NGUỒN Magazine
ISSN 2157-6440
Số 62 năm
thứ 13 tháng 7/ 2017
TẠP CHÍ
SÁNG TÁC NHẬN ĐỊNH PHÊ BÌNH
DIỄN ĐÀN
VHNT CỦA CSTV CỘI NGUỒN
Publisher/
Chủ Nhiệm : LÊ VĂN HẢI
Managing
Editor/ Editor-in-Chief/ Chủ Bút: Song Nhị
Subeditor/
Thư ký Tòa soạn : HÙNG VĨNH PHƯỚC
Editors/
Columnists/ Biên tập/ Chuyên mục :
ª DIÊN
NGHỊ ª HÙNG VĨNH PHƯỚC ª CUNG DIỄM ª
***
Từ
Hiện Tượng Đạo Văn Đến Nghi Án Văn Học
Theo định nghĩa của Trường Đại học Oxford (Anh Quốc): Đạo Văn là lấy tác phẩm
hay ý tưởng của người khác làm của riêng mà không có sự đồng ý, hay không đồng
ý của tác giả khi đưa vào tác phẩm của mình mà không ghi nhận đầy đủ nguồn xuất
xứ. [Plagiarism is presenting someone else’s work or ideas as your own, with or
without their consent, by incorporating it into your work without full acknowledgement
- web Oxford University/academic matters]
Trong văn học sử Việt Nam từ xa xưa đến thời cận đại, thế
kỷ 19/ 20, giới am hiểu ít nghe những trường hợp “cầm nhầm” tác phẩm thơ văn,
nôm na là lấy cắp văn thơ của người khác. Ngày xưa kẻ sĩ không nhiều và các cụ
coi trọng nhân cách hơn “tài năng vay mượn”, ngược lại ngày nay, “tài năng” văn
chương như mùa hoa nở rộ, nên nảy sinh hiện tượng đạo văn một cách khá phổ
biến, không những chỉ cá nhân riêng lẻ mà ngay cả ở chốn hàn lâm, những nhà xuất
bản, những tổ chức văn chương học thuật (ở trong nước lâu nay) cũng bị chỉ đích
danh là tên Văn, họ Đạo.
**
1- Trường hợp Hội Nhà Văn Việt Nam (NXBHNV) lấy cắp bản dịch
tác phẩm Siddhartha của nhà văn Đức Hermann Hesse là một thí dụ. Dịch giả tác
phẩm Siddhartha là Công tằng Tôn nữ Phùng Khánh (Ni sư Trí Hải) với tựa sách
“Câu Chuyện Một Dòng Sông”, do Nhà xuất bản Lá Bối ấn hành tại Sài Gòn vào các
năm 1965 và 1966; Nhà xuất bản An Tiêm ấn hành vào năm 1967.
2 - Theo bài viết của Việt Lang, năm 1998, NXBHNV lại xuất
bản cuốn Tuổi Trẻ Băn Khoăn của dịch giả Hoài Khanh với sự “chịu trách nhiệm”
của ông Ngô Văn Phú nào đó. “Tuổi Trẻ Băn Khoăn” cũng của nhà văn Hermann
Hesse, Nhà xuất bản Ca Dao/ Saigon ấn hành lần
đầu năm 1968. Theo bản tin, Cuốn sách do NXBHNV in năm 1998 có nội dung giống
hệt cuốn do Ca Dao ấn hành năm 1968, nghĩa là copy nguyên bản.
3 - Một trường hợp khác, nhà xuất bản Thanh Niên của nhà
nước CSVN đã in lại quyển Tự điển Hàn Việt của côâ Jyu Ji Eun (một trong hai
tác giả), sau khi được cơ quan hữu quan duyệt xét và cấp phép cho “ông đạo”
Quang Thắng để tên là tác giả..!
Cô Jyu Ji Eun đã đưa ra lời minh xác này với phóng viên
VietnamNet vào năm 2004. Tác giả cáo buộc hành vi ăn cắp bản quyền quyển sách,
đã nhờ VietnamNet, và báo Tuổi Trẻ phản đối hành vi của nhà xuất bản Thanh
Niên.
4 - Nhiều tác giả và nhà xuất bản ngoại quốc không chỉ lên
tiếng phản đối mà còn nhờ pháp luật can thiệp. Một số nhạc sĩ Nhật, Đại Hàn
phản đối những tác phẩm của họ bị ăn cắp bản quyền.
5 - Nhà XB Oxford University Press kiện đòi bồi thường 100
ngàn Mỹ kim về bộ sách giáo khoa Let’s Go của họ bị Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông
Tin in lậu.
Dư luận công khai bàn tán sự kiện NXB Hội Nhà Văn ăn cắp bản
dịch Câu Chuyện Dòng Sông của dịch giả Phùng Khánh. Người ta cho rằng đó là một
điều sỉ nhục. Điều đáng nói nữa là Hội
Nhà Văn VN và những người làm việc bất chính ấy đã từng cho rằng “bất cứ tác
phẩm dịch thuật nào trước 75 đều tai hại vì do sự ‘xảo quyệt’ của bọn cầm đầu
văn hóa thực dân mới’”. Bản dịch Câu Chuyện Của Dòng Sông của Phùng Khánh nằm
trong trường hợp bị lên án này. Vậy mà chỉ 5 năm sau, đã trơ trẽn ăn cắp để in
lại (VL).
***
Câu chuyện đạo văn thời nay không chỉ xẩy ra ở trong nước mà
ngay cả tại hải ngoại, ở những xứ sở tự do, vật chất dư thừa, hiện tượng đạo
văn không phải là không có. Người ta đặt câu hỏi và tự thân cũng là câu trả lời
rằng Tại sao? Do nhu cầu gì? người ta lại ăn cắp một “sản phẩm” tinh thần, vốn
dĩ hoàn toàn không có một nhu cầu nào cả.
Một người trong khi đói khát quá, hay túng thiếu cùng kiệt,
họ ăn cắp một trái bắp, một cái bánh... là điều dễ hiểu, nhưng một người luôn
luôn no đủ, lại ăn cắp một bài thơ, một đoạn văn, một tác phẩm...???
Từ ngày tham gia sinh hoạt văn thơ tại hải ngoại, chúng tôi
không cố ý, nhưng đã thu thập được, một số do các thân hữu bạn đọc gửi đến
những trường hợp “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”, không lấy gì làm vừa lòng đẹp
mặt.
- Trước nhất là trường hợp “ông nhà thơ” bút hiệu T. Ph ở
thành phố Oakland, miền bắc California, trong một “tuyển tập” thơ có một bài
“hát nói”, tựa đề Tình Đời, của... tác giả T.Ph, dưới tựa đề là bốn câu mưỡu,
nguyên văn là bốn câu thơ trong truyện Kiều:
Nghĩ đời mà ngán cho đời
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen
Tiếc cho nước đã đánh phèn
Mà sao bùn lại vẩy lên mấy lần
Sau bốn câu mưỡu đến bốn câu “Nói” mà hai câu đầu:
Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
là thơ Nguyễn Công Trứ (từ thế kỷ 19) ghép vào làm thành bài
“hát nói” của mình, để nêu danh trong một tuyển tập của nhóm thơ “tám phương tứ
hướng”. Trường hợp này chỉ phổ biến... nội bộ, nên không có tiếng tăm gì nhiều.
- Một trường hợp khác, CỤM HOA TÌNH YÊU 5 ấn hành năm 1999,
một người ở Paris, ký tên Hoàng Văn Khuê đã lấy hai bài thơ của nhà thơ Sương
Mai, một bài, tựa đề “Có Những Bài Thơ”, ghi “viết tại Paris 16.7.1989; Một bài
Lục Bát “Một Thoáng Hương”, ghi “viết
tại Paris ngày 7.10.1997. Và một bài của Lưu Trần Nguyễn, tựa đề “Xuân Xa
Cách”, ghi “viết tại Paris
ngày 14.1. 1999”. Cả ba bài thơ đã in trong hai thi phẩm riêng của Sương Mai và
Lưu Trần Nguyễn được in lại in trong “cụm hoa” này với tên tác giả HVK.
Sương Mai, Lưu Trần Nguyễn và ông LQS, người chủ trương
tuyển tập cùng cư ngụ tại Sacramento.
Khi được hỏi, nhà thơ SM cho biết “đã gọi báo cho anh Lê Quang Sinh yêu cầu
đăng đính chính, nhưng anh ấy làm ngơ”. Còn nhà thơ LTN cho hay “anh LQS nói
anh kia (ở Paris)
đang bị bệnh nặng nếu nói ra điều này, bệnh anh ấy nặng thêm, có thể chết, nên
xin bỏ qua cho”. Dư luận đặt dấu hỏi hai thi phẩm của Sương Mai và Lưu Trần
Nguyễn không phát hành tại Paris, làm sao người Paris kia lấy được ba bài
thơ đó để in vào ‘cụm hoa” với tên mình??
Khoảng một năm sau trên Trang Văn Học Cội Nguồn, nhật báo
Thời Báo San José, nhắc lại sự kiện và mong muốn Hội thơ tài Tử nên đính chính.
Ý kiến đề xuất đã làm ông LQS buồn lòng. Vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm về
trường hợp đạo văn này? Tác “giả giả”? hay người chủ trương CHTY?
6 - Trường hợp một
bài viết trong tác phẩm Lưu Dân Thi Thoại – Bút Luận 25 Năm Thơ Hải Ngoại,
(Diên Nghị-Song Nhị/ Cội Nguồn xb 2003) bài viết đổi lại tựa đề “Chưởng môn Hà
Thượng Nhân”, không đúng với nguyên bản. Toàn bộ nội dung bài viết không thay
đổi được lấy đăng trên diễn đàn Thế Kỷ
http://www.diendantheky.net/2011/10/chuong-mon-ha-thuong-nhan.html,
sau đó diễn đàn Bạn Văn Nghệ http://www.banvannghe.com/D_1-2_2-66_4-1042/ đăng
lại. Một vài tờ báo tại địa phương (San
Jose) cũng trích đăng... Bài ký tên tác giả (giả) Nhất
Tuấn.
Chúng tôi liên lạc và được nhà văn Phạm Xuân Đài xác nhận
diendantheky nhận được bài viết đề tên tác giả Nhất Tuấn, do chỗ thân tình nên
ông cho đăng lên diễn đàn. Khi hỏi lại nhà thơ Nhất Tuấn, ông NT chối “bài đó
không phải ông là tác giả”. (Xin xem bản tuyên bố của CSTV Cội Nguồn trong số
báo này).
7 – Và mới đây, qua bài viết của tác giả Ký Thiệt, dư luận
được biết “Tổ Quốc Ăn Năn” là một “vụ đạo văn của thế kỷ”. Cuốn “Tổ Quốc Ăn
Năn” của ông Nguyễn Gia Kiểng được ấn hành năm 2001 tại Paris, dày ngót 600
trang mà theo cáo buộc ông Nguyễn Gia Kiểng đã “mượn” toàn bộ ý tưởng trong
cuốn Le Mal Francais của Alain Peyrefitte để xào nấu lại thành cuốn Tổ Quốc Ăn
Năn. (xin xem toàn bài trong số báo này).
Nghi Vấn Về Những Bài Thơ Bản Nhạc
1. Bài Thơ “KẺ Ở” Có Phải Là Của QUANG DŨNG Không?
Tác giả bài thơ vẫn được ghi là Quang Dũng. Nhưng nhiều
người thắc mắc là trong tất cả những tác phẩm của Quang Dũng đã xuất bản, không
ai thấy có bài thơ KẺ Ở. Chính Quang Dũng khi còn sống cũng không hề nhắc tới
bài thơ ấy. Vậy bài thơ KẺ Ở là của ai? Nhà thơ Hoàng Cầm và nhà thơ Hà Thượng
Nhân sẽ giải đáp qua bài viết của nhà văn Ngô Viết Trọng (xin xem trong số báo
này).
2. Bài thơ “Đồng Khánh Năm Xưa”, tác giả là ai?
Theo tài liệu được phổ biến trên báo chí, cụ thể bài thơ
trích từ tạp chí Sông Hương thì tác giả bài thơ “Đồng Khánh Năm Xưa” sinh năm
1905, mất năm 1985, thọ 80 tuổi. Bài thơ khuyết danh tìm được trong nhật ký của
một cựu học sinh Khải Định.
Nhưng (...!!!) trên một tuần báo ở Sacramento, mấy năm trước
đây, độc giả đọc được bài viết của nhà văn Cao Thanh Tâm giới thiệu bài thơ này
là của nhà thơ Lưu Trần Nguyễn (???). Như thế bài thơ đã trở thành một nghi
vấn, càng về sau, độc giả càng lúng túng khi truy tìm tác giả, không biết hư
thực ra sao. Nhà thơ Lưu Trần Nguyễn và nhà văn Cao Thanh Tâm là cư dân Sacramento. (xin xem bài
thơ trong số báo này).
3. Bài thơ Vườn Xưa của Tế Hanh theo nhiều dẫn chứng cho
biết tác giả là Tế Hanh. Nhưng lại có
bài viết xác quyết tác giả “Vườn Xưa” là Phùng Quán. Nguồn đã liên lạc được với gia đình thân nhân
của nhà thơ Tế Hanh và đã được xác nhận bài Vườn Xưa chính Tế Hanh là tác giả.
(xem bài trong số báo này)
4. “Thuyền Viễn Xứ” là bài thơ phổ nhạc hay là bản nhạc (và
lời) của Phạm Duy??
Thuyền Viễn Xứ, bài thơ in trong thi phẩm “Cởi Mở” xuất bản
năm 1949 -1950. Tác giả là một nhà thơ nữ, nhưng sau khi tập thơ ấn hành và sau khi bài thơ được nhạc sĩ Phạm
Duy phổ nhạc, tên tác giả bài thơ không được nhắc nhở tới. Bài thơ qua bản nhạc
đã đi vào lòng nhiều thế hệ. Các trung tâm sản xuất băng/đĩa đã tận tình khai
thác thương mãi mà không cần biết tác giả là ai. (Xin xem bài viết của nhà văn
Diên Nghị trong số báo này).
NGUYỄN CHÍ THIỆN & TÁC PHẨM VÔ ĐỀ – MỘT NGHI ÁN VĂN
HỌC
Tác phẩm Vô Đề và tác giả tập thơ này là một vấn đề được
nhiều nhà trí thức và giới am hiểu thi ca học thuật đưa ra nhiều ý kiến, nhận
định trái chiều một cách sôi nổi vào những năm hậu bán thế kỷ 20 sang đầu thế
kỷ 21, cho tới hôm nay vẫn chưa ngã ngũ, ngay cả sau khi ông Nguyễn Chí Thiện
qua đời (ngày 2-10- 2012). Đây là một
nghi án văn học lớn chúng tôi chọn làm chủ đề cho tạp chí Nguồn số 62 này.
Trước khi bạn đọc thẩm định những ý kiến, nhận định phê bình
tập thơ Vô Đề, chúng tôi xin được trình bày cảm nghĩ riêng về tác giả và tác
phẩm Vô Đề dưới một tên gọi khác “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam”
(BCTCMNVN).
Năm 1989, lần đầu tiên tôi nghe biết tên tác giả Nguyễn Chí
Thiện và tác phẩm “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam” do một người thân từ Mỹ về SG
kể chuyện. Năm 1993 khi đến Mỹ, mấy tuần lễ sau tôi nhận được tập Thơ BCTCMNVN
do người cháu gửi từ Boston.
Tôi dành mấy ngày đọc tập thơ, đọc chậm, cảm nhận từng câu, từng chữ trong bài
Vô Đề rồi mới đọc tiếp những bài thơ khác. Hôm sau tôi làm bài thơ có tựa đề
“Đọc Bản Chúc Thư”. Khi làm bài thơ, tôi chìm ngập vào quá khứ đấu tố, vượt
biên, tù đày, khủng bố... nên tôi vừa viết vừa nước mắt ràn rụa. Nhà tôi thấy
thế kêu lên “anh viết gì mà khổ sở quá vậy”.
Mấy năm sau bài thơ đăng trên trang Văn Học Cội Nguồn, Việt Nam Thời
Báo. Một lần Nguyễn Chí Thiện đến San
Jose, nhà văn Thanh Thương Hoàng mời tôi và Ngọc
Huỳnh, một bỉnh bút của CN đi ăn sáng với người khách Nguyễn Chí Thiện, tại nhà
hàng Hương Quê. Nhân dịp này tôi trao tặng NCT bài thơ trên trang báo, có chữ
ký tặng của tôi. Từ sau đó tôi không bao giờ nhận được một “phản hồi” nào.
Những năm sau, chúng tôi có nhiều dịp gặp gỡ NCT, có lần anh
tham dự họp mặt dùng cơm với nhóm Nguồn tại nhà tôi hay nhà chị Triều Nghi; NCT
luôn tránh né đề cập tới Thơ và nếu ai gợi ý, NCT cũng không góp lời bàn luận.
Khi báo chí truyền thông đưa ra nghi vấn xuất xứ tác giả và
tác phẩm Vô đề thì nhà thơ Trung Thành Văn (bang Kentucky)* gọi tôi, nói tác giả tập thơ Vô
đề không phải là NCT. Đó lần đầu tiên tôi nghe được ý kiến này. Nhà thơ Trung
Thành Văn còn cho biết, khi NCT đến Mỹ,
cô ấy có làm hai bài thơ tặng riêng, nhưng cũng như trường hợp của tôi, cô ấy
không hề nhận được một hồi âm nào.
Trước khi nghe ý kiến của nhà thơ TTV về tác giả tập thơ, dù
chưa manh nha một nghi ngờ nào, tôi đã
cảm thấy hình như có hai trình độ và cấu trúc hành văn khác biệt giữa những bài
thơ cùng một tác giả trong tập thơ Vô Đề. Theo chúng tôi, những người làm thơ,
hiểu thơ không thể nào cảm nhận được những bài thơ – không phải là thơ, cũng
không phải là vè, với vần điệu lổn nhổn và chữ nghĩa quá ư sơ đẳng, chỉ là
những lời lẽ hô hoán, chỉ trích, là khẩu hiệu. Không ai có thể gọi là thơ khi đọc:
Lãnh tụ béo nục/ Dân đen gầy rục! / Lao động hùng hục / Họp
hành liên tục / Đói ăn khắc phục /Kêu ca tống ngục! / Cộng sản đánh gục/ Đời
mới hết nhục!
(1962- Hoa địa ngục 1, trang 93).
Cùng một giọng điệu trong Hoa địa ngục 2:
Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin/ Vạn sự bất tín, hỏi ai
tin? / Ấy vậy mà lắm kẻ vẫn tin/ Tin tới u mê, cuồng tín!/ Do tin tức bốn
phương bịt kín/ Do sự thực vào tù câm nín ..../ Do cái đầu tối đen như hắc ín
(MỘT SỰ BẤT TÍN 1984 - Hoa địa ngục 2 trang 329)
Hay như bài "Tài năng":
Tài năng và đạo đức/ Đọa đày và uất ức/ Ngu tối và bạo lực /
Rông rỡ đà hết mức! / Óc tim ta hừng hực / Bao niềm mơ rạo rực/ Muốn nói lên sự
thực/ Thân tường giam bốn bức! / Thơ đầy, đầu đau nhức/ Khó giữ, lòng buồn bực/
Đời tù ngày càng cực/ Giá rét như nồng nực/ Nước lã uống ừng ực/ Cọng rau cũng
háo hức/ Làm sao giữ được sức? / Gia đình không tin tức/ Tháng năm như thách
thức/ Bao giờ thoát đáy vực? / Câu hỏi đè lên ngực / Tất cả đen như mực /Thần
chết luôn chõm chực! / (1987- Hoa địa ngục 2 trang 366).
Những bài thơ như thế này xen kẽ với văn chương bác học
trong tác phẩm Vô Đề khiến nhiều người phải đặt thành dấu hỏi ?? Chúng ta vì
quá ngưỡng mộ tinh thần bất khuất của một người tù không đội trời chung với CS
nên đã vội vàng tung hô, truy tặng NCT là nhà thơ, là Thi Sĩ, “Ngục sĩ”...
trong khi chúng ta còn có bao nhiêu ngục sĩ, thi sĩ... lớn lao đáng giá.
Chúng tôi nhận thấy trong những lần đăng đàn diễn thuyết hay
những dịp gặp gỡ chúng tôi trong chỗ thân tình, NCT không hề đề cập đến diễn
tiến hình thành tập thơ và hành động ném tập thơ vào sứ quán Anh tại Hà Nội.
Nay theo tiết lộ của nhà văn Phan Nhật Nam thì “cái kẹt” của NCT là chính
ông không ném tập thơ vào sứ quán Anh mà nhờ một người cháu. Và cũng theo nhà
văn PNN thì “những bài thơ của NCT cũng không do ‘lủy’ làm”!
Cuối cùng thì chúng tôi đã có được một “đáp án” khi được nhà
văn Thanh Thương Hoàng vào một buổi sáng thượng tuần tháng 3/2017, trong một
lần gặp gỡ, có nhà văn Diên Nghị, nhà thơ Cung Diễm và người viết đã tiết lộ :
chính Nguyễn Chí Thiện không lâu trước khi qua đời đã đưa tay chỉ vào ngực và
nói với ông TTH rằng: “Tôi đâu phải là thi sĩ, là nhà thơ. Tôi chỉ lấy chữ ghép
vần đặt thành những câu có ý nghĩa dễ hiểu với mọi người để tố cáo tội ác chế độ
CS man rợ thôi..”. (Xin xem bài trong số báo này).
Tuy nhiên, đến đây chúng tôi vẫn không có một kết luận nào.
Mọi phán đoán, thẩm định hoàn toàn thuộc về độc giả.
Từ lâu chúng tôi đồng ý với những ý kiến cho rằng con người
NCT bằng xương bằng thịt là con người thật, nhưng ông có phải là tác giả tập
thơ Vô Đề hay không thì cần xét lại một cách khách quan và công tâm. Chúng tôi
xin đưa ra một ý kiến rằng, chúng tôi cũng đã từng ở tù cs trên dưới mười năm,
ông NCT ở tù 27 năm chắc hẳn đã từng có những người tù đồng tâm, đồng chí,
trong đó tác giả Vô Đề là một. Chúng tôi đã từng rơi nước mắt với những người
bạn tù nằm xuống trong lao tù, để lại những “di chúc”, lời dặn dò, trăn trối
v.v.. như trường hợp Nguyễn Văn Long chết tại Long Thành, Lê Quảng Lạc chết tại Thanh Hóa; Tô Hòa Dương (Con
trai nhà văn Bình Nguyên Lộc) đã trăn trối với tôi những lời nhắn gởi về gia
đình, nhưng anh đã sống sót. Có thể tác giả Vô Đề là người bạn tù vong niên của
NCT, đã chết và gửi lại NCT di cảo tập thơ – một bản chép tay – thì việc chép
thêm những bài thơ khác vào là một việc làm đơn giản. Vấn đề đặt ra là cho tới
nay không ai đưa ra được bản chép tay tập thơ Vô Đề, kể cả Nguyễn Chí Thiện.
Bà Hoàng Dược Thảo là một trong nhiều người cả quyết Nguyễn
Chí Thiện không phải là tác giả tập thơ Vô Đề. Theo ghi nhận, bà đã sang Luân
Đôn tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao Anh và đã có được những chứng liệu mang về Mỹ dự
định trưng bằng cớ trong cuộc họp báo tại Hotel Ramada để chứng minh NCT không
phải là tác giả Vô Đề. Nhưng bà HDT đã không có sự vận động dư luận cũng như
lôi kéo những người cùng quan điểm trước nên bà đã thất bại trước sự áp đảo của
phía “bị cáo”, đành bỏ ra về, mang theo những “bí mật” thu góp được , cho tới
hôm nay.... Những con người có lòng với văn chương học thuật, biết tôn trọng sự
thật, như bà Hoàng Dược Thảo thường là cô đơn...
Cho tới nay chúng tôi vẫn cho rằng tập thơ Vô Đề vẫn còn là
một nghi án văn học và chúng tôi hoàn toàn tôn trọng ý kiến, nhận định, phê
bình của bạn đọc, tôn trọng ý kiến của tác giả các bài viết – bênh hay chống –
mà chúng tôi xin được đăng tải trên số báo này. Xin xem đây như một tài liệu
cho nhu cầu tham khảo mai sau.
Song Nhị
***
TRONG SỐ NÀY:
2 Bạn đọc
với Nguồn ............................................................Ban Biên
Tập
3. Thư Tòa
Soạn ................................................................ BBT NGUỒN
10. Thông Cáo Giải Truyện Ngắn
11. Tin Văn
..........................................................
14. Nguyễn
Ngọc Hạnh …………………………………….…. Tiếc Thương
15. HOÀNG
CƠ ĐỊNH …………..………………………………... Vá Cờ
18. HVĐS
………………………………………….….... Dạo văn – In lậu
sách
24. CỘI
NGUỒN ……………………………………….….... Bản lên tiếng
25. BBT
Nguồn ……………….… Cụm Hoa TY- Những bài thơ cầm nhầm
27. KÝ
THIỆT …………………..….... Tổ Quốc ăn năn – Vụ
đạo văn thế kỷ
32. NGÔ
VIẾT TRỌNG …………..…….……….…………….... Bài
thơ Kẻ Ở
53. BBT
Nguồn ……………………….……... Bài thơ Đồng Khánh Năm xưa
35. DIÊN
NGHỊ ………..………………….………. Bình thơ Nguyễn Văn Ngọc
37. BBT
NGUỒN……………………..…….…………….…. Bài thơ Vườn Xưa
38. LÃO
TRƯỢNG ……………………..…………….…… Thơ sửa Thơ
cuỗm
41. KHUYẾT
DANH ……………….…………………..……….... Đồng Lầy
50. NGUYỄN
CHÍ THIỆN ………..…….………………….. Hoa Địa Ngục
52. GÓP GIÓ
..................................................... Trường hợp Ô Nguyễn Chí Thiện
53. BÌNH
MINH …………………...………….. Vụ án đạo văn tác
phẩm Vô Đề
59. LÊ
TRUNG NHÂN………………………. NCT soán đạt thi phẩm Vô Đề
73. NGƯỢC
NGUỒN …………………………… Tú Lắc - Chuyện bên ta
74. DUY
XUYÊN ……………………...TẬP THƠ Vô Đề và khuyết danh
78. THÚY
DANG .........................................….. Quái Thai Hoa địa ngục
86 HUỲNH
QUỐC BÌNH ............................ ... NCT & viết lách lông bông
90. SONG NHỊ
……………………………….... Đọc “Bản chúc thư”
92. NGỌC
HUỲNH………………………….... Gặp gỡ nhà thơ
NCT
98. THANH
THƯƠNG HOÀNG …….. Vĩnh biệt nhà thơ NCT
101. BÙI
TÍN …………..…………........................ Mặt thật một cụ già
50 tuổi
104. ĐOÀN
THẠCH HÃN ……… ...........................……………….... Duyên Anh
107. LƯU
QUANG VŨ …….............................. Bài hát
ấy vẫn còn là dang dở
107. MẠC
ĐÌA ………..………........................……….….... Đời bỗng dưng
thừa
109. TRẦN
KIÊM ĐOÀN……….................…….…Tháng Tư gợi nhớ bài thơ cũ
114. ĐỖ
BÌNH …………………...................…………..……….... NS Phạm
Duy
118. LẠI QUỐC
HÙNG ……….....................……..... Phạm Duy – chủ nhật
buồn
123. NGUYỄN
CAO CAN ……....................…………………….... Thúy Kiều đi
tu
132.TRẦN
VĂN NAM ………............................…..VH miền Nam
của NV Khanh
138. CÔNG
TỬ HÀ ĐÔNG …........................….……. Phan Bội Châu tự
phán
151. HÀN
THIÊN LƯƠNG ……....................…………….…….... Mùa báo hiếu
154. TÔN NỮ
ÁO TÍM ………….........................................………...... Dấu Xưa
162. VŨ LƯU
XUÂN ...............................................................
Có nhau trong đời
169. NGUYỄN
LIỆU .....................................…Tiếng khóc trong đêm Giao Thừa
T H Ơ
ª CUNG DIỄM
89 ª ĐẶNG LỆ KHÁNH 31 ª HOA VĂN 153ª HÙNG VĨNH
PHƯỚC 23 ª
NGUYỄN ĐÌNH TUY 144ª PHAN THỊ
NGÔN NGỮ 58 ª SONG NHỊ 103 ª
TUỆ NGA
131 ª ª VŨ TRÀ QUÂN 117 ª
Tranh
Bìa: HS Đào Hải Triều
No comments:
Post a Comment