Kỳ 6
CHƯƠNG 11
CÁC CUỘC HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CUỘC CHIẾN ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRÀN NHU (*)
Tài liệu sách vở viết về tướng Giáp và Điện Biên Phủ thì quá
nhiều. Nhưng đáng tin cậy là cuốn hồi ký của chính Giáp viết ra. Còn những tài
liệu bên ngoài đáng chú ý hơn cả là cuộc hội thảo gần đây tại Bắc Kinh, Trung
Cộng năm 2004, với các tiêu đề khá hấp dẫn là “Hội Thảo Khoa Học, kỷ niệm 50
năm chiến dịch Điện Biên Phủ, và Hội Nghị Genève tại Bắc Kinh. Vào ngày 19-20
tháng 9 năm 2004, tham gia hội thảo có 31 nhà khoa học và chứng nhân lịch sử.
Về phía Việt Nam có 9 người, Pháp có 4 người, Trung Cộng có 18 người, không
tính một số dự thính là nghiên cứu sinh của Việt Nam, đa số là Tầu. So với hội
thảo “Trận Điện Biên Phủ lịch sử và hồi ức”. Do Đại học Pantheon Sorbone Paris
và Trung Tâm nghiên cứu quốc phòng tổ chức tại Paris ngày 21-22 tháng 11 năm
2003 với khoảng hơn hai trăm người tham dự, và Đại Học Khoa Học Xã Hội liên hệ
với Đại học Sorbone Paris tại Hà Nội ngày 13-14 tháng 4 năm 2004, khoảng 100
người dự, thì hội thảo ở Bắc Kinh quy mô hơn nhiều, và nhiều nhân vật đặc biệt
hơn, nên có vẻ phong phú hơn các cuộc hội thảo khác.
“Mục tiêu của cuộc hội thảo được xác định rõ ràng là sau 50
năm. Các nhà khoa học là ba nước cùng nhau trao đổi những kết quả nghiên cứu
nhằm tiếp cận sự kiện lịch sử một cách khách quan trung thực.
Tinh thần đó đã được biểu thị trong không khí hội thảo được
mọi phía tôn trọng và tuân thủ”.
Ngoài những phát biểu của ban tổ chức và các đại diện các
đoàn trong phiên họp khai mạc và tổng kết. Hội thảo đã nghe và thảo luận 22 báo
cáo khoa học theo ba chủ đề cụ thể:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa của nó cũng như vai
trò quan trọng của Trung Quốc. Với ý nghĩa của nó.
- Chủ đề Trung Quốc và chiến tranh chống Pháp của nhân dân
Việt Nam
do GS. Vân Trang. PGS. Nguyễn Văn Khánh thay nhau chủ trì, có 6 báo cáo:
1) TS. Quách Chí Cương, Trung Quốc và chiến dịch Điện Biên
Phủ.
2) GS. Huques Tertrais nhận thức của Pháp về vai trò của
Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương.
3) Ts. Pierre Journond: Vị trí của Trung Quốc trong quan hệ
Pháp, Mỹ, thời kỳ Điện Biên Phủ.
4) Ts. Hà Tân Thành: Trung Quốc và chiến tranh chống Pháp
của Việt Nam.
5) PGS. Dự Phú Triệu: Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam và mối tình
hữu nghị hai nước Trung-Việt.
6) PGS. Bùi Đình Thanh: Một số vấn đề về Hội Nghị Genève.
Các báo cáo của đoàn Trung Quốc đều đặt cuộc kháng chiến
chống chủ nghĩa thực dân của Việt Nam và trận Điện Biên Phủ trong bối cảnh quốc
tế của chiến tranh lạnh, phân tích yếu tố quốc tế, nhất là sự can thiệp của Mỹ
và sự viện trợ toàn diện mọi mặt của Trung Quốc giành cho Việt Nam theo yêu cầu
của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và sự phân công của Liên Xô.
Nhiều báo cáo và phát biểu nhấn mạnh vai trò của cố vấn quân
sự Trung Quốc trong việc chỉ đạo chiến tranh. Và hết lòng giúp đỡ Việt Nam
theo chỉ thị của Ban lãnh đạo ĐCSTQ. (theo chỉ thị của Ban lãnh đạo Bắc Kinh và
cố vấn Trung Cộng chỉ đạo chiến tranh thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp chỉ còn
là quân cờ) lời người viết trong ngoặc đơn.
Một nhà báo Tầu đã dày công thu thập nhiều hình ảnh, tư liệu
về hoạt động của các Đoàn cố vấn Trung Cộng và những kỷ niệm về những lần gặp
gỡ làm việc giữa cố vấn Trung Cộng với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Đại tá Hoàng
Minh Phương là trưởng đoàn phiên dịch cho đoàn cố vấn quân sự Trung Cộng nói
lên sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, quan hệ thân thiết của các cố vấn Trung
Quốc đối với quân đội Việt Nam và đại tướng Võ Nguyên Giáp, với trưởng đoàn cố
vấn Vi Quốc Thanh, nhiều mô tả cụ thể sống động những buổi gặp gỡ, trao đổi
giữa Vi Quốc Thanh với Võ Nguyên Giáp về thay đổi phương châm tác chiến v.v…
Gs. Huyues Tertrais thay mặt đoàn khoa học Pháp, cho biết
những câu hỏi của phía Pháp được đặt ra, và sự trả lời từ phía Việt Nam và
Trung Quốc. Nhưng sự kiện Điện Biên Phủ còn một số vấn đề phức tạp. Cần được
tiếp tục nghiên cứu trong sự hợp tác của hai phía hay ba phía để tìm ra sự thật
lịch sử theo đúng chức năng và phương pháp luận của khoa học lịch sử. Có điều
không ai phủ nhận là vai trò lãnh đạo chiến tranh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc,
trực tiếp là các cố vấn, và là nước viện trợ quân sự chủ yếu và nắm vai trò
Quốc tế cs trong chỉ đạo chiến tranh. Lợi dụng vị thế địa lý, con đường vận
chuyển duy nhất chi viện quân sự cho Việt Nam. Đồng thời lợi dụng Pháp không
muốn nói chuyện với Việt Minh trên thế yếu, những người lãnh đạo Bắc Kinh tự
cho phép mình đứng ra đàm phán trực tiếp với chính phủ Pháp để thảo luận những
điểm cơ bản cho một giải pháp về vấn đề Đông Dương. Không đếm xỉa gì đến chính
phủ Hồ Chí Minh.
Ngày 17 tháng 6 năm 1944, Chu Ân Lai gặp trưởng đoàn Đại
biểu Pháp G. Bidult đưa ra điều khoản chấp nhận Việt Nam có hai chính phủ Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chính phủ Bảo Đại.
Ngày 23-6- 1954, Thủ tướng Chu Ân Lai lại thỏa thuận với thủ
tướng Pháp Mendes France về việc chia cắt Việt Nam thành hai miền và sẵn sàng
nhìn nhận Đông Dương nằm trong Khối liên hiệp Pháp.
Bàn về nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam,
trong cuốn sách cách mạng. Ông Hoàng Tùng nguyên là Bí thư trung ương Đảng CSVN
đã viết: “Nguyên nhân cuộc đụng độ ở Việt Nam là do quan hệ Mỹ-Trung Quốc.
Năm 1953 Stalin qua đời. Mao cho rằng cơ hội đã đến để đưa chủ nghĩa Mao thành
ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thế giới… Không có sự giúp đỡ của Trung Quốc và Liên
Xô, Việt Nam khó thắng được Mỹ. Nhưng một mặt khác lại phải thấy rằng không có
sự can thiệp và tác động của hai nước đó khả năng Mỹ nhảy vào Việt Nam không
phải tất yếu.” (tuyệt nhiên các hồi ký của các tướng lãnh cộng sản Việt Nam
không hề đề cập một lời nào đến cố vấn Trung Cộng.)
Về cuộc chiến gọi là “chống đế quốc Mỹ xâm lược” có mấy chục
vạn lính Tầu trên đất Bắc? Chúng ta hãy xem chính đại sứ Tầu Trương Đức Duy
viết trong “ Hồi Ký” của y. Tác giả trích dẫn một đoạn dưới đây:
“Ôn lại mối quan hệ Trung-Việt, từ buổi đầu thành lập nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho đến giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, mối quan
hệ hai nước hai Đảng luôn hết sức tốt đẹp và thân thiện. Trong các cuộc Chiến
tranh chống Pháp và Đấu tranh chống Mỹ cứu nước lâu dài của Việt Nam, trong quá
trình khôi phục và xây dựng kinh tế toàn diện của Việt Nam, Trung Quốc đều có
sự ủng hộ và chi viện lớn nhất. Nhất là trong thời khắc ngặt nghèo khi quân xâm
lược Mỹ đem bom rải khắp Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên
bố: “Bảy trăm triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân
Việt Nam, đất Trung Quốc rộng rãi bao la là hậu phương đáng tin cậy của nhân
dân Việt Nam”. Đồng thời, đã điều hơn 32 vạn Giải phóng quân nhân dân Trung
Quốc tới Miền Bắc Việt Nam, kề vai sát cánh cùng quân dân Việt Nam chống trả
lại những trận ném bom rải thảm của bọn giặc trời Mỹ. Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng nói một cách thấm thía: Trung Quốc đối với Việt Nam là “Trăm ơn ngàn
nghĩa vạn tình” và đã dùng câu thơ sâu sắc “Mối tình thắm thiết Việt Hoa, Vừa
là đồng chí, vừa là anh em” để mô tả mối quan hệ thắm thiết giữa hai nước.
(…) Nhưng, ai mà biết được chữ ngờ, sau lưng Hồ Chí Minh,
khi đã giành được thắng lợi trong cuộc Đấu tranh chống Mỹ cứu nước và hoàn toàn
thống nhất, bè đảng do Lê Duẩn cầm quyền đã từ bỏ con đường đúng đắn của Hồ Chí
Minh, trắng trợn thi hành chính sách xâm lược Campuchia, phản Hoa bài Hoa, làm
cho mối quan hệ Trung-Việt cực kì xấu đi, để đến nỗi nhìn nhau như kẻ thù. Từ
đó, mối quan hệ không bình thường đầy bi kịch giữa hai nước đã kéo dài suốt hơn
10 năm.” ( hết lời trích)
(*) Trần Nhu, nguyên là Giaó sư sử học taị Hà Nội. Ông vượt
biên và định cư tại California
vào giữa thập niên 80s. Ông là tác giả tác phẩm biên khảo Thăng Long Xưa Hà Nội
Nay (in năm 2000) và các tác phẩm lịch sử, trong đó có quyển Đại Họa Diệt Chủng
mà tác giả trích dẫn gửi cho chúng tôi trong loạt bài này.
No comments:
Post a Comment