MỤC LỤC
Tìm tác giả & số trang theo mẫu
tự A, B, C
PHẦN I
Chương I - Thơ Song Nhị
Giòng Sử Thi Buồn Của Đất Nước (**) tr.13
Nhận Định của: Diên Nghị 68 Diệu Tần 98 Duy Năng 155
Đặng Lệ Khánh 166 Đoàn Yên Linh 158 Đỗ Hữu 104 Hà Trung Yên 113 Hà
Thượng Nhân 157 Hoàng Vũ Đông Sơn 81 Kha Lăng Đa 153 Lâm Thùy Giang 108
Lê Nguyễn 152 Nhất Thanh 162 Nhật Thịnh 158 Nguyễn Thùy 31 Ngô Đức Diễm
120 Phan Bá Kỳ 145 Phan Bá Thụy Dương 124 Phương Hoa Sử 111 Sa Giang 14
Trần Tuấn Kiệt 14 Trần Kiêm Đoàn 26 Tường Lưu 161 Việt Thần 14 Võ Ý
149
Chương II - Vai Trò Và Sứ Mệnh Của Thi Sĩ tr.
181
Cao Mỵ Nhân 198 Cao
Nguyên 238 Cung Diễm 269 Duy Năng 223 Hàn Thiên Lương 281 Hà Trung Yên
285 Hương Giang 265 Luân Hoán 271 Minh Đạo 294 Như Hoa-Ấu Tím 243
Ngọc Loan 297 Phan Thị Ngôn Ngữ 208 Song Thi 260 Sương Mai 254 Thường
Quân 275 Tuệ Nga 183 Vi Khuê 189 Võ Ý 249 Vương Nhân 291
Chương III -
Khúc Tâm Giao 305
Cao Nguyên 332 Cung Diễm 325 Hoàng Cầm 306 Hà Thượng
Nhân 308/310 Huệ Thu 317 Nguyễn Phúc Sông Hương 328 Quang Tuấn 324 Quế
Hoa 327 Thảo Chi 324 Thường Quân 330
Tuệ Nga 309/326
PHẦN II
Phụ Lục 1 – Ý Kiến. Nhận Định tác phẩm
NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM tr.335
Cao Thế Dung 336 Cao Ánh Nguyệt 357 Diên Nghị 365
Dương Quân 379 Đoàn Thanh Liêm 360 Đỗ Tiến Đức 343 Đỗ Bình 374 Giao Chỉ
366 Hàn Phong Cao 367 Hà Bắc 379
Lê Đình Cai 337 Lê Văn Hải 375 Lê Nguyễn 355 Lê Thanh Phong 380
Nguyễn Ngọc Bích 371 Như Thương 382 Phong Thu 351 Thanh Thương Hoàng 363
Thư Sinh 377 Tôn Thất Tuấn 381 Võ
Ý 358
Phụ Lục 2 – Những Tâm Khúc phổ thơ Song Nhị
tr.379 với các Nhạc Sĩ:
Anh Việt Thanh Đào Nguyên Hiếu Anh Hoàng Dung Lê Quốc
Tấn Lynh Phương Minh Sơn Ngọc Loan Nguyên Nhu Nguyễn Hữu Tân
Tô Dương Tử Trần Hưng Nguyên Trần Thị Thu Thu Trọng
Minh Vĩnh Điện Võ Tá Hân Vũ Đức Nghiêm
----------------------
(*) Tranh bìa Họa sĩ Huỳnh Ngọc Điệp tặng tác giả (SN)
trong cuộc triển lãm tại PhòngThông Tin Đô Thành,
Saigon ngày 4 tháng 10 năm 1971.
(**) Chữ của TS. Trần Kiêm Đoàn
***
Thân tặng và tri ân
quý tác giả, nhà thơ và nhạc sĩ hội ngộ trong tác phẩm này
Dòng Thơ chảy đọng Niềm
Thân Ái
Ngọn Búùt trôi mềm Nỗi
Xốn Xang
Song Nhị
********
VÀO TẬP
Một Ý Kiến Về
Giới Thiệu Tác Phẩm & Phê Bình Văn Học
Như có lần tôi đã trình bày trong một trang viết đăng trên
tạp chí Nguồn số 54 về sự tương quan như thế nào giữa việc giới thiệu một tác
phẩm và bộ môn Phê Bình Văn Học.
Xin thưa, viết tựa cho một quyển sách hay giới thiệu một tác
phẩm là một việc làm mang tính ước lệ. Người viết thường trích dẫn từ trong
sách những đoạn văn, những câu thơ ưng ý để minh họa cho nhận định mà mình đồng
cảm, tâm đắc với tác giả. Người giới thiệu
tác phẩm thường có vai trò khác với độc giả của tác phẩm đó – nghĩa là
không làm công việc bình phẩm khen chê.
Về bộ môn thơ, có một nhận định chung là tất cả các tập thơ
- của bất kỳ tác giả nào, không phải toàn bộ thi phẩm đều là những bài thơ có
cùng phẩm chất. Và rằng một người làm hàng trăm bài thơ, có được năm, ba bài;
hoăc năm, bảy câu thơ được người đời nhắc nhở, truyền tụng thì đó là một tác
giả thành công và là một nhà thơ thành danh.
Người thưởng ngoạn thơ, khi đọc một bài thơ, một tập thơ,
cảm xúc của người đọc sẽ hòa lẫn vào cảm xúc của người viết. Tác giả truyền dẫn
tâm sự của mình vào tâm hồn người đọc nếu bài thơ được viết ra từ rung cảm, từ
sự trăn trở, từ nỗi niềm tận đáy lòng mình. Ngược lại là những bài thơ khó làm
rung động lòng người, dù bài thơ vẫn nghiêm chỉnh ngữ nghĩa, vần điệu, niêm
luật.
Người đọc tác phẩm và giới thiệu đến độc giả tác phẩm đó rất
khác với công việc phê bình tác phẩm. Người giới thiệu tác phẩm cũng có vai trò
như một độc giả, đọc và thưởng thức nội dung tác phẩm rồi lượm lặt ra những bài
thơ, đoạn thơ, câu thơ tâm đắc ưng ý mà viết ra, nói ra chia sẻ với người khác.
Người giới thiệu tác phẩm không làm công việc của nhà phê
bình: tìm tòi, phân tích những cái hay, cái dở trong từng câu từng đoạn - văn
cũng như thơ. Và sau cùng có thể định hình một cách khách quan giá trị nội dung
của tác phẩm. Nhờ đó tác giả có thể nhìn nhận (hoặc phủ nhận) ý kiến của nhà
phê bình, một cách không chủ quan, để hoàn chỉnh lại tác phẩm của mình. Và độc
giả cũng nhờ đó mà tìm được những tác phẩm ưng ý.
Bộ môn phê bình văn học đã bị bỏ trống từ nhiều thập niên ở
trong nước và hoàn toàn thiếu vắng ở hải ngoại.
Từ thời Đệ nhất Cộng Hòa, sau Bản tuyên bố trong cuộc hội
thảo về “Vấn đề phê bình văn nghệ” tổ chức ngày 15 tháng 1 - 1967 tại Chợ Lớn,
với trên 250 nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, ký giả, sinh viên tham dự... cho
đến nay chưa có một cuộc tập họp nào thảo luận về đề tài này. Sở dĩ người ta
“tránh né” vì Phê bình văn học “chính là một nguồn dư luận, với một chủ đích
nhất định, nhưng lại khó chấp nhận ở loại công chúng chủ động...” (*). Bất cứ
một tác phẩm nào muốn gây được sự chú ý của dư luận và muốn được dư luận chú ý
thì phải chấp nhận “bị ném đá” như câu ngạn ngữ khá phổ biến trong giới văn
nghệ: “Chỉ những cây có quả mới bị ném đá”.
Trong “Lời Rao Giảng Của Thơ”, Chương I - Thơ Song Nhị -
Giòng Sử Thi Buồn Của Đất Nước (*) là phần giới thiệu thơ Song Nhị của những
cây bút quen thuộc như: Trần Tuấn Kiệt, Trần Kiêm Đoàn, Nguyễn Thùy, Diên Nghị,
Hoàng Vũ Đông Sơn, Phan Bá Kỳ, Diệu Tần, Hà thượng Nhân… mà không phải là Phê
Bình Văn học. Các tác giả chỉ lượm lặt ra những câu thơ, ý thơ hay, cốt lõi để
giới thiệu…
Cũng vậy ở Chương II – “Vai Trò Và Sứ Mệnh Của Thi Sĩ” là
phần nhận định của tôi về thơ của các tác giả: Tuệ Nga, Vi Khuê, Cao Mỵ Nhân,
Phan Thị Ngôn Ngữ, Cao Nguyên, Cung Diễm, Duy Năng, Hương Giang, Hàn Thiên
Lương, Hà Trung Yên, Luân Hoán, Song
Thi, Sương Mai, Thường Quân, Võ Ý, Vương Nhân cũng cùng “thể loại” với các tác
giả viết về thơ tôi.
Nói chung trong cả hai chương I và II đều có một cách viết
giống nhau, đúng như tựa đề quyển sách “Lời Rao Giảng Của Thơ”.
Tuy nhiên, là những người cầm bút (tự trọng), chúng tôi chịu
trách nhiệm về những bài viết của mình trước dư luận. Trong phần viết về thơ
Phan Thị Ngôn Ngữ, tôi có lời bộc bạch như sau:
“Tôi không có ý cường điệu khi đưa ra nhận định này. Tôi
không viết cho tôi và cũng không phải viết cho tác giả. Sự khen chê thiếu vô tư
trong sáng sẽ là điều lố bịch”. (trang 200)
Nhân dịp ấn ấn hành tác phẩm này, đây là lúc tôi có cơ hội
được nói lời cảm tạ tấm thịnh tình của các nhà văn, nhà thơ trong Chương I đã
ưu ái dành cho tôi những bài nhận định công phu sắc bén về Thơ Song Nhị.
Đây cũng là dịp tôi được nói lời cảm tạ đến các Nhạc sĩ đồng
cảm đã đem thơ Song Nhị lồng vào dòng nhạc của các bạn. Số nhạc phẩm tôi có khá
nhiều, nhưng cho tới nay chỉ mới thực hiện được một CD “12 Tâm Khúc…”. Có một
số bản nhạc của các nhạc sĩ Tô Dương Tử (Saigon 1969) và NS Hiếu Anh (Hoa Kỳ)
đã qua đời, cùng một số bản nhạc khác bị thất lạc nên không có để in vào trong
sách. Xin cáo lỗi cùng các vị.
Sau cùng xin được nói lời cảm tạ đến các nhà thơ đã ủy thác
cho Cội Nguồn xuất bản tác phẩm để tôi có dịp được đọc và viết về thơ của quý
vị.
Xin cảm ơn nhạc sĩ trần Hưng Nguyên, người bạn tù và cũng là
bạn văn nghệ đã niệt tình giúp tôi trong phần kỹ thuật thực hiện CD và các bản
nhạc.
Sau hết, tôi xin cáo lỗi với một số nhà thơ khác như Ngân
Phi Thư (Australia), Việt Bằng, Duy An Đông, Ngô Đức Diễm, Kha Lăng Đa, Mạc
Phương Đình, Mặc Lan Đình, Lê Nguyễn…. mà bài viết của tôi về thơ của các vị
phần bị thất lạc, phần chưa hoàn chỉnh nên không in được trong quyển sách này.
Một số bài viết về các tác phẩm văn/truyện của các tác giả
khác sẽ in trong tập “Khoảnh Vườn Văn”, đã hoàn tất bản điện tử và đang chờ
đợi... được ấn hành.
Song Nhị /4 - 2014
-------------------
(*) Những nghịch lý của phê bình - Lại Nguyên Ân
No comments:
Post a Comment