Kỳ 5
TRầN NHU (*)
Trở lại chuyện tướng Giáp, ĐCSVN đã dối trá, lừa đảo, che
dấu sự thật. Nhưng làm sao bưng bít được thiên hạ mãi. Thiên tài quân sự gì mà
muốn thay đổi chiến thuật đánh như thế nào? Giáp cũng không dám qua mặt đoàn cố
vấn quân sự Tầu, mà phải trình bày và xin quyết định của đoàn cố vấn.
Giáp thuật lại trong hồi ký: “Sáng ngày 26- 1- 1954, đồng
chí Vi Quốc Thanh ngạc nhiên nhìn tôi rồi hỏi: “Trận đánh sắp bắt đầu. Đề nghị
đồng chí Võ cho biết tình hình tới lúc này ra sao?”Giáp kể tiếp: “Đó cũng là
vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng chí trưởng đoàn, cuộc trao đổi giữa tôi và
đồng chí Vi diễn ra khoảng nửa giờ. Tôi nghĩ đồng chí Vi không dễ dàng thuyết
phục các chuyên gia (trong đoàn cố vấn) đã cho rằng chỉ có cách đánh nhanh,
thắng nhanh mới dành được thắng lợi.”(7)
Trong lúc bàn bạc với các sĩ quan dưới quyền trong Ban tham
mưu về chiến dịch Điện Biên Phủ, người đưa ý kiến đánh nhanh, người cho rằng
không nên phải hy sinh rất nhiều… cần đánh chậm ăn chắc. Ông Giáp chỉ biết tổng
kết các ý kiến rồi đem trình bày với Vi Quốc Thanh những điều đã thảo luận. Chứ
tuyệt nhiên cá nhân Giáp hoàn toàn không có sáng kiến gì hết.
Trong hồi ký ở đoạn này ông ghi: “Tôi cần gặp trưởng đoàn cố
vấn quân sự bạn, hy vọng sẽ có sự đồng tình. Lựa chọn phương án đánh nhanh
thắng nhanh”.
Trời ơi! Làm Bộ trưởng quốc phòng, kiêm Tổng tư lệnh quân
đội, chỉ huy chiến dịch mà chỉ dám “hy vọng” trưởng đoàn cố vấn quân sự Vi Quốc
Thanh đồng tình với ý kiến của Đảng ủy mặt trận đưa ra, chứ không dám tự mình
quyết định. Dù là ngược, dù là xuôi với những gì đã được đoàn cố vấn định
trước.
Thử hỏi thiên tài quân sự và vai trò chỉ huy quân đội của
Giáp nằm ở chỗ nào?
Người Tầu nổi tiếng là thâm hiểm, và thường là họ tính rất
xa nên họ cứ để đảng CSVN ca múa nhưng họ nắm quyền hạ màn, và con bài Võ Đại
Tướng “bách chiến bách thắng” đã bị các đồng chí bạn lật ngửa. Khi Vi Quốc
Thanh tuyên bố hắn mới chính là kẻ thắng trận Điện Biên Phủ.
Trong khi đó, cả tướng Giáp lẫn tập đoàn lãnh đạo đảng cộng
sản Việt Nam
“im lặng”. Phải chăng cùng với tên tướng Tầu này, Hồ Chí Minh và ĐcsVN đã nhổ
vào hương hồn bao nhiêu thanh niên Việt Nam đã hy sinh xương máu cho cuộc
chiến tranh chống Pháp.
Tác chiến đợt 3, giành toàn thắng.
“Từ hạ tuần tháng tư, quân Pháp có dấu hiệu tăng quân cho
Thượng Lào, hòng tiếp ứng cho địch đóng giữ Điện Biên Phủ chạy xuống phía nam.
Vi Quốc Thanh lập tức cùng phía Việt Nam nghiên cứu, kịp thời bố trí đề
phòng địch phá vây. Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc căn cứ vào tình
hình quân Pháp tập trung mấy tiểu đoàn lính dù ở Hà Nội, cuối tháng 4 đầu tháng
5 hai lần điện cho Vi Quốc Thanh, nhắc đồng chí đề phòng địch nhảy dù xuống nút
giao thông quan trọng ở hậu phương quân đội nhân dân, để cắt đường tiếp tế, làm
rối loạn hậu phương, và hiệp đồng với quân địch ở Thượng Lào giải vây Điện Biên
Phủ.
Theo chỉ thị của Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Vi Quốc
Thanh lại bàn với Võ Nguyên Giáp, tăng cường hơn nữa bố trí đề phòng quân địch
giải vây ở hai hướng Nam, Bắc. Đồng thời quyết định: các đại đoàn 308, 312, 316
đêm 1/5 mở tấn công cứ điểm tây và đông sở chỉ huy Mường Thanh của quân Pháp,
xiết chặt vòng vây hơn nữa. Trước hết tiêu diệt địch ở các cứ điểm đông sông
Nạm Rốn rút binh lực cơ động để đối phó tình huống bất trắc. Sau khi chiến đấu
bắt đầu, quân đội nhân dân rất nhanh tiêu diệt địch ở cánh sườn cứ điểm C1 và
tấn công cứ điểm 505, 505A v.v... chiến đấu đến ngày 3/5, lại tấn công tiếp cứ
điểm 311A, 311B. Đến đây quân đội nhân dân đã áp sát sở chỉ huy Mường Thanh của
địch.
Vi Quốc Thanh cho rằng, thời cơ tổng công kích Điện Biên Phủ
đã chín muồi. Cùng với phía Việt Nam nghiên cứu, quyết định đêm 6/5
mở tổng công kích. Lúc này, đã đào xong đường ngầm thông sang đường hào cứ điểm
A1, và chôn 1 tấn thuốc nổ. Sau tiếng nổ rền trời của một tấn thuốc nổ ở cứ
điểm A1, cuộc tổng công kích trên toàn tuyến bắt đầu. Tất cả hoả pháo của quân
đội Việt Nam kể cả pháo tên lửa 17 nòng của Trung Quốc trang bị vừa trở ra tiền
tuyến cùng nã vào trận địa quân Pháp, với uy lực to lớn làm sát thương và
choáng váng quân địch. Bọn địch dưới nhà hầm A1 bị thuốc nổ xé xác, bọn tàn
quân trên mặt đất rất nhanh bị quét sạch. Đến sáng 7, tiêu diệt toàn bộ quân
địch ở cứ điểm Châu Ôn, Na Nông, 506, làm cho Mường Thanh mất bình phong cuối
cùng. Quân Pháp thấy rõ thế cờ, tiêu tan hy vọng, lúc 14g ngày 7, lục tục kéo
cờ trắng, nộp vũ khí đầu hàng Quân đội Nhân dân. Thiếu tướng De Castries viên
chỉ huy quân Pháp đã từng hùng hổ một thời cuối cùng cúi đầu, chắp hai tay cùng
nhân viên Bộ Tham mưu của y ra làm tù binh của Quân đội Nhân dân.” ( HKCVTQ, tr
53)
Tài liệu (HKCVTQ)
(3) Tác chiến đợt 3, giành toàn thắng:
“Từ hạ tuần tháng tư, quân Pháp có dấu hiệu tăng quân cho
Thượng Lào, hòng tiếp ứng cho địch đóng giữ Điện Biên Phủ chạy xuống phía nam.
Vi Quốc Thanh lập tức cùng phía Việt Nam nghiên cứu, kịp thời bố trí đề
phòng địch phá vây. Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc căn cứ vào tình
hình quân Pháp tập trung mấy tiểu đoàn lính dù ở Hà Nội, cuối tháng 4 đầu tháng
5 hai lần điện cho Vi Quốc Thanh, nhắc đồng chí đề phòng địch nhảy dù xuống nút
giao thông quan trọng ở hậu phương quân đội nhân dân, để cắt đường tiếp tế, làm
rối loạn hậu phương, và hiệp đồng với quân địch ở Thượng Lào giải vây Điện Biên
Phủ.
Theo chỉ thị của Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Vi Quốc
Thanh lại bàn với Võ Nguyên Giáp, tăng cường hơn nữa bố trí đề phòng quân địch
giải vây ở hai hướng Nam, Bắc. Đồng thời quyết định: các đại đoàn 308, 312, 316
đêm 1/5 mở tấn công cứ điểm tây và đông sở chỉ huy Mường Thanh của quân Pháp,
xiết chặt vòng vây hơn nữa. Trước hết tiêu diệt địch ở các cứ điểm đông sông
Nạm Rốn rút binh lực cơ động để đối phó tình huống bất trắc. Sau khi chiến đấu
bắt đầu, quân đội nhân dân rất nhanh tiêu diệt địch ở cánh sườn cứ điểm C1 và
tấn công cứ điểm 505, 505A v.v... chiến đấu đến ngày 3/5, lại tấn công tiếp cứ
điểm 311A, 311B. Đến đây quân đội nhân dân đã áp sát sở chỉ huy Mường Thanh của
địch.
Vi Quốc Thanh cho rằng, thời cơ tổng công kích Điện Biên Phủ
đã chín muồi. Cùng với phía Việt Nam nghiên cứu, quyết định đêm 6/5
mở tổng công kích. Lúc này, đã đào xong đường ngầm thông sang đường hào cứ điểm
A1, và chôn 1 tấn thuốc nổ. Sau tiếng nổ rền trời của một tấn thuốc nổ ở cứ
điểm A1, cuộc tổng công kích trên toàn tuyến bắt đầu. Tất cả hoả pháo của quân
đội Việt Nam kể cả pháo tên lửa 17 nòng của Trung Quốc trang bị vừa trở ra tiền
tuyến cùng nã vào trận địa quân Pháp, với uy lực to lớn làm sát thương và
choáng váng quân địch. Bọn địch dưới nhà hầm A1 bị thuốc nổ xé xác, bọn tàn
quân trên mặt đất rất nhanh bị quét sạch. Đến sáng 7, tiêu diệt toàn bộ quân
địch ở cứ điểm Châu Ôn, Na Nông, 506, làm cho Mường Thanh mất bình phong cuối
cùng. Quân Pháp thấy rõ thế cờ, tiêu tan hy vọng, lúc 14g ngày 7, lục tục kéo
cờ trắng, nộp vũ khí đầu hàng Quân đội Nhân dân. Thiếu tướng De Castries viên
chỉ huy quân Pháp đã từng hùng hổ một thời cuối cùng cúi đầu, chắp hai tay cùng
nhân viên Bộ Tham mưu của y ra làm tù binh của Quân đội Nhân dân.” ( HKCVTQ, tr
53)
Ghi chú:
Phía Việt cộng:
(1) Những chặng đường lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tr.
98
(2) Quyết Chiến Điện Biên Phủ Trung
(3) “Đường tới Điện Biên Phủ”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhà
xuất bản Quân Đội Nhân Dân, năm 2000, tr. 43.
(4) Sách đã dẫn tr. 100
(5) Sách đã dẫn tr: 109
(6) Dẫn trong sách “Thượng Cam Lĩnh”
(7) “Điện Biên Phủ Điểm hẹn lịch sử”, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, Nhà XB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 13.
(8) “Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử”, sách đã dẫn tr. 136.
(9) Giáp một sự đánh giá. Piter Mac Donald. Sách đã dẫn.
(10) G. Bonnett. Encylopdia Universalis Paris, 1978, tập 7,
tr. 732
-----------------------------------
(*) Trần Nhu, nguyên là Giaó sư sử học taị Hà Nội. Ông vượt
biên và định cư tại California
vào giữa thập niên 80s. Ông là tác giả tác phẩm biên khảo Thăng Long Xưa Hà Nội
Nay (in năm 2000) và các tác phẩm lịch sử, trong đó có quyển Đại Họa Diệt Chủng
mà tác giả trích dẫn gửi cho chúng tôi trong loạt bài này.
No comments:
Post a Comment