CHƯƠNG DẪN NHẬP
VÀI MẨU CHUYỆN RỜI
Trích đoạn MỘT.
Nhà thơ Hà Thượng Nhân trong bài tựa cho tập thơ Tiếng Hờn
Chiến Mã của tôi, ông viết:
“... Mỗi con người, nhất là những người cầm bút đều có ít
nhiều kỷ niệm đáng trân trọng. Viết chính là để “trang trải nỗi lòng”. Con
người vốn là một con vật xã hội. Chúng ta ai cũng cần bạn bè, cần chia sẻ nỗi
ước mong, biến cái khoảnh khắc hết sức phù du và hữu hạn là cuộc đời thành một
cái gì trường cửu.
“Thơ đối với Song
Nhị, như một cái nghiệp. Mười chín, hai mươi tuổi đã làm thơ. Từ đó cho đến bây
giờ, do một sự ngẫu nhiên lạ lùng, dù ở học đường, dù trong quân ngũ, ở đâu
công việc của Song Nhị cũng gắn liền với báo chí, văn chương...”
**
Năm mươi năm sau, kể từ ngày tôi thực sự dính dáng vào
nghiệp viết lách, nhìn lại, quả đúng như tiền bối Hà Thượng Nhân đã nói.
Như một nghiệp dĩ, năm 1965, tại giảng đường Đại học Vạn
Hạnh, tôi được đề cử làm Trưởng Ban Báo chí Tổng Hội Sinh Viên. Mấy tháng sau
tôi được giao Chủ biên đặc san Xuân Văn Khoa Vạn Hạnh với sự góp mặt của Sinh
viên và các giáo sư của trường. Năm 1966, tôi được đề cử làm Chủ bút Bán nguyệt
san Hướng Đi SV Vạn Hạnh.
Tiếp đến, năm 1968 làm chủ bút đặc san Máu Lửa. Năm 1969 vào
quân trường tôi được mời vào Ban Báo Chí/ Biên tập viên Nguyệt san Bộ Binh. Ra
trường, biệt phái về cơ quan dân sự, tôi đang làm việc tại Sở TB Quốc Ngoại,
hơn nửa năm sau được điều về Sở An Ninh Nội Chính để chuẩn bị công việc ấn hành
một tờ nhật báo của chính quyền - nhật báo Quật Cường.
Định mệnh đẩy đưa từng bước như thế, tôi chẳng bao giờ nghĩ
đến, hay có dự tính.
No comments:
Post a Comment