Tôi vừa nhận đưọc Cáo Phó do anh Đỗ Bình chuyển qua email thông báo đến bạn hữu về sự ra đi bất ngờ của nhạc sĩ Trịnh Hưng, rồi tôi lai nhận tin tiếp từ anh Song Nhi thông báo vừa đăng tải bài viết của NS Trịnh Hưng và mục Cáo Phó lên trang web Cội Nguồn, và theo link của anh Song Nhị vào đọc ....
http://coinguon-vietliterature.org/ hoac
http://www.coinguon-vietliterature.org
Tôi vào trang web xem thử, thấy cũng rất khang trang và dễ tìm các mục tin tức lẫn truyện ngắn và bài viết của những cây bút khá quen thuộc như Tràm Cà Mau, Quan Dương, Cao Nguyên, Xuân Bích, Tô Thùy Yên, Sưong Mai, Âu Tím, Vũ Thị Thiên Thư... Tôi tiếp tục xem tới gần cuối trang, mục này đây đập vào mắt tôi và tò mò tôi mở đọc.
Tôi vào trang web xem thử, thấy cũng rất khang trang và dễ tìm các mục tin tức lẫn truyện ngắn và bài viết của những cây bút khá quen thuộc như Tràm Cà Mau, Quan Dương, Cao Nguyên, Xuân Bích, Tô Thùy Yên, Sưong Mai, Âu Tím, Vũ Thị Thiên Thư... Tôi tiếp tục xem tới gần cuối trang, mục này đây đập vào mắt tôi và tò mò tôi mở đọc.
3O THÁNG TƯ
KÝ ỨC BÀI HỌC ĐỔI ĐỜI
SONG NHỊ
Tôi dạy học ở trường
Trung Học Phan Sào Nam Sài Gòn từ năm 1966 đến năm 1975, trừ một niên khóa gián
đoạn khi tôi vào quân trường Thủ Đức. Vài tuần lễ sau khi cộng sản tiếp thu Sài
Gòn, mùi vị cay đắng tôi nếm thử đầu tiên trong cuộc đổi đời ấy là khi tôi tham
dự buổi họp bàn giao cơ sở Trường Trung Học Phan Sào Nam Sài Gòn cho “Sở Giáo
Dục và Hội Nhà Giáo Yêu Nước” thành phố. Buổi họp, phía “bị cáo” gồm Ban Giám
Đốc với Nghị Sĩ Thái Lăng Nghiêm (Hiệu Trưởng), các ông Phạm Thanh Giang (Giám đốc),
Phạm Chí Chính (Giám Học), Đỗ Văn Khuôn (Tổng Giám Thị). Một số giáo sư cùng
các giám thị, nhân viên văn phòng và lao công... tôi không nhớ hết tên. XEM TIEP...
http://www.mienthuy.com/tuybut-thaytoi_Songnhi.htm
-----
-----
------
Lặng người đi thật lâu, ký ức tôi lại quay về với thời gian cũ và bóng dáng ngôi trường thân yêu Phan Sào Nam nằm gần cuối góc đường Phan Thanh Giản và Ngã Bảy Sài Gòn. Bạn bè cũ và các thầy của tôi nơi đây ít nhiều làm tôi vẫn còn nhớ đến, tôi nhớ vài đứa bạn như Lê thị Bế ở cư xá Phú Thọ, Nguyễn Thị Hoà ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật gần phía nhà tôi, Châu Thị Mười cô bạn ngồi cạnh tôi, Trần Thị Bích Phượng rất xinh gái, Nguyễn Thị Phụng, Lâm Hoàng Hoa nổi tiếng với mái tóc dài liêu trai, Nguyễn thị Đào, Nguyễn Thị Lượm, Nguyễn Thị Hải, Thái Thị Phương thì hơi lai chà vì có làm da ngâm đen nhưng có duyên, về bạn trai tôi chỉ nhớ mỗi tên Ngô Công Đức. Riêng Hải và Bế có biệt tài viết kiểu chữ Gotich và trang trí bài vở đẹp nhất lớp v.v..
Lặng người đi thật lâu, ký ức tôi lại quay về với thời gian cũ và bóng dáng ngôi trường thân yêu Phan Sào Nam nằm gần cuối góc đường Phan Thanh Giản và Ngã Bảy Sài Gòn. Bạn bè cũ và các thầy của tôi nơi đây ít nhiều làm tôi vẫn còn nhớ đến, tôi nhớ vài đứa bạn như Lê thị Bế ở cư xá Phú Thọ, Nguyễn Thị Hoà ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật gần phía nhà tôi, Châu Thị Mười cô bạn ngồi cạnh tôi, Trần Thị Bích Phượng rất xinh gái, Nguyễn Thị Phụng, Lâm Hoàng Hoa nổi tiếng với mái tóc dài liêu trai, Nguyễn thị Đào, Nguyễn Thị Lượm, Nguyễn Thị Hải, Thái Thị Phương thì hơi lai chà vì có làm da ngâm đen nhưng có duyên, về bạn trai tôi chỉ nhớ mỗi tên Ngô Công Đức. Riêng Hải và Bế có biệt tài viết kiểu chữ Gotich và trang trí bài vở đẹp nhất lớp v.v..
Còn thì thầy dạy môn sử địa là thầy Lâm, tôi mến thầy nhất
và vì thế nên tôi rất ư là chịu gạo bài để lấy điểm cao cho môn này. Mà thầy
giảng về sử thì cả lớp đều thích lắng nghe và mong tiếng chuông báo hiệu hết
giờ đừng chấm dứt. Rồi thì thầy Đức dạy môn Hoá dáng rất thư sinh, người cao
dong dỏng, thầy có biệt tài đánh đàn Guitar và hát hay. Thường mỗi cuối khóa
chấm dứt niên học để nghĩ hè, chúng tôi thường yêu cầu thầy mang đàn vào hát hò
hay đàn cho chúng tôi nghe. Rồi thầy dạy môn vạn vật và vật lý là thầy Tạ Chí
Đông Hải, thầy Phuớc dạy môn hình học, thầy Phước đặc biệt là nghiện thuốc lá,
thầy hút thiếu điều cháy phổi mà vẫn không bỏ nhưng thầy dạy nổi tiếng về giảng
bài rất hay và dễ hiểu. Còn những môn khác thì tôi cũng quen béng mất tên thầy
tôi và cũng không nhớ nổi đến gương mặt hay dáng nét của các thầy nữa ...
Tôi nhớ là tôi thường hay giữ sổ điểm cho lớp và giúp thầy giám thị cộng điểm cuối tháng, tôi có tài tính nhẫm và cộng điểm rất nhanh nên thường được tín nhiệm và nhận lãnh công việc của lớp. Tôi còn nhớ truờng thường cấp phát bảng danh dự từ hạng nhất cho tới hạng chín riêng cho các em có số điểm cao trong tháng về tất cả các môn học. Chưa bao giờ tôi nhất lớp mà chỉ từ hạng năm sáu trở đi, những tấm danh dự đó tôi cất kỷ cho đến ngày 30 tháng tư mới hủy bỏ.
Vào những năm học lớp đệ ngũ, đệ tứ (lớp 8 &9), thời gian này tôi theo nhóm bạn xuống đường chống tăng học phí, nhưng kết quả thì một đưá trong nhóm tôi bị bắt và nhốt mấy tháng. Sau đó tôi tham gia vào đoàn Công tác Xã Hội trực thuộc bên Tổng Hội Sinh Viên Học Sinh Sàigon.. Nhưng rồi tôi cũng phải từ giã ngôi trường để chuyển sang trường khác thời gian sau đó ...
=
Bây giờ ngồi đây nhớ lại một thời đã qua với từng ấy kỷ
niệm thời cắp sách chưa quên trong tôi, lại biết thêm được thầy cũ của tôi cùng
dưới mái trường năm xưa đó, mà bao lâu nay tôi vẫn còn liên lạc và nhận báo đều
do thầy gửi, làm tôi lại thấy nhớ đầy thêm những kỷ niệm. Tôi đâu ngờ trái đất
vẫn tròn, để cho tôi tìm lại thầy tôi, thế mà cũng đã lâu, tôi nhớ ngày còn góp
mặt trong trang web Trinh Nữ, nhiều bài thơ quê hương viết về tâm sự người lính
và cuộc chiến của nhà thơ Song Nhị
đã làm tôi cảm động vì có những đoạn anh viết tôi đọc mà nước mắt rưng rưng,
tôi nhớ sau mỗi bài thơ nào mà tôi cảm nhận được trong trang thơ anh, tôi
thường viết vào đấy chia sẻ. Lúc ấy chưa biết anh ra sao nhưng từ những cảm
nhận trong mỗi bài thơ hay đoạn văn anh viết, tôi như gần gủi với anh về cái
tên Song Nhị chính bút hiệu của anh. Từ đó tôi vẫn giữ mối dây liên lạc cho đến
ngày tôi sang Cali năm ngoái và lần ghé thăm anh
Mạc Phương Đình tại San Jose, lần ấy chị Sương Mai đến thăm tôi khi biết tin tôi
qua chơi. Chị Sương Mai có hẹn tôi tạt qua thăm anh Song Nhị vì chị cũng quen
biết và thường đóng góp bài vở cho trang báo này. Và buổi chiều hôm ấy, tôi
cùng chị Sương Mai có ghé thăm anh, lúc đó tôi mới thật sự biết anh ngoài
đời, nhìn mái tóc anh và cơ sở ấn loát tờ báo Nguồn mà tôi chỉ nghe và biết đến
qua trang NET mà thôi. Anh rất bận bịu với tạp chí Nguồn hiện nay của anh và
cầu mong tạp chí Nguồn sẽ còn tiếp tục ấn loát và đến tay đọc giả khắp mọi nơi
... Tạp chí Nguồn cũng đã giữ uy tín trong nhiều năm qua về sự phát hành đúng
thời hạn và những cây viết đã cộng tác cho tạp chí này rất được tín nhiệm.
Riêng tôi, vẫn ước mong và chúc sức khoẻ đến Thầy tôi, để thầy còn tiếp tục làm tròn trách nhiệm đã được giao phó. Và tờ báo Nguồn sẽ sống mãi và là món ăn tinh thần trong lòng Người Việt Tha Phương. Và Thầy ơi, nhìn lại thầy mới biết thời gian làm thầy già đi nhiều với mái tóc pha sương trắng, nhưng vẫn diễm phúc cho tôi khi tôi còn nhìn thấy và biết thầy của tôi vẫn còn đây....
Riêng tôi, vẫn ước mong và chúc sức khoẻ đến Thầy tôi, để thầy còn tiếp tục làm tròn trách nhiệm đã được giao phó. Và tờ báo Nguồn sẽ sống mãi và là món ăn tinh thần trong lòng Người Việt Tha Phương. Và Thầy ơi, nhìn lại thầy mới biết thời gian làm thầy già đi nhiều với mái tóc pha sương trắng, nhưng vẫn diễm phúc cho tôi khi tôi còn nhìn thấy và biết thầy của tôi vẫn còn đây....
Miên Thụy
Netherland, Europe
No comments:
Post a Comment