nhã và đau đớn trải qua cho con cháu đọc như một bản “Gia Huấn Ca”.

Cuốn Nửa Thế Kỷ Việt Nam được nhiều người khen hay. Vâng, “rằng hay thì thực là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”.  Cái ngậm đắng nuốt cay của cô Kiều chỉ vì hồng nhan đa truân đã khiến người đời thương xót. Như thế còn cái ngậm đắng nuốt cay của hàng triệu nạn nhân cộng sản đã và đang vật vờ trên quê hương Việt Nam chẳng lẽ chúng ta nỡ làm ngơ sao cho đành?

Đỗ Tiến Đức*

(Phát biểu về cuốn Nửa Thế Kỷ Việt Nam trong buổi ra mắt tại hội trường báo Người Việt/ Westminster, California ngày chủ nhật 22 tháng 8, 2010)




Tuesday, May 28, 2013

NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM - Ý Ki ến. Nhận Định (1)









































HÀ NHÂN VĂN (GS Tiến Sĩ Cao Thế Dung)

CƠN SÓNG THẦN HÁT Ô VỚI SONG NHỊ
NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM

Năm nay, kỷ niệm 20 năm Hát Ô, Hà Nhân Văn đọc tác phẩm mới của nhà văn SONG NHỊ, cựu tù nhân chính trị HO “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”, thật tâm đắc, nồng nàn, đầy ắp tình người. Đọc xong ta có thể lạc quan: tiếng Việt, văn Việt vẫn trong sáng, vẫn là tinh hoa Việt, nhạc Việt trong văn.

Bút ký, tự truyện của nhà văn Song Nhị, một tác phẩm thật giá trị về văn phong, văn chất, thật tâm đắc về nội dung, hiếm có một bút ký nào đạt được như vậy: Những khát vọng của con người, những đau đớn của cả một dân tộc. Và là một dòng tâm khấp – khóc trong lòng một dòng tâm thanh chất chứa một trời tâm sự, không phải của riêng tác giả Song Nhị mà là tâm sự mênh mang của cả một dân tộc trong một thời đại câm nín.

Song Nhị đã đứng phắt dậy phá vỡ sự câm nín ấy bằng tâm thanh từ trái tim mình, từ trái tim dân tộc, và từ kiếp NGƯỜI VIỆT NAM trong nửa thế kỷ. Sự thực là đã có một địa ngục Việt Nam. Song Nhị đã sống trong địa ngục ấy và đã tìm thấy được một thiên đường Việt Nam của tình nghĩa Việt, của hy vọng tuy đau thương, của oán hờn trong tha thiết và là của một nhân chứng lịch sử, tuy bão tố lịch sử nhưng vẫn lóe ra ánh sáng của hy vọng, tin yêu.

Một văn phẩm giá trị cao, bát ngát tình người và chất liệu lịch sử. Một con người là NGƯỜI trong lịch sử. Và lịch sử là thân mệnh của cả dân tộc mà con người ấy sống với –  trong danh dự và tư cách con người, rồi trước hết và sau hết là con người Việt Nam muôn thuở.
                                                     
Thủ Đô Thời Báo (Washington D.C 31/3/2010)


LÊ NGUYỄN - Nhà Thơ

... Đọc “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”, đọc nhanh, đọc rút cho “đã”!! Tôi đọc kỹ lại lần thứ hai chương mở đầu – Chương I  (Nạn đói Ất Dậu 1945) mở màn, rồi đến màn Đấu Tố dã man! Ân nghĩa “chén cơm phiếu mẫu” của gia đình tác giả dành cho số bần cố nông, điển hình là chú Cúc, O Thoan... những con người quê hương Nghệ Tĩnh bần cùng, chất phác, một đời dù trước cái chết đối diện vẫn biết “cắn cỏ ngậm vành”. Không! Thà chết, Chịu! Chứ không thể đấu tố ân nhân...

  Tôi, người đọc – hai hàng nước mắt dẫu chưa hề được sống trong cái cảnh tận cùng địa ngục ấy, đã ròng ròng chảy xuống những trang giấy... thơm, cay, nồng mặn khổ đau... như một chia sẻ.

Thế mà – Song Nhị ơi! Triệu tù nhân H.O của chúng tôi ơi! Một tên chóp bu CSVN gộc đã ngoảnh mặt quay lưng đấu tố bố mẹ để làm gương tày đình cho cả một phần thế hệ khổ đau đã bị nhuộm đỏ. Đấy, chương đoạn này như tôi đã nói, chỉ mới là phần dạo đầu của một nhạc khúc đại bi thiết của “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” đã hấp dẫn đến vậy, trung thực đến vậy, còn nói chi đến toàn bộ tác phẩm... Tôi tin chắc đây là một pho tài liệu hiếm, quý, có giá trị vĩnh cửu sẽ giúp các nhà viết sử và và các thế hệ mai hậu thật nhiều.

Tôi hy vọng “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” rồi đây sẽ được chuyển thể thành bộ phim sống động, hấp dẫn, ăn khách, gây tiếng vang lớn không thua kém gì cuốn “Chúng Tôi Muốn Sống” của đạo diễn Vĩnh Noãn, và cuốn phim “Vượt Sóng” (Journey from the Fall), với nữ minh tinh màn bạc Kiều Chinh, và nữ diễn viên Diễm Liên.

Từ những ý nghĩ nhỏ này, tôi lại thấy cái tựa “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” không còn có gì là quá lớn rộng so với nội dung sách như ý nghĩ lúc đầu mà qua thư vừa rồi tôi có đề cập.

Chúc buổi RMS đầu tháng Tư, 2010 tới phải thành công lớn và vô cùng “hoành tráng”!

Lê Nguyễn, Floria
(Việt Nam Thời Báo số 5285 Thứ Bảy, Chủ nhật 3,4 tháng 4.2010)


CAO ÁNH NGUYỆT - Chủ nhiệm/Chủ bút tuần báo Phụ Nữ Cali

... Năm mươi năm quả là một khoảng thời gian quá dài, đủ để một con người sinh ra lớn lên và bước vào tuổi xế chiều. Thế nhưng 50 năm trong cuộc đời của Song Nhị lại gắn liền với vận nước nổi trôi, gắn liền với một giai đoạn lịch sử đầy đau thương và xót xa nhất của dân tộc... Song Nhị không những viết về những tháng ngày tù đày gian khổ và tuyệt vọng, cùng sự chịu đựng tủi nhục của ông và bạn tù mà ông còn làm công việc của nhà biên khảo lịch sử.
Điều này rất cần thiết cho thế hệ con cháu chúng ta về sau. Với cái nhìn sâu sắc, tinh tế, của một người cầm bút, những tài liệu mà ông cung cấp trong Nửa Thế Kỷ Việt Nam thật giá trị...

(trích giới thiệu tác phẩm tại San José - tuần báo Phụ Nữ Cali số 205, ngày 16/4/2010) 


Nói Chuyện Với Thơ

MÙA HÈ CỦA TÔI Nắng ở trên trời, hè - nắng xuống Đã quen rồi từ bao lâu nay Dẫu thiên hạ lắm người than nắng nóng Với tôi thì nắng… ...