Monday, November 11, 2013

Giở Chồng Sách Cũ (2)




Mấy nghìn năm trước, Khổng Phu Tử đã đề ra học thuyết “Hình Nhi Hạ” để chỉ cái hữu hình, cái vật chất, cái áo cơm, cái ăn, cái mặc; và “Hình Nhi Thượng” để chỉ cái vô hình, cái phần tinh túy, cái giá trị tinh thần của cuộc sống.

Xã hội miền Nam và cả nuớc sau ngày 30-4-1975 đã bị thứ “hạ tầng cơ sở” hủy diệt thứ “thượng tầng kiến trúc” của con người. Ngạn ngữ có câu: “Miếng ăn là miếng nhục”. Và người cộng sản đã xử dụng miếng ăn để hạ thấp phẩm giá, nhân cách, để hạ nhục con người – con người trí thức, khoa bảng hay dân dã bình dân không thoát khỏi cái thường tình của nhu cầu vật chất. Chúng tôi biết điều đó và chúng tôi đã phải nhiều phen chống chỏi với điều đó.

Tết Canh Thân 1980, gia đình cô em gái và ông anh bà chị của tôi, từ Hà Tĩnh gửi vào traị tù cho tôi một gói quà gồm hai ký nếp, một ký đậu đen và một ký đường cát. Đó là món quà của cô em gái và ông anh bà chị đã 25 năm chưa gặp lại nhau. Tôi cảm động, vui mừng một phần vì nghĩ rằng thế là tôi có một cái Tết “linh đình”, nhưng phần khác vì sợi dây máu thịt của Mẹ cha như vừa nối liền lại giữa anh chị em chúng tôi sau đúng một phần tư thế kỷ cách ly vì mối hận sông Gianh, Bến Hải chia đôi hai miền đất nuớc!
……………..
Người nữ cán bộ lấy gói quà, mở ra và câu nói mở đầu của bà ấy là: “Nghệ Tĩnh mà có nhiều nếp gạo thế này cơ à”. Tôi im lặng vì đó không phải là câu hỏi dành cho tôi và giọng điệu đã nói lên một cái gì đó của ganh tức, nếu không phải là thù hận. Rồi người nữ cán bộ hất hàm:
- “Gói quà của anh chúng tôi giữ lại đấy nha!”
Quả thật, quyết định đó của người nữ cán bộ hoàn toàn ngoài dự đoán của tôi. Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao, Cán bộ?
- Nội quy cấm đun nấu. Không được mang thức ăn sống vào trại.
Tôi vẫn ôn tồn:
-  Tôi thấy vừa rồi các anh khác được mang vào tất cả, cũng gạo, nếp, đậu và còn nhiều hơn những thứ này.
Bà cán bộ trả lời tôi:
- Chúng tôi giải quyết từng trường hợp.
…………..

Tất cả những thứ đó bây giờ nhìn lại chỉ là một phần của hạt bụi rơi rớt dọc đường. Nhưng chỉ những người trong cuộc, chỉ những người từng bước qua đoạn đường đó mới thấm cảm được nỗi buồn nhân thế.

Đến giờ này, thật sự lòng tôi có nhiều ân hận xốn xang. Tôi thật lòng thương hại người nữ cán bộ đó, cũng như những người công an mà tôi từng tỏ thái độ cự nự, khó chịu. Chúng tôi đã từng là những kẻ một thời hưởng thụ trong xã hội miền Nam sung túc, đã từng ăn ngon mặc đẹp, lên xe xuống ngựa, nhưng vơí họ trước khi khoác bộ áo quần cán bộ, công an, họ từng lam lũ, đói rách, thiếu thốn.

Biết đâu người nữ công an kia đang có những đứa con nheo nhóc, rách rưới ở nhà. Biết đâu chính bà ta cũng đang thèm thuồng đói khát như những người tù chúng tôi lúc đó. Nhiều lần tôi đã thổ lộ với nhiều bạn hữu niềm ân hận của tôi khi tôi giằng lấy từ tay người cán bộ cái thìa Inox USA, loại thìa phát cho quân đội trước 75, cái thìa ấy với tôi lúc đó là một đồ dùng cần thiết hàng ngày vì tôi không thể ăn bốc… 
  *(Nửa Thế Kỷ Việt Nam, Cội Nguồn 2010)

No comments:

Post a Comment

Nói Chuyện Với Thơ

MÙA HÈ CỦA TÔI Nắng ở trên trời, hè - nắng xuống Đã quen rồi từ bao lâu nay Dẫu thiên hạ lắm người than nắng nóng Với tôi thì nắng… ...