Sunday, August 16, 2015

Tuyển tập Văn 50 Năm Cầm Bút - Chương II Sáng Tác




TÌNH CA NHẬP CUỘC (I)
tùy bút
ngày lên đường nhập ngũ

1.
Từ một khởi điểm nào đó của cuộc hành trình, tôi không còn nhớ rõ. Tôi không cần biết đến sự bắt đầu, cũng như chẳng cần biết chặng sau cùng sẽ đến.

Ở một nơi nào đó, tôi đã từng đi qua, ở những nơi nào đó, tôi sẽ đặt chân đến; tất cả đều đẹp; đều đem đến cho tôi những phấn khởi bất ngờ. Một đồng cỏ hoang; có màu xanh; sẽ có những bông hoa dại. Một con đường sỏi dốc bên cạnh một con suối trong xanh. Tôi sẽ thụ hưởng tất cả những vui sướng nhọc nhằn trong mọi hoan lạc; ưu tư.

Tôi đã đi chưa hết một phần đường trải dài; tưởng là vô tận – cả trong cuộc sống này – dù tôi biết rất rõ cái hữu hạn của nó. Con đường tôi đi, giữa khởi điểm và chỗ kết lộ trình gần gủi lắm. Chẳng có gì là không biên giới. Tôi không có được tầm nhãn quan thấu suốt ở vũ trụ không cùng. Tôi không có được cái tâm vô ngã; nhất quán; huyền diệu. Tôi đi giữa sự lần mò vô tận của cuộc nhân duyên. Hành trang đôi vai gánh nặng. Tâm hồn tôi nở hoa đón chào em. Đón chào tất cả.
Xin trang trọng mời em vào cuộc hành trình. Con đường đã trải rộng; như một tâm hồn bao la; đầy đủ hoa thơm cỏ lạ, đầy đủ mọi dốc, phẳng chông gai; sẵn sàng mọi hương vị ngọt bùi; cay đắng... xin mời em vào. Những bước chân nhung lụa.

2.
Chỉ còn một ngày nữa tôi sẽ lên đường. Tôi không mang theo gì trong bọc hành trang em ạ. Những gì có trong tay; tôi đành buông thả. Những gì ngoài tầm tay vói, lại xê xích xa dần. Tôi sẽ để lại sau lưng quá nhiều. Tất cả của một phần đời đã gắng công góp gom gìn giữ. Niềm ao ước là một lần trở lại bên em; ngồi kể chuyện buồn vui; nâng  niu lòng mình bằng những nét vẽ vời thêu dệt trên tấm thảm ấu thơ, đầy những vết tích nhọc nhằn của một thời loạn lạc.

Bây giờ tôi đang viết cho em – không, tôi đang viết cho tôi. Tôi đang nói một mình, chút vỗ về sau cùng cho một lần rời rã; cho một lần nhen nhúm. Tôi sẽ chẳng bao giờ có em trong giấc mộng thần tiên thêu dệt. Tôi đã cố vượt qua mọi lằn ranh giới hạn, tìm đến một hạnh phúc đích thực, trong đó có em; có mùa xuân cuộc đời; có nụ cười trẻ thơ sáng tối. Tôi sẽ mãi bồng bềnh với những ước mơ của một cuộc nhập thế huy hoàng. Em sẽ chẳng bao giờ có thực?.
Trong cái im lặng không cùng, tôi sẽ không nói thêm một lời hò hẹn. Ngôn từ làm sao đủ để diễn đạt hết mọi chân thành.

Thôi, xin một lần từ giã bình yên bằng những lời chào lặng lẽ. Một lần từ giã cho mãi mãi sau này. Hãy rẽ về mỗi hành trình đã định. Chào em trìu mến.

3.
Cầm tập san “Ba Sáu Chín”* mở ra đọc lại bài thơ một lần viết vội gửi đăng, tôi cảm thấy ở đó những ý nghĩ chân thành. Ý nghĩ của một người xa xứ vọng về cố hương. Một người xa nhân tình nhớ về người yêu cũ. Phải, bây giời tôi đang nhớ về em; nhớ về cha mẹ, gia đình, bạn bè, phố xá.
Tôi đã thực sự bị lôi cuốn vào cuồng lưu cuộc chiến, sự việc mà thưở nhỏ tôi chẳng bao giờ ngờ. Tất cả sự đổi thay như bất chợt, đưa đẩy tâm hồn và cuộc sống đời người vào một ngã rẽ trái ngang.

Ở đây, sự xa lạ của những gì trông thấy và cuộc sống hàng ngày rồi sẽ dần dần quen thuộc. Trong cái tập thể sinh hoạt ồn ào, tôi vẫn là người riêng lẻ. Tâm hồn tôi là thế giới của riêng tôi. Sự bất bình thường giữa thiên hạ, tôi đang cố quân bình những lúc hòa mình vào tập thể với những giờ phút riêng tư. Tôi cố dung nạp những cử chỉ không vừa mắt, những ngôn từ không lọt tai. Tôi dung nạp cả những điều trái ngược với tư duy của mình. Tôi hiểu biết, làm quen với mọi thành phần. Tôi bắt đầu học hỏi nhiều điều mới lạ. Một trường học có những phơi bày lộ liễu bản ngã mỗi con người. Có những thành tựu trưởng thành; có những nấc thang giá trị. Sau cùng là bài học vỡ lòng cần thiết, chưa nhuần nhuyễn về lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng bào và đồng loại.

Tôi lên đường với tất cả những thứ ấy. Tôi sẽ dành cả thế giới đó cho em, cho mẹ cha – một đời nhẫn nại hy sinh, tình thương yêu rộng lớn. Tôi đang bắt đầu cho một chuyến đi dài, một cuộc viễn hành với vô vàn thử thách. Bây giờ tôi đang tập sự, đang làm quen, sửa soạn cho hành trình đó với những chuẩn bị sẵn sàng. Tôi mở rộng lòng mình đón những niềm hy vọng mới. Hy vọng những người bạn tốt. Hy vọng những bước đi may mắn; những chặng đường an lành. Hy vọng ở em, ở cuộc đời và định mệnh. Định mệnh của riêng mình, định mệnh của tất cả.

4.
Tôi bước vào cổng trại Nguyễn Tri Phương, như bước vào một khu vực mới của cuộc đời. Đã bảy hôm rồi tôi thực sự nhìn thấy những đổi thay quanh tôi và những đổi thay ở chính mình. Ngày mai tôi lại lên đường; hay đúng hơn; lại làm một cuộc dời chân; dời vị trí. Những ngày tháng nóng bỏng; đầy đủ hương vị đang đón chờ. Tất cả những gian lao; những giồi mài tôi luyện, những đứa con trai không được chối từ.

Những mỹ từ bổn phận; trách nhiệm; nghĩa vụ và lòng yêu nước... bây giờ là một thực tại rõ ràng. Bên cạnh tôi có những đứa con trai vai nặng ba lô, súng đạn, khuôn mặt rạng rỡ, ràn rụa mồ hôi có lẽ cũng mang một tâm sự này...

Xin gửi lại nơi này những gian khổ nhọc nhằn của ba tháng dài luyện tập. Xin gửi lại bạn hữu trở về chút ưu tư, về căn phần may rủi. Cuộc sống thường nhật nơi mái trường, công sở đang đợi chờ các bạn. Ngày mai tôi tiếp tục chặng hành trình phía trước.

Xin từ giã Quang Trung, những con đường suốt đêm ngày, rộn rã bước chân. Xin từ giã những bãi tập, sân bắn; những buổi trưa nắng, chiều mưa, những đêm giông bão giữa cánh đồng mờ mịt, ôm súng thức dài suốt sáng. Xin từ giã Tiểu đoàn Nguyễn Huệ, từ giã những lần dã chiến, thử sức với gian lao, với gai nhọn hàng cây bã đậu. Đã qua rồi ở đây những đêm ứng chiến, những ngày cấm trại, những giờ phép ngắn ngủi cuối tuần.

Có lẽ không bao giờ tôi trở lại đây. Và các bạn nữa, quân trường Thủ Đức đang đợi chờ ta đến, đến đó để sống nốt những tháng ngày trách nhiệm. Xin từ giã kỷ niệm ở đây và xin cảm ơn tất cả mọi người. Cảm ơn những con đường lầy lội, những lần lội bộ di hành, những đêm dã chiến và những chia sẻ buồn vui.

Chiều nay nắng lại chói chang. Tôi ngồi lại với những bạn bè, nhìn nhau ướt đẫâm mồ hôi giữa khung sân rộng. Không một thông cảm nào sâu sắc hơn bằng hành trang của lính. Đêm nay tôi viết những dòng lưu niệm. không gian im vắng như cả một non nước thanh bình. Ngày mai lại bắt đầu, lại tiếp tục những rộn rã của đoạn đời trước mặt...


5.
Tôi đã đến đây, đã trở về đây rồi đó em. Một tuần lễ qua đi, nối thêm một chút trong cuộn phim đời. Bảy ngày, đi qua, mỗi ngày tôi làm một cuộc hành trình mới! Ở đó có thật nhiều nỗi buồn, song cũng có những niềm vui. Mỗi gian lao là một lần tưởng nhớ, một lần hò hẹn. Tôi đã cười trong khốn khổ, nhọc nhằn, cả trong lúc phiền muộn. Tôi dẫm lên từng khó khăn trở ngại để bước đến cuối đường. Một sự chờ đợi nào đó, tôi không cần biết tới, nhưng thật không đành.
Dĩ vãng của tôi là một vùng biển động. Tại một dấu mốc thời gian, ký ức như một cuồng lưu, những mảng đời hiện lại, luân vũ, quay cuồng.

Tôi còn tâm hồn, tim óc, để còn mãi biết yêu em, yêu mẹ cha, yêu tổ quốc và yêu sự thật, dẫu một lúc nào đó phải  chơi vơi giữa ngọn triều khổ đau hoặc trong niềm hoan lạc. Một tháng, một năm có thể là một khoảnh khắc. Một vui buồn, sướng khổ rồi cũng sẽ thoáng qua như một an lành, như một cơn ác mộng. Tôi sẽ còn thời gian, còn nghị lực và còn tuổi trẻ để tìm những gì miên viễn, để tự mình, gây dựng lại cho mình. Tôi không sống bằng ảo tưởng giữa thực tại nổi trôi này, nhưng đó là một hy vọng để bám víu mà bước lên, mà đi tới.

Đừng uổng phí tuổi xuân nghe em. Hãy giữ gìn trân trọng. Cả cuộc đời và cả vùng trời bình minh ở đó. Một mai, em sẽ phải nhìn tuổi bước đi xa. Vùng bình minh sẽ cạn bóng mát. Mặt trời sẽ lên cao. Nắng sẽ chói chang và một hành trình mới bắt đầu. Em sẽ phải bỏ lại phía sau thật nhiều. Cũng từ đó mất đi những gì quí báu. Rồi sẽ một lần đứng ngoái lại để nuối tiếc một thời quá vãng. Bên kia phần đất này là một phần đất khác. Ở lằn ranh giới thời gian ấy, em sẽ đứng nhìn bằng đôi mắt trở về tìm kiếm, xa lạ, nuối tiếc. Có lúc em phải khóc. Nước mắt chẳng dành cho một cái gì, nhưng cần thiết và không vô nghĩa. Cũng như tôi, có lần phải nhìn, phải nói, phải viết – không một đối tượng nào. Nước mắt đó, bài viết đó sẽ là những niềm an ủi nhất thời, sẽ là những hồi niệm sống động cho mai sau.

6.
Tôi như kẻ đứng bên lề thơ ấu, trở lại nỗi xao xuyến thật trẻ con trước những nôn nao về một ngày cuối tuần. Tôi trông mong đến đó như đến trước cửa ngõ tình yêu, bất chấp mọi trắc trở, gian nan trên đường, sau lưng trước mặt.

Tôi trông mong đến đó để được sống những khoảnh khắc mơ hồ thần thoại. Một buổi chiều tôi về, một buổi chiều tôi đi, rời thành phố như một con tàu quay mũi ra khơi. Những nao nức mang về không đủ làm vui cho nửa ngày chủ nhật. Tôi đứng trên chiếc xe cuối của đoàn GMC chạy dọc dài qua mấy con đường; hai hàng cây đứng lặng. Đằng sau, phố xá vẫn thản nhiên sinh hoạt rộn ràng. Tôi nghĩ tới, còn bao lần đi về? Còn bao lần đưa đón?

Biết đâu phải không em. Một đời người sẽ dành cho những vẫy tay đón chào; đưa tiễn. Và một đời người sẽ mòn hao theo nỗi nhớ nhung, chờ đợi, cách ly.

7.
Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh quá ư quay quắt. Từ mở mắt chào đời, chúng ta đã lớn lên giữa hận thù đổ vỡ. Chiến tranh có mặt trên khắp hang cùng, ngõ hẻm. Ở ngay cả trong từng hơi thở, từng ý nghĩ hiền hòa của em; của tôi, của mọi người. Chúng ta ghê tởm nó, nhưng chúng ta lại không có quyền từ khước nó, vì chúng ta cần có sự tồn tại đích thực. Hoặc hơn nữa, sự tồn tại đích thực cho thế hệ con em ta sau này. Cha ông ta đã dành tất cả yêu thương, xương máu, hy sinh trọn một đời người cho ước vọng bình thường đó. Bây giờ đến lượt chúng ta. Chúng ta đang tiếp nối hành trình để hoàn thành ước vọng đó. Chúng ta mang trên người lý tưởng phụng sự. Ở đây, lý tưởng không còn là một mỹ từ, không còn là một sáo ngữ. Lý tưởng đó hiển hiện trong từng phút giờ của chúng ta nơi này, trên phần đất tự do. Lý tưởng đó chúng ta mang trong người cùng với lời nhắn nhủ thiêng liêng trong thông điệp Cư An Tư Nguy (*)

Tôi vẫn có một niềm tin sắt đá cũng như một ước nguyện. Nguyện ước không phải là mơ mộng và mơ mộng hẳn là ảo giác. Em sẽ có những gì như giấc mơ hôm nào em kể lại. Đời sẽ có những bất ngờ và em sẽ có những vui buồn bất chợt. Cuộc sống liên tục bằng những đổi thay sống động. Chúng ta có quyền đòi hỏi và vươn lên nhưng trước hết phải đòi hỏi ở chính mình và phải kiên trì suy tưởng đến.

Chúng ta chịu trách nhiệm trước định mệnh riêng tư của mình. Còn định mệnh đất nước, quê hương? Gắn bó hay riêng rẽ. Chúng ta có được đi trên con đường mình lựa chọn? Mỗi câu hỏi đã hàm ngụ câu trả lời trong đó.

Tôi đang đi trên một hành trình chưa có ngày tới đích. Mỗi ngã rẽ sẽ mở đầu cho một hướng đi mới. Cũng như đất nước này đang cần một ngã rẽ. Một khúc quanh lịch sử sẽ cần thiết để trút bỏ được cơn bệnh thảm thương. Con bệnh không thể kết thúc bằng sự chết. Những gì tới thật bất ngờ, những gì vừa vuột khỏi tầm tay, phải chăng là những hạnh phúc lớn lao cho người trong cuộc. Mai sau, ở cuối một hành trình, là một thành đạt mục tiêu hay một lần bỡ ngỡ.

Tôi không mang theo một dự tính nào, nhưng tôi sẽ hài lòng trong cuộc dấn thân nhiều thua thiệt, mà chẳng so đo. Tôi sẽ gom vào ký ức những lần mưa, những lần nắng, những điều không thể nói bằng lời. Tôi vừa mến yêu, vừa hằn học với hiện tại. Tôi có cả một nỗi lòng với đất nước. Một tương lai chưa biết sẽ có gì ở đấy. Nhưng mọi nẻo đường sẽ đồng quy về cùng giao điểm, cùng ước vọng. Và ở đó tôi sẽ gặp em.

8.
Bây giờ mùa mưa đã hết. Trước những con nắng thiêu đốt; tôi lại thèm dư vị của những cơn mưa. Mấy ngày vừa qua; một biểu chiều trời đẹp; bỗng nhiên mây vần vũ kéo tới; bầu trời tím lại; rồi một cơn mưa nhỏ đều; đủ thấm đất bụi.

Những hạt mưa cuối mùa như nước mắt ân tình của một lần khóc nuối. Tôi nghĩ; giá những cơn mưa như vậy sẽ còn mãi trong mùa này để mỗi lần trở về thành phố; tôi được đứng nhìn những hạt nước li ti đỗ trên từng ngọn tóc đong đưa. Để được nghe em nói – Hôm qua nhìn mưa bay, em buồn và nhớ anh quá.

Bây giờ không còn những cơn mưa ấy nữa; nhưng thời tiết lại đổi mùa. Buổi sáng trời thật lạnh. Năm giờ rưỡi thức dậy, tôi choàng chiếc áo ấm lên người và nghĩ thầm – Sáng nay trời lạnh quá. Anh nhớ em thật nhiều.

Dù ở một không gian hay hoàn cảnh nào; tâm hồn tôi vẫn xoay chiều về kỷ niệm; quá khứ; người yêu. Tôi cứ mãi bồng bềnh với những ước vọng; có lúc thật đơn sơ. Tôi nhớ những chuyến mưa chiều; mưa đêm thành phố. Ở đó mưa bay qua cửa kính; mưa bay mờ nhạt tháp giáo đường. Mưa bay mờ mái ngói. Mưa lất phất trên tà áo học trò. Mưa để những kẻ yêu nhau gần gũi; ủ ấm tâm hồn. Tôi nhớ những lần ngồi trong Pôle Nord (**) nhìn mưa qua cửa kính để lòng mơ hồ suy tưởng mông lung.

Những cơn mưa đó qua đi như thật tình cờ; thật nhanh chóng. Như ngày tháng trẻ thơ. Và tôi đã rời xa những mùa mưa dĩ vãng để đi vào một mùa mưa khác. Mùa mưa đầu tiên trên hành trình đổi lạ.
Tôi không bỏ sót một cơn mưa nào. Cánh đồng đầu tiên tôi đi qua; từng thửa ruộng nước ngập quá bờ. Lúa vừa bén rễ; từng bè lá mạ chơi vơi. Tôi lội bì bõm đi, về... Cánh đồng trở nên quen thuộc. Tôi đi giữa đoàn quân mà tưởng lại những ngày trẻ thơ chạy ra đồng nghịch nước; nô đùa cũng lũ trẻ, vào những mùa mưa lụt.

Bây giờ; trên đồng ruộng; lúa đã chín vàng. Lần đi bãi cuối cùng; qua cánh đồng; nhìn những bông lúa trĩu nặng; tôi thấy tiếc một thời lúa mạ xanh tươi và nhớ vô cùng những cơn mưa bay mờ; xa bất tận. Tôi vừa đi qua một mùa mưa thật trôi nổi; nhưng cũng thật hiền hòa. Một mùa mưa đã kéo theo thời gian và những bước chân nặng nề lướt nhanh như những bọt nước giữa dòng.

Tôi không thể nói hết được những cảm giác trong những đêm-mưa-ứng-chiến; ngủ bụi nằm bờ. Một lần; rồi những lần tiếp nữa; tôi nằm với Lương – Bùi Đức Lương - chung một chiếc võng trong hầm đại liên; những giọt mưa như cố tình rơi lên thân thể hai đứa tôi, suốt đêm. Buổi sáng thức dậy, cả bộ đồ ướt sũng. Lạnh co quắp. Có lần trùm poncho nằm suốt giữa một trận mưa từ 12 đêm đến 3 giờ sáng. Những hạt mưa rơi xuống như những ngọn roi quất vào người tôi liên tục hỗn loạn. Những lần tôi ngồi trên ngọn đồi bâng ga-mem cơm; mưa xối xả; cơm thành cháo và tôi đã nuốt ngon lành. Những lần đi địa hình ban đêm; mưa đuổi suốt quãng đường. Cả bọn tôi; ba đứa; bám lấy phương giác từ đã được chỉ định; quờ quạng; lần mò từng bước. Nước chảy từ đầu xuống chân như lúc tắm truồng; vuốt mặt không kịp.
Bây giờ mùa mưa đã qua hẳn rồi. Những cơn nắng chói chang làm tôi ái ngại. Không phải cho tôi mà cho những người bạn trong khóa đi sau. Tôi vẩn vơ so sánh những cơn mưa hiền hòa với những cơn nắng ác nghiệt. Nếu nghĩ rằng mưa cho mát lòng người; nắng cho đời tươi sáng; em sẽ chọn mùa nào.

Song Nhị

 
Bài thơ cùng tên

TÌNH CA NHẬP CUỘC

Xin từng đốt ngón tay mỏi mòn lời hứa hẹn
xin ngày tháng dài ao ước đơn sơ
xin một lần gõ cửa gọi tên người còn đáp lại
xin cho quay về nhận diện ấu thơ

Vì mỗi đêm còn mùa hè lửa đốt
vì ngày mai mùa đông thiếu áo che thân
khi ấn tượng quê hương vết hằn chiến tích
khi hỏa châu soi mảnh đất khô cằn

khi ở phương này quê hương có thực
phận số an bài nối tiếp hy sinh
ý thức bảo tồn nhường ngôi tự chủ
bốn nghìn năm vốn liếng
những cuộc nhục vinh
điệp khúc da vàng trường ca nhẫn nhục!

Xin bồng súng chào mừng đồng loại
nhận huấn lệnh đi vào cuộc đời
sự khởi đầu bằng vết hằn ký ức
và gió mưa luân vũ quay cuồng
những đứa bạn nằm yên dỗ giấc
cũng thôi!
hạnh phúc vẹn toàn

Xin tiếng nói đây em
một lần từ biệt
xin tiễn đưa bằng nỗi nhớ xa xôi
xin con tàu vào viễn lộ hoàng hôn
sương mù biển lặng
gom hết yêu thương đốt lửa giữa trời

Xin bài kinh cầu trổi thành nhạc khúc
một phút an ủi vỗ về
một phút bình yên trên vùng ảo tưởng
ôm tròn hoài niệm quay đi
sự có mặt của những ngày dẫy đầy triệu chứng./
                                                           
KBC 4100/ một chín sáu chín
(thi phẩm Về Lối Đi Xưa, trang 51)




Saturday, August 15, 2015

Tài liệu Nguyễn Quang từ Biển Đỏ thành Biển… Máu



















Trên 700 quyển Biển Đỏ đang chờ vaò lò tái chế (Recycle)

 
TÍNH SỔ CUỐI NĂM
                       
 Ban Biên Tập Nguồn 49/50

Ngày 22 tháng 6 -2009 chính quyền Iran trục xuất hai nhà ngoại giao Anh với cáo buộc “do thám và can thiệp vào nội tình Iran”. Lập tức sau đó Chính phủ Anh cũng trục xuất hai nhà ngoại giao Iran về nước. Đó là ngyên tắc “tit for tat”, tiếng Việt gọi là “ăn miếng trả miếng” trong protocol ngoại giao. Ở đây chúng tôi không làm theo “thủ tục” đó mà cùng độc giả nhìn lại một vụ việc ngỏ hầu giúp chúng ta nhận thức và kinh nghiệm sống của mình, nhằm rũ bỏ mọi bụi bặm để mà bước sang năm mới, tiếp tục làm những điều tốt đẹp hữu ích hơn.

Câu chuyện “Biển Đỏ” trong năm Con Trâu từ tình người, lý tưởng, lòng tin... cứ ngỡ là cơ hội gắn bó để làm được chút gì đó cho tình tự quê hương, đã trở thành “biển đời đen bạc”, ngỡ ngàng, thất vọng!! 

Chỉ không đầy một tuần lễ sau những Email, điện thoại còn gọi nhau thân tình, quý trọng, buổi sáng ngày 30.4.2009 bạn đọc trên mạng cả thế giới sửng sốt đọc “thư kêu cứu số 1” của ông Nguyễn Quang (tên thật Nguyễn Quang hồng Nhân) từ Sài Gòn gửi ra hải ngoại với lời lẽ sặc mùi tanh hôi: “Song Nhị – chủ nhà xuất bản Cội Nguồn – kẻ hút máu các nhà văn lương tâm trong nước”. Ngón đòn mà ông NQ giơ lên để “phang” Song Nhị, Cội Nguồn, “kêu cứu” với dư luận, độc giả là TIỀN:

Email NQ viết: “ông SN in 1000 cuốn và đã bán 500 cuốn với giá 20USD một cuốn, nhưng nay chỉ gửi cho tác giả có 500USD...” (!!! )

Chỉ bằng đó nội dung của “Thư kêu cứu” thôi, dư luận, người quen biết và không quen biết Song Nhị, Cội Nguồn đã lần lượt lên tiếng trả lời ông NQ.
Câu chuyện sau khi được tung lên “toàn cầu”, những ai đọc được, dễ dàng nhận ra thực hư vụ việc; nhưng cũng không ít người “chỉ nghe nói”, “nghe đồn rằng” nên vẫn tỏ ra thắc mắc. Mãi đến hơn nửa năm sau, đến tháng 11.2009 vừa qua, và chỉ mới cách mấy tiếng đồng hồ khi tôi đang viết bài này, SN-Cội Nguồn vẫn nhận được những email hỏi chuyện thực hư vụ “Biển Đỏ”.

Số phận an bài của “Biển Đỏ”
Thật ra, “Biển Đỏ” chẳng là cái gì. Chẳng qua nó chỉ là một thứ Xuân Tóc Đỏ lọt vào nhà Bà Phán, đứng ngoài phòng tắm nhìn vào... lấm lét, thèm thuồng. Thèm thuồng quá, hay vì một lý do nào đó: chính trị, ảo tưởng, mù quáng, ngu dại, nông nổi, phản trắc... – như những từ mà dư luận nêu lên –  để “Xuân Tóc Đỏ” đã tự đốt cháy mình.
Chúng tôi cứ ngỡ rằng sau khi dư luận đã nói lên điều phải quấy thì ông NQ sẽ nhìn ra và nói lại điều phải quấy với chúng tôi để mọi chuyện đâu vào đó. Chúng tôi im lặng đợi chờ... Nhưng không, ông NQ lại gửi tiếp thư “kêu cứu” thứ 2 rồi thứ 3 tiếp tục bịa đặt với lời lẽ khiến chúng tôi liên tưởng đến đám bần cố nông trong thời kỳ cải cách ruộng đất. 
Ngay cả một câu văn rành rõ của Nhà văn Diên Nghị trong bài viết gửi Nguyễn Quang: “Đa số thân hữu đã có một quyết định tiêu hủy hết “Biển Đỏ VN” mà ông NQ không hiểu được nghĩa khác biệt của “tiêu hủy” và “thiêu hủy”, hay là cố tình la lên “Tần Thủy Hoàng đốt sách” để gán cho Cội Nguồn là “phần thư khanh nho”.

Đối với chúng tôi “tiêu hủy” hay bằng phương cách nào đó thì cũng là mục đích loại bỏ một quyển sách hoàn toàn không còn có giá trị nào về nội dung và ý hướng trong sạch nữa, như quyển BĐ.

Trong thư gửi ra hải ngoại ông NQ cho biết ông bị công an gọi làm việc là do SN “gian ác” đăng địa chỉ của ông NQ trong Thư Ủy Quyền lên trang web coinguon.us. Có một email nặc danh ăn có nói theo: “SN điềm chỉ cho công an bắt 27 người bất đồng chính kiến trong nước”. Rất tiếc tôi không biết tên thật và địa chỉ thật của người này để cho ông/bà ấy biết... SN đã điềm chỉ cho công an VC bắt 2.700 hay có thể 27.000 người chứ không phải 27 người. Ít quá!!! Có người nói với tôi “cũng là email của NQ chứ ai”.

Sau khi bị công an gọi làm việc, website “chống cộng” của ông NQ được cải tiến quy mô hơn, nơi quy tụ nhiều “nhà văn lớn” chứa đầy bài vở đánh phá Cội Nguồn. Kể ra công an VC tử tế quá. Chỉ tội nghiệp mấy blogers bị bắt giam vì những bài viết nói lên sự thật và lòng yêu nước của mình, vì họ không biết cách...  

Theo các chi tiết do chính ô NQ cung cấp thì ông ra tù năm 1996, một năm sau “đảm nhiệm” chủ tịch Hội đồng quản trị trường công nghệ Yersin, Đà Lạt (1997-1998). Và hiện là Giám đốc trung tâm tin học Bách khoa, Sài Gòn, Việt Nam (1999-2009) (???). [nguyên văn ô NQ gửi cho CN]

Ông NQ “may mắn” hơn tôi. Tôi ra tù về bị quản chế 5 năm. Năm năm không được tự ý đi đâu, không được vào hộ khẩu. Treo bảng trước nhà nhận may vá quần áo, nhận dạy kèm Anh văn bị CA buộc gỡ xuống.

Ông NQ nói chúng tôi đưa địa chỉ trong Thư Ủy Quyền lên web coinguon là tố cáo ông với CA. Thực ra, chúng tôi có đầy đủ lý lịch của ông NQ, vợ ông và đứa con gái của ông. Ngày tháng năm sinh, số CMND, số hộ chiếu, địa chỉ nhà ở, địa chỉ nơi làm việc trong hồ sơ Cội Nguồn gửi Lãnh Sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn mời NQ sang Mỹ du lịch (để dự buổi RMS), nhưng bị TLS Mỹ từ chối cấp visa, chúng tôi... “quên” không “tố cáo với CA” những chi tiết này.

Ông NQ cho rằng những thư “kêu cứu” phổ biến trên mạng và đăng trên trang mạng của ông chỉ giữa người phổ biến và người nhận biết với nhau mà thôi, còn công an văn hóa VC không đọc được? Không có nằm vùng chuyển tin?? Các nhân viên sứ quán VC ở Mỹ không hay biết gì??

Người ta tự hỏi sự việc nhắm vào một tổ chức văn học chống cộng ở hải ngoại để đánh phá có dây mơ rễ má với Nghị quyết 36 ?? 
Một cựu Tr/tá Phi công VNCH gọi thăm tôi, đưa ra nhận xét “những sự việc đánh phá các người hoạt động tại hải ngoại, như vụ Nam Lộc cũng vào dịp tháng Tư có vẻ như là một chiến dịch.” 

Về “đầu dây mối nhợ” khiến CN dính vào “Biển Đỏ” xin mời quý vị đọc Biên Bản của Ban Điều Hành CN và BBT tạp chí Nguồn trong số báo này.

Cũng xin được nói thêm một chi tiết, sau khi được ông Đào Văn Bình giới thiệu, tôi có đến nhà gặp NS Vũ đức Nghiêm, được ông VĐN xác nhận có ở tù chung với NQ Hồng Nhân. -“Cậu ấy giữ đồ thăm nuôi và nấu ăn cho tôi” (Ông Nghiêm cho biết) - Kể từ đó có sự liên lạc bằng email giữa chúng tôi và tác giả này. Nhiều lần ông NQ năn nỉ tôi in cho một cuốn sách, dù “biết là CN có sự dè dặt sau vụ TKTT”. NQ còn nói sẽ gửi tiền in, nếu CN chịu đứng ra xuất bản. ông NQ gửi thư email của NS Vũ Đức Nghiêm và ông Phan Tấn Hải (Chủ bút Việt Báo ở Nam Cali) khoe là ông Hải đã ví NQ như một Solzenitsyn.
Sau khi ra mắt, gửi bán, và biếu tặng, sách còn lại khoảng 700 cuốn, Cội Nguồn đề nghị ô Võ Thạnh Văn (*) vận động đồng hương Quảng Ngãi cùng CN tổ chức ra mắt tại Nam Cali. Sau nhiều email qua lại, NQ xin CN giao sách cho ông Trần Anh Lan hoặc người em ruột là Nguyễn Quang Minh Trí, cư ngụ tại thành phố Vallejo, miền bắc California đến nhận.

Chúng tôi đồng ý giao vô điều kiện cho NQ 500 cuốn đang gửi tại nhà in và 100 cuốn đã gửi bán tại nhà sách Tự Lực.  

Tôi đã gửi tên và số điện thoại của người ở Tự Lực cho NQ, đề nghị ông đích thân gọi cho Tự Lực xin nhà sách trả tiền trước. Khi nhận được tiền từ nhà sách, CN sẽ gửi về ngay cho. Ông NQ không trả lời email này, và cho biết người em ruột từ chối nhận sách, sẽ nhờ Ông Trần Anh Lan. 

Sau cùng Ng. Quang Minh Trí từ Vallejo gọi điện thoại hẹn tôi chiều thứ Sáu, 1-5-2009 đến San Jose gặp tôi cùng đến nhà in lấy sách. Chiều thứ Năm 30-4-09 NQM Trí gọi phone báo cho tôi: “Ngày mai thứ sáu con không đến nhận sách nữa. Bên VN nói thôi khỏi đi lấy sách”.

Tôi hỏi: “Trí có biết sáng nay Quang đã tung lên Internet chửi bới, mạt sát cá nhân Song Nhị và Cội Nguồn là hút máu nhà văn trong nước không?”

Trí tỏ ra ngạc nhiên, nói: - “Không hay biết gì cả, bác. Sao kỳ vậy, sách còn đó, tiền bạc bao nhiêu mà làm chuyện thất đức vậy”. Trí còn nói thêm “Bác đừng buồn, để con gọi phone về hỏi anh chị xem. Là anh em ruột nhưng con và anh Nhân quan niệm sống khác nhau bác ạ...” Trí còn mời tôi có dịp ghé nhà chơi.

Sự việc xẩy ra bất ngờ với cả người em ruột. Năm ngày trước đó NQ vẫn gửi email cho cho tôi với lời lẽ thân mật và “trọng kính”. NQ và kẻ xúi giục đã sắp đặt, định ngày N giờ G để tấn công Cội Nguồn vào sáng sớm ngày quốc nạn 30 tháng Tư.  
Mặc dù chưa trả hết tiền in, sau buổi ra mắt, (dù CN còn thâm hụt 650USD cho tiền in và tổ chức ra mắt), tôi đã gửi 500.USD về cho NQ, đồng thời gửi Email bản chiết tính, ông NQ trả lời tôi: “Anh cần gì phải gửi bản chiết tính như vậy. Chúng ta đặt trên sự tin cậy với nhau mà...”.

Trong các email trước đó NQ luôn nói rằng ông không cần tiền, viết chỉ là nghề tay trái và viết vì tâm huyết, lý tưởng. Chẳng hay lý tưởng của NQ là lý tưởng gì ?

Trong thời gian mới đây độc giả trong nước và hải ngoại cũng đã đọc được thư của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy gửi hai ông Lão Móc và Nguyễn Quang nói về vụ 10 ngàn đô (10,000USD) bán sách trong một buổi ra mắt cuốn Biển đỏ.

Trong thư cũng có đề cập đầy đủ chi tiết về vấn đề tiền bạc của cuốn sách ‘Viết Từ Hang Đá Nhỏ Lệ Cùng Dân” của Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy mà bà Bích Huyền, kẻ dựng chuyện đã làm náo loạn cả trong nước và hải ngoại để tấn công cá nhân tôi và CSTV Cội Nguồn.

Để nhằm vô hiệu hóa việc phát hành cuốn sách Viết Từ Hang Đá, bà BH đã gọi điện thoại kêu gọi văn nghệ sĩ và cư dân Bắc California tẩy chay buổi RMS Viết Từ Hang Đá tại San Jose, khiến bà Cao Ánh Nguyệt, Chủ nhiệm/chủ bút tuần báo Phụ Nữ Cali phút chót từ chối phát biểu đề tài: “Vai trò Phụ nữ trong công cuộc vận động dân chủ cho VN” trong buổi ra mắt. 

Trong thư vừa qua, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy minh xác sự thật hoàn toàn ngược lại những gì mà bà Bích Huyền và vài ba tay đàn em của bà hô hoán ồn ào cả tháng trời.

Sự việc chỉ vì bà Bích Huyền đòi đưa 3.000 đô (trong số 5.300$  bán sách, chưa trừ tiền in và chi phí tổ chức ra mắt). Sau đó, qua trung gian Việt Hải gửi email “thương lượng”: “nếu Cội Nguồn đưa 4,500 đô thì coi như ‘deal’ với Nam Cali đã xong”. Liền sau đó bà Bích Huyền gửi Email đòi nhận tiền mặt: “Tôi không nhận check vì phải đóng thuế”. Những Email này còn trong hồ sơ CN. Đây là một vụ tống tiền trắng trợn công khai giữa ban ngày!!

 



KÊU CỨU SỐ 01
Song Nhị - Chủ nhà xuất bản Cội Nguồn – kẻ hút máu các nhà văn lương tâm trong nước.
Theo yêu cầu của Quý Nhân Sỹ và nhiều thân hữu về việc ra mắt tác phẩm Biển Đỏ Việt Nam tại San Jose ngày 01-11-2008, tôi xin thưa như sau:

1. Sau 6 tháng ra mắt sách nhưng Ông Song Nhị vẫn chưa có bản kết toán, mặc dù ông nhận của tác giả 1500 USD từ trong nước gửi qua Mỹ để in. Theo thư qua email, ông Song Nhị in 1000 cuốn và đã bán 500 cuốn với giá 20USD một cuốn (người viết nhấn mạnh), nhưng đến nay chỉ gửi cho tác giả có 500USD.

2. Là một người bị bách hại gần 20 năm tù dưới chế độ cộng sản, và may mắn sống sót trở về từ địa ngục trần gian, tác giả đã viết lên tiếng nói từ lương tâm về những người dân Việt bị bách hại dưới bàn tay bạo tàn trong đó có chính mình, chỉ mong sao nói lên nỗi oan khiên của người đã khuất cũng như còn sống trong đau khổ.

3. Thế nhưng tác giả đã gặp phải những người nhân danh chính nghĩa Tự Do, chống lại bạo tàn, song vì lòng tham từ giá trị thặng dư còn gấp không biết bao nhiêu lần hơn những người Cộng sản độc ác. Vậy sự lên tiếng này như một lời kêu gọi Quý Nhà Văn còn lương tri ở hải ngoại hãy nói với ông Chủ nhà xuất bản Song Nhị thôi đừng làm chuyện ấy nữa, hãy trả lại sự công bằng cho các nhà văn lương tâm đã đang và sẽ còn chịu bao sự bách hại trong nước.
 
Sài Gòn, ngày 30-04-09
Trân trọng.
Tác giả tác phẩm Biển Đỏ Việt Nam.
Nguyễn Quang.

**
Kết luận:
Thông Cảm Và Thương Hại
Ngày 4 tháng 9/2009 ông NQ lại tung lên mạng Internet một văn bản không biết nên xếp vào loại thư, hay một lá đơn, hay một tờ thông báo, hay một lá thư tố cáo... (?), gửi cho một công ty tư vấn luật pháp; đồng thời kính trình lên Bộ Ngoại Giao CSVN, Sứ quán CSVN tại Washington và Lãnh Sự quán VN tại San Francisco, đương sự tự kê khai lý lịch, địa chỉ, số điện thoại...

Trong khi đó, trong cùng “tờ trình” này, ô NQ lại viết: -“... Ông Song Nhị đã công bố tên tuổi của tôi trên báo điện tử Cội Nguồn cùng địa chỉ nơi cư trú của tôi và hậu quả tôi đã bị Công an làm việc nhiều lần cùng gia đình sống trong bất an lúc nào cũng bị Công an theo dõi. Cuộc sống của chúng tôi thật sự bị đe doạ,...”.

Ông NQ “méc” với Bộ Ngoại Giao CSVN và hai sứ quán VN tại Mỹ ông bị công an VNCS theo dõi... Trong thư này không thấy ông NQ đề cập bị công an gọi lên làm việc...
Đọc xong “tờ trình” chúng tôi thông cảm và thương hại khi nhận ra đây là một con người hoàn toàn không bình thường – Không phải là một con người bình thường với đầy ảo tưởng như nhận định của nhiều người đưa ra – Có lẽ vì phải ở tù lâu quá hay do bản chất nên NQ đã mất sự thăng bằng về tâm trí. Cho nên khi bị “khích tướng”,  NQ đã không nhận ra được điều phải quấy, đúng sai, thực hư, tình lý ... và đã coi thường dư luận.


Sau đây xin trích phần mở đầu tờ đơn ông NQ gửi tung lên trang mạng “chinh nghia”:

Sài Gòn, ngày 01-9-09.
Kính gởi: Công ty Grace Prepaid Legal Group, Inc.

Xin tư vấn pháp lý v/v tổ chức văn hoá người Mỹ gốc Việt lừa đảo một nhà văn lương tâm trong nước. (2)

Đồng kính gởi để kính tường:
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Bộ Ngoại Giao Việt Nam
Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội

Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn
Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Sài Gòn
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Bang California

Thưa Ban Giám Đốc,
Tôi tên là: Nguyễn Quang Hồng Nhân.
Bút hiệu: Nguyễn Quang.
Sinh Năm: 1954. Hiện cư ngụ tại Sài Gòn, Việt Nam.
Nơi đăng ký hộ khẩu: 76/63C Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP: HCM.
Nơi làm việc thường xuyên có mặt: số 22 A, đường 13, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP:HCM.
Mobil: 0988158857
Điện thoại bàn:62766520
Nay tôi kính đơn này đến Công ty để xin tư vấn pháp lý về sự việc như sau:
..............................................

 Quý vị có thể đọc đơn “xin tư vấn pháp lý” của ông NQ tại:
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/tin-t-c-th-i-s-f23/cong-ty-grace-prepaid-legal-group-inc-t140.html

***

Mấy Điều trích từ 14 Lời Kinh Phật:

1.  Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
2.  Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá                  
4.  Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ.                  
11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.                 
12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.               
13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.
            

Ý KIẾN BẠN ĐỌC . TIẾNG NÓI DƯ LUẬN (1)



Nhà văn Tiến sĩ TRẦN KIÊM ĐOÀN:

Lớn Tiếng La Làng Thô Bạo Và Rừng Rú

                  
(Nguyễn Quang - từ  biển đỏ tới biển máu tiếp theo) 

LTS.- Kết thúc đề mục “Tính Sổ Cuối Năm”, BBT Nguồn (số 49) xin đăng lại một số ý kiến phản ảnh nguồn dư luận mà chúng tôi nhận được từ ngày đầu của scandal “biển đỏ” cho tới một hai ngày trước khi chúng tôi thực hiện đề tài này. Đây là lần cuối cùng chúng tôi minh bạch với bạn đọc và “sòng phẳng cùng dư luận” (nhà văn TKTT) Sau loạt bài này, vấn đề đã hoàn toàn thuộc về quá khứ.

**

Kính thưa tác giả Nguyễn Quang và quý bằng hữu trong thùng thư I - Meo nầy.
Trước hết xin chúc mừng nhà văn Nguyễn Quang đã nhận đuợc số tiền 500 đồng bán sách.  Mới có một cuốn sách "vượt biên" qua Mỹ mà ông đã kiếm được chút tiền còm thì kể cũng hên lắm đó!  Trông người lại nghĩ đến ta mà thấy tủi thân. Tủi thân vì gần ba chục năm viết báo... chùa, tôi chẳng nhận được đồng nào mà có khi còn tốn tiền cà phê thuốc lá đãi bạn bè nữa chớ.  Riêng về cái vụ in sách thì tui đã xuất bản 6 cuốn sách (Chuyện Khảo Về Huế, Con Yêu Bánh Nậm, Từ Ngõ Huế Xưa, Tu Bụi, Vietnam War and its Aftermaths, Sông Hương Ngoài Biên Giới...) Cuốn nào cũng in lần thứ hai, thứ ba.  Ở Mỹ in trước, trong nước in sau.  Thế nhưng bù qua sớt lại tôi chẳng nhận được đồng nào bỏ túi lấy hên như ông Nguyễn Quang cả.

Sách in ở Mỹ thì tiền in ấn, tiền ra mắt ra mũi, tiền phí tổn thuê mướn phương tiện, tiền chiêu đãi bạn bè đã ngốn hết những khoản tiền còm bán sách.  Nếu gởi tới các nhà sách bán thì bị "bóc lột" có khi chỉ huề vốn. Sách in trong nước thì bao giờ cũng tính trả nhuận bút cho tác giả 10%.  Nghĩa là bao giờ cũng in 1000 số và tác giả được 100 cuốn.  Nếu tác giả có vác ra bến xe bán dạo thì cũng chỉ vừa đủ tiền thuê xe ôm và ăn cơm ... bụi mà thôi.

Nói tóm lại là tình hình "nhà văn An Nam khổ như chó!" như nhận định của một nhà văn tiền bối thì đến nay vẫn không có gì thay đổi.

Giới văn bút có chút ít kinh nghiệm ắt sẽ hoảng hồn trước những mớ danh từ đao to búa lớn múa gậy vườn hoang của ông Nguyễn Quang trong thư vừa gửi. Không hiểu ông Nguyễn Quang đã có kinh nghiệm gì về thị trường sách báo ở xứ nầy chưa mà lại lớn tiếng la làng la xóm "hút máu nhân dân" nghe nó thô bạo và rừng rú như đang ở thời kỳ đấu tố cải cách ruộng đất thập niên Năm Mươi ở miền Bắc vậy kìa!

Song Nhị xưa nay là người dám uống nước phông ten, vỗ bụng "gà sale" bình bịch để làm báo, viết văn, làm thơ.  Song Nhị và các thân hữu đã chấp nhận sống đời hàn sĩ trong hàng chục năm qua để vun xới cho Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn và cho tờ báo Nguồn được sống.

Dân Mỹ nó rạch ròi hơn dân ta vì họ chẳng bao giờ tin những lời la ó ồn ào đầy cảm tính như Cái Gọi Là... kháng thư số 1 của Nguyễn Quang cả.  Muốn tin hay không ở một con người thì phải nghiên cứu và căn cứ trên việc làm thực tế, trên tiểu sử có thật và trên "CREDIT" đã được chứng minh.  Sự tố cáo và thoá mạ tùy hứng và tùy tiện trên diễn đàn báo chí theo kiểu cách trong thư ông Nguyễn Quang là một việc làm ngây ngô, vội vàng và hoàn toàn thiếu tính thuyết phục.

Mong ông không nên chủ quan đánh giá quá thấp các bậc thức giả quanh mình.
Vài suy nghĩ nhỏ xin chia sẻ. 
Kính
Trần Kiêm Đoàn
-----------------------------------
Doan Kiem Tran, MSW., Ph.D
EW PSYS Institution
P.O Box 348597 Sacramento, CA  
Tel: (916) 479-3559


**

Cựu Thẩm phán LÊ DUY SAN
"San Le Duy" <sanduyle@sbcglobal.net>

Thưa ông Kiêm (Trần Kiêm Đoàn)
Lúc đọc bản tin, tôi cũng nửa tin nửa ngờ vì người viết tin chính là tác giả đang ở trong nước, nhưng khi đọc thư của ông Song Nhị thì tôi không còn tin nữa. Nay đọc thư của ông nói về tình trạng ra mắt sách ở hải ngoại tôi rất đồng ý và xin thưa.

Chính tôi đây muốn ra mắt sách Đặc San Chu Văn An số 2009 đặc biệt về Hoàng Sa và Trường Sa để lấy tiền giúp đỡ các thương phế binh VNCH, một cuốn sách đã được nhiều thân hưũ và bạn bè cho là rất giá trị hay nói theo chữ Vẹm là được đánh giá rất cao, vậy tôi mà tôi cũng không dám. Bởi vì muốn có đông người tới tham dự và bán được nhiều phải:

1/ Gủi thư mời tới từng người
2/ Quảng cáo rầm rộ
3/ Có ca nhạc phụ diễn

Với ba khoản chi tiêu trên cộng với tiền thuê chỗ, ít nhất cũng phải tốn $1.800.

Tôi giả thử rằng buổi ra mắt sách thành công vì có tới khoảng 400 người tới tham dự và số sách bán được là 150 cuốn. Như vậy lời được có khoảng $450. Nếu trừ tiền in mỗi cuốn $2.50 thì còn được bao nhiêu để giúp đỡ cho anh em thương phế binh?

Dù Hội chúng tôi không lấy tiền in sách thì cũng được khoảng $450.00 như tôi đã tính để giúp các anh em thương phế binh quê nhà. Chắc chắn sẽ có bọn Việt gian cộng sản tung tin Hội chúng tôi đã lợi dụng anh em thương phế binh để bán sách lấy tiền bỏ túi, vì một buổi ra mắt sách thành công như vậy mà chỉ giúp cho anh em thương phế binh có được $450.000

Chính vì vậy tôi cũng không dám ra mắt cuốn Đặc san Chu Văn An năm 2008 dù được rất nhiều anh em khuyến khích.

Kính,
Lê Duy San    


Ý KIẾN BẠN ĐỌC . TIẾNG NÓI DƯ LUẬN (2)



NHÀ THƠ NGọC BÍCH

ĐỌC CÁI THƯ KÊU CứU CủA ÔNG NGUYỄN QUANG TÔI BUồN CƯờI QUÁ.


Ông nghe tin vịt cồ đó ở đâu vậy? Hèn gì ông sống ở bển cũng đúng thôi.

Theo chỗ tôi được biết thì ông có xin qua Mỹ để tham dự buổi ra mắt sách này, bên Việt Nam nhận đơn xin xuất cảnh của ông vì ông có đóng sở phí xin xuất ngoại, nhưng Hoa Kỳ không cho ông vào đất nước họ, có đúng không thưa ông?

Ở bên Mỹ này tuy là nhiều bò sữa thật đấy, nhưng họ không dễ gì mà cho vắt sữa vậy đâu. Không làm gì có chuyện trong một buổi ra mắt sách Biển Đỏ ngày 1- tháng 11- 2008 mà bán được tới 500 (năm trăm cuốn) đâu. Chuyện lạ như thế mà ông tin được sao? Tôi khẳng định là chưa hề sảy ra và không đúng là sự thực.

Cuốn sách Biển Đỏ của Nguyễn Quang được lén lút gửi ra nước ngoài qua nhiều lần do Nguyễn Quang nhờ vả cậy cục và gửi tiền để có được tác phẩm của mình xuất bản ở hải ngoại cho oai. Chuyện này có thực, và đã xong.

Tôi là một trong số những người tham dự buổi ra mắt sách đó nên hôm nay tôi tự thấy nên tin lại để ông Nguyễn Quang rõ: Buổi ra mắt sách Biển Đỏ của Nguyễn Quang do Song Nhị tổ chức không thành công đến như thế đâu vì những lý do sau:

A. Ngày 1-11-2008 là ngày mưa bão đầu mùa, mưa rất lớn, lại có hai ba vụ việc khác cũng tổ chức cùng ngày nên chi số người đến đó chỉ lèo tèo vài chục người thôi. Phải nói rằng đa số tới đó là vị nể tình, vì chỗ quen biết vì cảm tình với Song Nhị, đến vì giữ lời hứa với Song Nhị chứ có ai biết tới Nguyễn Quang là cái quái gì đâu.

B. Số người tham dự đã khiêm nhường như vậy thử hỏi làm sao mà số sách bán ra được tới 500 cuốn với giá 20$ một cuốn Chắc hẳn là có ai đó đã chơi xỏ ông Song Nhị mà phao tin vịt cồ đến Nguyễn Quang đó thôi.

C. Việc này vừa hại Song Nhị vừa hại Nguyễn Quang và anh chị em trong nước.
Hại Song Nhị, vì sách chỉ bán ra có vài chục cuốn, toàn là do Song Nhị giới thiệu, phần nữa là do vì nể tình bạn bè và có đến trong buổi ra mắt đó mà mua thì trừ chi phí đi Song Nhị gửi về cho Nguyễn Quang $500 là đã tốt rồi.

Theo tôi thì ông Song Nhị nên CHỪA đi, đừng nghe ai năn nỉ mà hoài công giúp đỡ nữa, vừa mất công vừa bị mang tiếng. Không bao giờ tin tưởng được những người ở " bên kia" Họ nhờ mình đó, nhưng họ cũng chửi mình ngay đó khi họ cảm thấy là không còn làm lợi cho họ được. Đây là trường hợp của ông Song Nhị.

Hại ông Nguyễn Quang vì ông đã bị ai đó lừa mà tưởng bở, tiền thu về không được là bao, mà lại bị "bên bển" họ để ý kỹ vì có tác phẩm phản lại "nhà nước và đảng" bêu xấu đảng ở hải ngoại chẳng lẽ họ để yên cho Nguyễn Quang sao? Trừ phi Nguyễn Quang với "nhà nước và đảng" là một. Mà nếu Nguyễn Quang với "nhà nước và đảng" là một thì " Biển Đỏ" còn có nghĩa gì nữa ??? Hoặc cả hai là gỉa thì ai đem tiền thực ra để mua đồ gỉa. Do đó, nói cách nào đi nữa thì tác gỉa, tác phẩm 'nhà nước và đảng" cũng vô giá trị như nhau cả mà thôi.

Ngoài ra Nguyễn Quang còn làm hại anh chị em trong nước nữa vì từ nay trở đi hỏi ai còn có can đảm mà in ấn giúp dùm bất cứ một tác giả nào trong nước nữa? Nếu họ cứ nghĩ tác phẩm của Nguyễn Quang in ra ở bên Mỹ, ngay buổi ra mắt sách đầu tiên đã bán được 500 cuốn mà bây giờ tác phẩm của MÌNH chỉ bán ra có 5, 6 chục cuốn thôi thì ắt hẳn là HỌ đã gạt MÌNH. rồi và sau đó lại có một màn "kêu cứu" tưng bừng nữa xảy ra.

Tiếng kêu cứu để chữa cháy trong khi nhà không cháy thì hỏi rằng còn ai muốn cứu nữa?
Tóm lại nhà không cháy thì đừng kêu cứu nữa ông Nguyễn Quang!. Cuốn sách chẳng có gì đáng nhắc đến cả, mà số sách nào có bán được nhiều nhặn gì cho cam!

Vả lại đừng nên gieo tiếng ác cho người khác khi Nguyễn Quang chưa và không hề biết rõ hư thực ra sao, nỡ lòng nào gọi Song Nhị là "người hút máu" anh em văn nghệ sĩ ? nỡ lòng nào gọi đó là Nỗi buồn văn học hải ngoại?

Văn Học Hải Ngoại có gì đáng buồn đâu? Có chăng chỉ là nỗi buồn của Nguyễn Quang vì không thâu được tiền về nhiều như ý muốn và số 800, 900 cuốn sách còn lại bây giờ sẽ làm gì đây nhỉ? chả lẽ đem về trong nước bán cho "nhà nước và đảng" sao?

Mà ông Song Nhị hẳn rằng đã học được một bài bằng giá quá đắt là: Từ nay xin ông đừng bao giờ tin tưởng vào những lời của bất cứ kẻ nào ở phía "bên kia" nữa. Dù là lời van xin tha thiết (khi họ cần) vì rằng lời van xin đó sẽ rất dễ trở thành lời sỉ vả mình khi họ hết cần đến mình. Hoặc mình không làm lợi cho họ.

Buổi ra mắt sách và cuốn sách là do công và tội của ông Song Nhị. Công ít tội nhiều. Công là giúp cho cuốn sách được ra đời và giúp cho một số người biết đến tác giả Nguyễn Quang là ai. Tội là Song Nhị đã quá tin mà dám cả gan chơi dao đến nỗi đứt tay, chơi dao đến nỗi chính con dao đó đã cắt cổ mình. Đó là việc giúp in ấn và xuất bản cuốn sách của Nguyễn Quang và cũng chính vì thế mà con dao Nguyễn Quang đã cắt cổ Song Nhị.

Cá nhân tôi vì nhìn rõ, chứng kiến cả mọi sự việc nên nghĩ mà buồn và tức, lại thêm ghét Song Nhị nữa. Nhưng Song Nhị chỉ thật đáng tội nghiệp.

Nếu chẳng may có ai muốn chụp mũ hoặc gán ghép cho tôi những từ ngữ dơ dáy đến đâu cũng không làm sai lạc những nhận xét của tôi qua sự việc mà tôi đã chứng kiến.

Tôi chỉ vì công đạo mà viết thư này gửi ông Nguyễn Quang mong ông đọc kỹ và nếu cần thì tôi sẵn sàng gửi ông cả cuốn phim mà tôi đã nhờ ông Nguyễn Cầu quay và hiện còn lưu giữ để ông Nguyễn Quang rõ mọi sự việc mà đừng đi đến chỗ đa ngôn đa quá viết lên những lời vu oan giáng họa cho người khác mà mang tôị. Theo tôi chính ra Nguyễn Quang quá vội vã khi gửi lên cái email này.

Chào ông và chúc ông may mắn và sáng suốt hơn trong cuộc sống.
Ngọc Bích 



Ý KIẾN BẠN ĐỌC . TIẾNG NÓI DƯ LUẬN (3)



Nhà Văn PHONG THU

TIẾNG KÊU CỨU CỦA TÁC GIẢ “BIỂN ĐỎ”
HAY LÀ PHƯƠNG THỨC LY GIÁN CỦA BỘ NỘI VỤ HÀ NỘI?
                    
Ông Nguyễn Quang vì xót ruột với
đồng tiền bỏ ra hay có bàn tay sắt của CS Hà Nội?

Tiếng kêu cứu của tác giả Biển Đỏ Nguyễn Quang đã được phóng lên trên mạng lưới toàn cầu gây một chấn động lớn trong văn đàn hải ngoại. Và chẳng bao lâu tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồng xa. Dù rất bận nhưng tôi đã gọi điện thoại cho nhà thơ Song Nhị. Giọng anh xúc động, pha lẫn chua xót. Anh đã bị trúng thương rất nặng. Khi mở website Cội Nguồn, trang web chỉ còn duy nhất tiếng “Kêu Cứu” của Nguyễn Quang, tác giả tập truyện Biển Đỏ.

Lời kêu cứu nầy đúng vào thời điểm 30 tháng 4. Ngày đánh dấu những khúc quanh đau khổ và tang tóc của người Miền Nam Việt Nam. Và theo như quyển sách tác giả viết ông cũng là nạn nhân của chế độ CS phi nhân và là một người tù lương tâm đã bị cộng sản lưu đày hơn 17 năm tù. Có sự trùng hợp nào không? Nếu quan sát sự việc thì có hai vấn đề nổi cộm trong lá thư kêu cứu nầy:

Thứ nhất: Tất cả bài vở của CSTV Cội Nguồn đã biến mất.
Thứ hai: Wesite của CSTV Cội Nguồn đầy VIRUS.

 Trong lá thư ông Nguyễn Quang viết gởi cho tôi ngày 4 tháng 5 lúc 6:50 am (giờ VN), ông viết rằng: “Xin cảm ơn Bà về sự quan tâm đến webcoinguon, là một người phụ trách kỹ thuật trước đây, thú thật tôi không ngăn nổi virus mỗi khi nhận bài, bao nhiêu ổ đĩa cứng bị hư do virus, về sau tôi tìm chính trong chỗ lưu trữ của ông Song Nhị đầy các phim sex, có thể do ai gửi đến và thâm nhập vào máy cũng như các chương trình và tôi cũng cảnh báo ông ấy liên tục trong sự tế nhị này. Ở VN, ngay chính chỗ lưu trữ của ai, nếu là nhân vật quan trọng thì gọi là 'đại nhân dâm dục', còn bình dân với nhau gọi là những con quỹ râu xanh”.

Ít dòng để Bà rõ tình trang virus của coinguon, cái băng hoại nào cũng đến từ bên trong, như kinh Vô Úy Uẩn của nhà Phật đã nói”.

Tôi ở Mỹ gần 20 năm, chỉ học điện toán cũng sơ sài. Tôi chưa đủ trình độ tưởng tượng giỏi như ông Nguyễn Quang để giải thích chuyện virus tràn ngập máy điện toán. Nhưng tôi biết chính xác rằng khi tôi click vào WebsiteCoinguồn thì máy điện toán của tôi báo động có virus xâm nhập và tôi biết phải làm gì. Trò nầy chỉ dành cho bọn lưu manh, nhỏ nhen, hèn hạ. Ăn được thì hả hê, ăn không được thì toa rập với những bọn tiểu nhân, tàn độc đạp đổ. Tôi thành thật khen ngợi ông đã có cách biện luận và lý giải sự việc có lồng vào thí dụ về các phim sex y hệt ông viết những chuyện về nhà tù có nhân vật thật cao thượng, đạo đức mang tên Thiện Nam.

Ai đã nhúng tay vào sự việc nầy? Ông Nguyễn Quang vì xót ruột với đồng tiền bỏ ra chưa thu lại được như mong muốn hay có bàn tay sắt của CS Hà Nội? Một quyển sách viết về chế độ CS khủng khiếp như vậy mà CS đã để cho ông yên hay sao? Ông đã nhìn thấy Điếu Cày, Phạm thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghiã,Vũ Hùng, Phạm văn Trội, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài... đâu có ai viết sách tố cáo ghê gớm như ông.

Tại sao họ phải bị bắt vào tù? Hay ông là một người có vị trí quan trọng trong chính quyền CS Hà Nội. Và có thể ông là người đã được CS giao cho trọng trách là phải huỷ diệt CSTV Cội Nguồn? Ông trách ông Song Nhị không dám đến thăm hỏi Phạm Cung. Nhưng ông cũng hiểu rằng một người sĩ quan đã từng học tập cải tạo, làm biên tập cho một Tạp Chí chống cộng nổi tiếng đã in sách của ông, của bà Trần Khải Thanh Thuỷ thì việc về thăm gia đình phải hết sức thận trọng. May là ông Song Nhị không đi, nếu đi có thể bây giờ ông đã ngồi trong tù đếm lịch.

Tôi đã đọc Biển Đỏ. Đây là một quyển sách tố cáo bản chất chế độ cộng sản phi nhân đã đào tạo, sản sinh ra những con người mới XHCN có lòng tham không đáy, độc ác, đạo đức giả và chỉ biết nói láo. Và với thời gian 17 năm bị giam cầm trong ngục tối, Nguyễn Quang đã quan sát, chiêm
nghiệm, khái quát khá đầy đủ cảnh địa ngục trần gian của nhà tù cộng sản. Nhà tù của CS không phải cải tạo để cho con người trở nên tốt hơn mà nó huỷ diệt thể xác và tinh thần và biến con người trở thành thú vật.

Ở hải ngoại có rất nhiều người viết về nhà tù của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội. Nhưng chỉ có hai quyển sách mà tôi thấy cần phải đọc, phổ biến và dịch sang Anh Ngữ là “Tôi Phải Sống” của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ và “Thép Đen” của tác giả Đặng Chí Bình.  Biển Đỏ là quyển thứ 3 tôi được hân hạnh đọc do nhà thơ Song Nhị gởi sang tặng. Nguyễn Quang có lối viết triết lý, phê bình, gạn lọc. Người đọc cần phải có trình độ suy luận mới có thể hiểu được phương pháp viết của tác giả.

Khi đọc xong quyển sách, tôi không ngạc nhiên khi nhà thơ Song Nhị đã in quyển sách nầy.
Tôi quen nhà thơ Song Nhị trong một trường hợp khá hy hữu. Ông đọc một truyện ngắn của tôi đăng trên website Vietnam Review và viết những dòng ngắn ngủi rất chân tình muốn liên lạc tôi. Một người vô danh, tiểu tốt như tôi mà được một nhà thơ có tên tuổi chiếu cố cũng là một vinh hạnh.

Nhưng tôi vẫn chưa vội viết thư cho ông vì tôi thấy ông là một trong những người sáng lập ra CSTV Cội Nguồn. Những người cộng tác với ông là văn nghệ sĩ danh giá, nổi tiếng trong nhiều thập niên qua như nhà thơ Cung Diễm, Hà Thượng Nhân, Diên Nghị, Thanh Thương Hoàng. Nguyễn Trung Dũng, Triều Nghi, Đông Nghi, Du Sơn, Huệ Thu, Đỗ Bình, Diệu Tần, Nguyễn Văn Lục, Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh...v..v... Tôi ngại và sợ người ta cho rằng mình muốn trèo đèo, dựa hơi những người nổi tiếng nên tôi lờ luôn.

Cho đến khi quyển sách “Viết Từ Hang Đá Nhỏ Lệ Cùng Dân” của Trần Khải Thanh Thuỷ ra đời, tôi mới nhận được một lá thư của nhà văn Song Nhị xin được đăng bài của tôi trong tạp chí Cội Nguồn. Tôi theo dõi tình hình của ông và cảm thông cho nỗi đau của ông. Vì anh em QGNT Heritage cũng đã bị Take2tango đánh phá một cánh bẩn thỉu và tàn độc.

Tôi từng nói với anh Song Nhị rằng ở hải ngoại không có nhà xuất bản nào bỏ công không ngồi sửa bản thảo, đem tiền đi in rồi ra mắt sách rồi gom tiền công không hết. Nhà xuất bản chỉ in cho những tác giả tiếng tăm và tặng họ 200 quyển sách làm tiền bản quyền. Thế thôi chấm hết. Tác giả muốn làm gì với 200 quyển sách đó thì làm. Muốn ra mắt sách, muốn bán, tặng tự ý, cứ bỏ tiền túi ra mà làm.

Ngay cả tôi, nếu ai bảo tôi ngồi bỏ công chùa ra làm vì lý tưởng chống cộng thì tôi sẽ nói “NO”. Thời gian đối với tôi là vàng bạc, không ai có thể lạm dụng để kiếm tiền trên mồ hôi của tôi. Ngày xưa khi tôi còn là cô bé 12 tuổi, tôi đã từng nghe thầy tôi, một thượng toạ Phật Giáo đã răn dạy một cách thực tế và chân tình về hai từ Lý Tưởng. Nó là một hố sâu thăm thẳm nằm sâu trong tâm trí của con người. Nó cũng là một vực thẳm mà ai té xuống cũng sẽ mất xác. Tôi không thích dùng những lời Phật dạy hay kinh thánh ra răn đe để rồi sống đạo đức giả. Có dịp tôi sẽ kể cho quý đọc giả nghe câu chuyện cuả thầy tôi.

Thời gian ở Mỹ  là vàng bạc. Và quan trọng hơn nếu người ta thu lợi được thì mình sẽ được khen là người tốt, ngược lại sẽ bị họ bắn một phát súng vào đầu. Thay vì ông Cung Diễm ngồi làm những bài thơ chua hay tuyệt cú mèo thì phải ngồi còng lưng sửa bản in? Ông Song Nhị thay vì in sách của chính ông thì lại phải biên tập cho ông Nguyễn Quang nào đó. Rồi Bà Triều Nghi, bà Ngọc Bích, Diễm Hương, Lê Diễm, các ông Trần Dật, Trần Hữu Từ phải vận động phát hành. Một công việc hết sức khó khăn mà thật sự là phải bỏ tiền túi ra ủng hộ. Thật lòng, tôi ganh tị với ông Nguyễn Quang vì Cội Nguồn chắc chắn sẽ từ chối in sách của tôi dù tôi viết không đến nỗi tồi lắm.

Khi tôi nghe anh Song Nhị nói với tôi rằng anh sẽ in quyển sách Biển Đỏ của một nhà văn trong nước tôi đã la lên (tôi là dân Miền Nam ruột để ngoài da): “Trời đất ơi! Anh bị một lần chưa tởn sao mà còn tiếp tục in với ấn. Lo làm CSTV Cội Nguồn thôi đã muốn chết rồi. Đừng có dính vô nữa. Lợi thì không thấy chỉ thấy lãnh đạn”. Anh nhỏ nhẹ trả lời với tôi rằng “quyển sách đáng đọc lắm PT. Tôi cố gắng giúp ông ấy vì ông cũng là một người tù cải tạo như tôi”.

 Tôi thở ra và y như lời tôi cảnh cáo anh. Lòng tốt và nhiệt tâm của anh đã hại anh. Lần nầy, CSTV Cội Nguồn bị trúng tên tẩm độc. Chết chùm một đám. Như lời chị Ngọc Bích nói “Song Nhị đã tự tay cầm dao cắt cổ của mình”.

Khi đọc bản tin Kêu Cứu số 1, tôi vẫn còn nghi ngờ và hy vọng lá thư nầy không phải là của ông Nguyễn Quang. Bởi với trình độ nhận thức, với lời văn ông viết, với đức độ trong sáng mà ông tạo dựng nhân vật Thiện Nam hay chính là tác giả thì ông phải là người cao thượng, biết suy nghĩ, biết cư xử, xem trọng tình bạn, biết ơn người đã giúp đỡ mình, biết sống và xem nhẹ đồng tiền. Ngược lại nếu ông là tác giả của hai lá thư “Kêu Cứu” thì quyển sách nầy sẽ trở thành vô nghĩa. Nó không xứng đáng để mọi người đọc và nó phản ánh bản chất cuả một người thiếu suy xét, nông cạn, háo danh và ham tiền.

Thật lòng tôi không biết ông là ai vì tôi chưa bao giờ nghe ai nhắc đến tên ông dù chỉ một lần. Tôi chỉ biết nhóm 8604 với “đoá hồng thép - Lê Thị Công Nhân”, Nguyễn Văn Đài, dũng cảm và can trường, LM Nguyễn Văn Lý ba lần bị bắt và tù tội, với Đỗ Nam Hải, Điếu Cày... tên tuổi của họ có gây cho đồng bào hải ngoại một ấn tượng khó quên. Nếu họ viết lại những ngày gian lao trong tù thì tôi tin rằng sách của họ sẽ trở thành best seller.

Tên tuổi của ông đã được nhiều người biết đến nhờ CSTV Cội Nguồn. Và với tài năng của ông, tôi tin rằng trong một thời gian không xa ông sẽ thành công. Người Việt hải ngoại rất kén chọn đọc sách. Họ say mê đi tìm con đường cứu cánh cho dân tộc Việt Nam. Họ thao thức với nỗi đau của
người dân thấp cổ bé họng nên họ sẽ đón nhận những tác phẩm nói về nỗi trầm luân của kiếp làm người dưới chế độ cộng sản Hà Nội. Ông đã có một kinh nghiệm dày đặc, có tâm huyết và có kiến thức và rồi đây người Việt hải ngoại sẽ đứng bên cạnh ông, tặng cho ông nhiều vòng hoa và cả vật chất mà ông mong muốn.

Tôi xin nhấn mạnh với ông rằng “tấm lòng của họ rất rộng mở, hào phóng thương quê hương, tổ quốc nên bao nhiêu năm qua họ đã vực dậy, nuôi sống một chế cộng sản độc tài nghèo đói, dốt nát đến tận cùng” mà ông là một nhân chứng sống. Đó là một nghịch lý của những người từ chối sống dưới chế độ CS bất nhân nhưng lại không thể quên đi bà con ruột thịt, quê hương, tổ quốc.

 Ông đừng vì $1000 chưa kịp bán sách lấy lại mà đã phỉ báng bạn mình. Còn nếu ông than rằng ông Song Nhị lấy của ông $100 làm giấy bảo lãnh, thư mời thì cũng không đáng là bao. Và nếu tôi là ông Song Nhị, tôi cũng sẽ không bao giờ bỏ tiền vớ vẩn cho một người tôi mới vừa quen biết.

Anh Song Nhị và một số văn nghệ sĩ trong CSTV Cội Nguồn đã hưu trí từ lâu. Tôi thương CSTV Cội Nguồn nên lâu lâu gởi vài chục đồng cho anh in Tạp Chí. Anh làm gì có tiền để bảo bọc nhiều thứ cùng một lúc cho một người chưa hẳn đã là bạn nối khố của anh. Âu đó cũng là một bài học cho nhà thơ Song Nhị. Từ nay, ông nên sống ích kỷ, cuộn mình trong chăn rung đùi và uống cà phê, mệt thì đi ngủ, tập thể dục. Ông Song Nhị và ông Cung Diễm có buồn tình thì ngồi làm thơ rồi gởi cho tôi đọc. Tôi thích đọc thơ chua của ông Cung Diễm để hiểu thế thái nhân tình đen hơn mõm con chó mực.

Ở hải ngoại có rất nhiều người có tài và có tiếng tăm. Nhưng họ rất ngại in sách. Sách in ra bán không ai mua chỉ có đem đi tặng. Tặng nhiều khi người ta cũng không có thời gian để đọc và có khi bỏ vào thùng rác.

Ở Washington D.C có trên 200 ngàn người Việt Nam nhưng chỉ có một nhà sách duy nhất của BS Trần Long Hồ. Thị trường sách thu hẹp đáng báo động. Người Việt Nam ngày xưa mê đọc sách bao nhiêu thì ngày nay họ sợ sách bấy nhiêu. Người có tâm huyết và hoài bão lớn thì in sách ra để hy vọng bảo tồn tiếng Việt trên xứ lạ quê người và ghi lại một dấu ấn lịch sử về cuộc di dân đầy đau thương của dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ 20. Họ không có mong ước kiếm tiền bằng cách bán sách.

Một buổi ra mắt sách rất công phu và tốn kém. Nó không dưới $1500. Ngày ra mắt sách Biển Đỏ mà CSTV Cội Nguồn bán được $750 là quý lắm. Có người bán chỉ được $100 mà thôi. Ông may mắn hơn nhiều người là được anh em văn nghệ sĩ tiếng tăm giúp đỡ. Như nhiều văn nghệ sĩ ở đây có muốn được CSTV Cội Nguồn in ấn không phải là chuyện dễ dàng.

Có thể ở Việt Nam ông là người có tầm cở nên viết sách giùm những người háo dánh và được trả tiền nhưng ở hải ngoại chiếc bóng của ông còn thấp thoáng đâu đó ở ngọn cây. Tôi và bạn bè tôi không biết ông là ai? Và kể từ hôm nay, khi bài viết nầy được tung trên khắp hoàn cầu. Những gì ông ấp ủ, tưởng tượng, mơ ước sẽ trôi theo dòng nước. Tiếc rằng cái duyên và lòng ngưỡng mộ của tôi đối với ông khi đọc Biển Đỏ đã tan biến. Tôi không trách ông nếu ông viết những lời đó vì bị bức bách, bị cưỡng chế. Nhưng nếu đó là chính lòng của ông viết ra thì Biển Đỏ đã trở thành một câu chuyện cười ra nước mắt mà những người hải ngoại sẽ ghi nhớ suốt đời.

Thật đáng buồn là từ nay sẽ không còn ai dám đưa bàn tay ra đón nhận, nuôi dưỡng những đứa con tinh thần từ trong nước.

Thưa ông Nguyễn Quang, thật lòng tôi không muốn dính vô câu chuyện của ông và CSTV Cội Nguồn nhưng thấy chuyện bất bình mà không ra tay là bất nhân, thấy người ta vu oan bạn của mình mà bình chân như vại là bất nghĩa nên tôi buộc lòng phải lên tiếng.

Và thưa ông, đây là bài viết đầu tiên và cuối cùng tôi dành cho ông.
Đáng tiếc thay!!

Phong Thu
Washington D.C, đêm 4 tháng 5 năm 2009
=


   


Nói Chuyện Với Thơ

MÙA HÈ CỦA TÔI Nắng ở trên trời, hè - nắng xuống Đã quen rồi từ bao lâu nay Dẫu thiên hạ lắm người than nắng nóng Với tôi thì nắng… ...