Kỳ 4
TRầN NHU (*)
Thiết tưởng, chúng ta cũng nên biết qua về tiểu sử Võ Nguyên
Giáp trước khi nói đến trận Điện Biên Phủ. Ông quê ở làng An Xá, Lộc Thủy, Lệ
Thủy, Quảng Bình. Giáp sinh ngày 28-8-1911, thân sinh ông là cụ Võ Minh Thân,
một nhà nho nghèo. Đến năm 15 tuổi ông được vào Huế theo học ở trường Quốc Học,
sau ra Hà Nội học khoa luật, trường Đại Học Tổng Hợp. Ông đỗ bằng cử nhân, sau
đó dạy trường trung học Thăng Long. Năm 1925 theo cộng sản. Năm 1939, ông cùng
với Phạm Văn Đồng sang Tầu gặp Hồ Chí Minh. Họ Hồ có ý định giới thiệu Võ
Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng đi học quân sự tại Diên An (chiến khu của Mao
Trạch Đông lúc bấy giờ). Qua sự giới thiệu của họ Hồ với ban lãnh đạo ĐCSTQ.
Trong sách Tổng Tập Hồi Ký do nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân
Hà Nội 2006, ông Giáp viết: “Một bữa Bác bảo anh Đồng và tôi: “Các đồng chí sẽ
đi Diên An. Lên trên ấy, vào học Trường Đảng học tập chính trị, cố gắng học
thêm quân sự.” (TTHK trang 20)
Ít ngày sau, cả hai lên đường đi Diên An, nhưng đi được nửa
đường thì Hồ Chí Minh gọi trở lại, lúc đó Pháp đầu hàng quân Đức Quốc Xã. Trong
TT Hồi Ký nơi trang 23, ông Giáp Viết: “Bác nhận định tình hình chung trên thế
giới và ở Đông Dương ngày càng có lợi cho ta. Không nên ở Quế Dương lâu, phải
chuyển về biên giới tìm cách trở về nước hoạt động.” Nhận thấy tình hình thay
đổi nhanh chóng và nôn nóng muốn trở về Việt Nam. Nên Hồ gọi cả Giáp và Đồng
quay lại.
Tháng 5 năm 1941, trở về Cao Bằng, dưới sự chỉ đạo của Hồ
Chí Minh cùng mấy cán bộ xây dựng cơ sở cách mạng. Lập ra Mặt Trận Việt Minh.
Năm 1944, Giáp được Hồ Chí Minh trao trách nhiệm thành lập Đội Việt Nam
tuyên truyền Giải Phóng Quân. Tiền thân của quân đội Nhân Dân Việt Nam
ngày nay.
Làm Đại tướng chỉ huy quân đội một nước mà không học ở một
trường quân sự nào, cũng không hề biết đến cả khái niệm về nghệ thuật chiến
tranh. Theo lời tự bạch của ông trong sách Tổng Tập Hồi ký nơi trang 12, về
nghệ thuật chiến tranh như sau: “Bữa đó, anh Hoàng Văn Thụ đã nói với tôi: Tình
hình này, sớm muộn thế nào bọn Pháp xít cũng sẽ chiếm đóng Đông Dương… Ta phải
chuẩn bị nhiều mặt để phát động chiến tranh du kích.(2) Thời gian lúc ấy là
tháng 5- 1940. Mình không hiểu gì về chiến tranh du kích cả. Khi nghe Hoàng văn
Thụ nói như thế nên một bữa nhân qua thư viện, tôi mượn Tập Bách Khoa Toàn Thư
tìm xem phần giải thích loại vũ khí. Tôi xem kỹ đoạn nói về súng trường và lựu
đạn”(3).
Đọc đoạn hồi ký trên, ta có thể hiểu được rằng kiến thức
quân sự của đại tướng Võ Nguyên Giáp, chỉ đạt đến mức hiểu về súng trường, và
lựu đạn. Còn về chiến lược, chiến thuật quân sự như thế nào thì mù mịt. Cũng
trong Tổng Tập Hồi ký trang 488, ông Giáp ghi: “Ngày 20 tháng 1 năm 1948, Bác
ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Tôi được
trao quân hàm Đại tướng. Các anh Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Văn
Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong thiếu tướng.”
Nhưng vào thời điểm đó, tìm người có tài hiểu về súng trường
và lựu đạn là quá khó đối với cách mạng vô sản.
Nên căn cứ vào tài năng của Giáp. Ngày 20-1- 1948, Hồ Chí
Minh ký sắc lệnh phong hàm Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp.(sắc lệnh số 110)
Đọc sách “Từ Đồng Bằng Đến Điện Biên Phủ” của Đại tướng Lê
Trọng Tấn, “Tiến Công Chiến Lược Đông Xuân” Và “Điện Biên Phủ Chiến Dịch Lịch
Sử” của Đại Tướng Hoàng Văn Thái, Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng. Chỉ xét
về văn phong và kỹ thuật thì Võ Nguyên Giáp ở dưới mức tệ! Tổng Tập Hồi Ký dầy
1358 trang, khổ sách: 19x27. Sách viết một hơi 617 trang không để danh mục,
người đọc chẳng biết chương đó Đại tướng nói về cái gì? Tôi tin trong số gần
100 triệu dân không ai đủ kiên nhẫn đọc được hết cuốn sách này! Chưa hẳn là
công bằng về sử quan, nhưng với vai trò viết sử tác giả hẳn là phải có trách
nhiệm trình bày để người đọc thấy được cả hai mặt trái và phải của các biến cố
hay các sự kiện (tương đối chính xác khi dùng những tài liệu, và phương pháp sử
dụng sử liệu không sử dụng một chiều.)
Sau trận Điện Biên Phủ, các báo chí, kể cả học giả, sử gia
Phương Tây hầu như đều có cái nhìn ngưỡng mộ thiên tài quân sự của Giáp.
Ký giả Piter Mac Donald, người Anh viết: “1944 đến 1975 cuộc
đời tướng Giáp gắn liền với chiến đấu, và chiến thắng, đã làm ông trở thành một
trong những thống soái lớn nhất tất cả thời đại”.(9)
Khiếp! Gì mà ghê gớm đến thế?
Ký giả G. Bonnet người Pháp viết vào tự điển Bách Khoa Toàn
Thư Pháp như sau:
“Là người tổ chức quân đội Nhân Dân Việt Nam Giáp đã thực
hiện một sự tổ hợp độc đáo, thuyết quân sự Mác-Xit kết hợp nhuần nhuyễn với
truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam”.(10)
Donald S. Marshall, ký giả người Mỹ viết: “Đại tướng Giáp vị
tướng 5 sao của quân đội Bắc Việt Nam, kiêm Bộ trưởng quốc phòng là vị tướng
duy nhất được biết đến nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh Đông Dương. Ông đã
có một vị trí trong lịch sử thế giới qua việc lãnh đạo lực lượng Việt Minh đánh
bại lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ”(11)
Mãi cho đến tận bây giờ, mỗi lần nhắc đến biến cố Điện Biên
Phủ, thì họ lại nhắc đến tướng Giáp. Tuần báo Time trong số đặc biệt kỷ niệm 60
năm ra đời của ấn bản Times
Tại Á Châu (Times Asia), ngay trang bìa với đề tài nổi
“Những vị anh hùng châu Á. Việt Nam
có hai nhân vật kiệt xuất. Đó là thiền sư Nhất Hạnh, một thầy tu (bất hạnh), và
một Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giấy bồi). Theo ký giả Kay Johnson thì tướng
Giáp chiến thắng quân Pháp tại Điện Biên Phủ. Ông đã mở đường cho sự cáo chung
của chủ nghĩa đế quốc”
( Times Asia Magazine
11-13- 2006. b. số 20)
Nhiều người phương Tây đã đánh giá tướng Giáp là một nhân
vật kiệt xuất, có thiên tài về quân sự. Thật là tội nghiệp cho họ và buồn thay
cho chúng ta là người Việt Nam,
mong muốn hơn ai hết đất nước có một vị tướng tài lại được thế giới ngưỡng mộ
thì ai chẳng tự hào, nhưng sự thật thì đáng xấu hổ.
Đối với những người không chịu nghiên cứu tường tận, và
nghiêm túc thì sẽ không có cái nhìn khách quan đứng đắn “thật giả bất phân”.
Chắc sẽ dẫn tới những hậu quả tai hại, không những gây nguy hiểm cho người đọc
mà còn đối với xã hội và lịch sử. Qua lăng kính của họ tất cả hình ảnh về một
nhân vật bị biến dạng…
Muốn viết lịch sử là phải học lịch sử, phải thấm nhuần lịch
sử, phải hàm dưỡng cho được cái trí lực và tư cách của các nhân vật lịch sử.
Đây cũng là nhân cách của sử gia. Nếu không có đạt được
những tiêu chuẩn trên, thì là trò “gian lận”, hoặc là họ yếu kém sự liêm khiết
trí năng. Nhưng thôi, mặc kệ họ.
Chúng ta phải nhận định tướng Giáp qua tư tưởng, hành động
và những “giá trị cụ thể”. Một phần do chính ông đã thú nhận, trong cuốn “Điện
Biên Phủ Điểm hẹn Lịch Sử”, do Võ Nguyên Giáp viết, XB năm 2000. Cũng trong
sách này, Giáp đã giải thích các thắc mắc về chiến thuật nổi tiếng về đánh giao
thông hào tại lòng chảo Điện Biên Phủ do quân Pháp trú đóng.
Sau này người Pháp và cả Phương Tây hết sức ngạc nhiên về
lối đánh độc đáo của Giáp. Nhưng chiến thuật đánh “giao thông hào” lại do chính
cố vấn Tàu Cộng đề ra. Còn Giáp chỉ là kẻ thừa hành. Nếu có sự nghi ngờ, hãy
xem Giáp viết:
“Ngày đầu xuân Giáp Ngọ 1954, tôi sang lán của đồng chí Vi
Quốc Thanh chúc tết Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc vì sự nghiệp kháng chiến của
nhân dân Việt Nam
phải tiếp tục ăn một cái tết ở ngay mặt trận. Đồng chí Vi Quốc Thanh vui vẻ chúc
mừng. Đồng cho biết: Sau khi phân tích rõ về chỗ mạnh chỗ yếu của địch và ta.
Các cố vấn đều nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch. Đồng
chí đã đề nghị Quân ủy trung ương và bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân Dân
Trung Quốc gửi sang gấp những tài liệu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới nhất
ở Triều Tiên, nhất là kinh nghiệm xây dựng trận địa chiến đấu đường hầm, kể cả
cuốn “ Thượng Cam Lĩnh”, để bộ đội Việt Nam tham khảo.(6)
Qua lời kể đó, chúng ta thấy chính Giáp đã nhìn nhận rằng chính
các cố vấn quân sự Trung Cộng chỉ huy hướng dẫn mọi mặt. Trong trường hợp này
là Vi Quốc Thanh đã chủ trương thay đổi phương châm tác chiến trong trận Điện
Biên Phủ. Một trong những sự thay đổi đó là đánh bằng giao thông hào. Nghĩa là
Giáp chỉ là công cụ thừa hành tất cả những sự chỉ đạo do đoàn cố vấn Trung Cộng
đưa ra mà thôi. Chứ bản thân Giáp không có một sáng kiến nào, không có tài cán
gì về quân sự.
Hào quang chiến thắng Điện Biên Phủ mà bấy lâu nay ĐCSVN vẫn
thường gán cho Giáp. Lẽ ra phải nên gán cho Vi QuốcThanh và đoàn cố vấn trung
Quốc mới đúng… (Mới đây theo báo Quân Đội Nhân Dân, đài phát thanh Quốc Tế
Trung Quốc và nhiều trang mạng.viết: “Trong chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 21 tới
ngày 28 tháng 4 năm 2010 của BTQPVN Phùng Quang Thanh vừa chân ướt chân ráo tới
đất Tầu, Thanh cùng vợ đã đến gặp các vị “Thân nhân của các tướng Trần Canh, Vị
Quốc Thanh… để tỏ lòng biết ơn. Những người có công trong cuộc kháng chiến
chống Pháp.”
Việc họ Phùng mang phu nhân đi theo, đây là chuyện hy hữu
bởi xuất ngoại mang phu nhân theo thường chỉ là hàng nguyên thủ quốc gia, chứ
giới tướng lãnh chỉ có đi vào đền miếu cúng thần trước ra trận thôi. Không biết
tướng Thanh và phu nhân có đến đền thờ Mã Viện ở thành phố Đông Hưng, tỉnh
Quảng Tây hay không? Người Việt Nam
từ trẻ đến già ai cũng biết Mã Viện là một tên tướng hung hiểm chủ trương tiêu
diệt cả dân tộc ta: “Đồng Trụ Chiết Giao Chỉ Diệt,” chúng là giặc phương Bắc.”
Thế nhưng những kẻ lãnh đạo ĐCSVG lại coi giặc là đồng chí anh em, tôn sùng các
tên tướng giặc. Chúng luôn luôn tìm cách cấu kết với giặc: “trên một tầng cao
mới” (lời TBTĐCS Nông Đức Mạnh), là ngấm ngầm đưa đoàn văn công tỉnh Quảng Ninh
đã đóng vai Hai Bà Trưng đến khấn vái, sụp lạy, trước tượng Mã Viện làm nhục
Hai Bà, làm nhục quốc thể đến thế là cùng! (xin xem chương 81)
(còn nữa)
-----------------------------
(*) Trần Nhu, nguyên là Giaó sư sử học taị Hà Nội. Ông vượt
biên và định cư tại California
vào giữa thập niên 80s. Ông là tác giả tác phẩm biên khảo Thăng Long Xưa Hà Nội
Nay (in năm 2000) và các tác phẩm lịch sử, trong đó có quyển Đại Họa Diệt Chủng
mà tác giả trích dẫn gửi cho chúng tôi trong loạt bài này.
No comments:
Post a Comment