Kính gửi: Ngài Laurent Fabius,
Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp
TRẦN NHU
Thưa Ngài!
Nhân đọc thông báo của Tòa Đại sứ Pháp tại Hà Nội, ngày
7-10-2013, có lời chia buồn của ngài sau cái chết của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Một người Cộng sản vĩ đại đã làm cho Ngài vô cùng xúc động!
Thật là một cử chỉ đẹp của một xứ sở có truyền thống văn
minh văn hóa. Trong khi đó những tờ báo lớn của Pháp - Le Monde, Libération và
L’Humanité - xưng tụng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng của Việt Nam,
xứng đáng được xem như chiến lược gia ngoại hạng của thế kỷ Hai Mươi.
Thực ra từ nhiều thập niên qua cho đến bây giờ, nhiều trí
thức, học giả và chính trị gia phương Tây đã đánh giá Đại tướng Giáp là một
nhân vật kiệt xuất, có thiên tài về quân sự. Thật là tội nghiệp cho họ và buồn
thay cho những người Việt Nam
chúng tôi! Mong muốn hơn ai hết, đất nước có một vị tướng tài lại được cả thế
giới ngưỡng mộ thì ai chẳng tự hào, nhưng sự thật đáng xấu hổ!
Với tư cách là người viết sử, tôi nhận định tướng Giáp qua
tư tưởng, hành động và những giá trị cụ thể, một phần do chính ông viết trong
cuốn “Điện Biên Phủ Điểm Hẹn Lịch Sử”, Xuất Bản năm 2000 và “Tổng Tập Hồi Ký”,
xuất bản năm 2004, do chính ĐT Võ Nguyên Giáp viết. Bên cạnh Hồi Ký các tướng Tầu
như Trần Canh và Vi Quốc Thanh v.v…
Vậy, tôi gửi ông mấy chương trích trong cuốn “Đại Họa Diệt
Chủng” có liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp để ông và mọi người tham khảo.
Rất mong nhận được hồi âm.
Trân trọng,
Trần Nhu
**
Kỳ I
AI CHỈ HUY CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI VÀ ĐIỆN BIÊN PHỦ?
Để giải đáp câu hỏi mang đầy tính lịch sử này, không gì bằng
cách đối chiếu hồi ký của những nhân vật chủ chốt của cả hai phía Tầu và Việt,
đã viết về các chiến dịch mà họ đã chỉ huy cũng như ai đích thực là người lãnh
đạo tối cao cuộc kháng chiến chống Pháp “thần thánh?”
Có lẽ, tốt hơn hết là đặt cả hai lên bàn cân và để họ tự phô
diễn, dù phần trích dẫn có nhiều, theo lệ thường là không nên. Nhưng muốn xác
định sự rõ ràng ai lãnh đạo, ai chỉ huy? thật khó.
Tác giả mở đầu bằng trích dẫn Tổng Tập Hồi Ký (TTHK) của ĐT
Võ Nguyên Giáp. Về chiến dịch Biên Giới và vai trò của cố vấn Tầu, tướng Giáp
viết nơi tr. 679 -681 như sau:
“Vấn đề nổi bật
trong chiến dịch là chiến thuật đánh diệt viện. Các bạn Trung Quốc đặc biệt coi
trọng chiến thuật này. Trước đây trang bị vũ khí yếu kém, ta chủ trương tránh
lực lượng cơ động của địch…
Chiến dịch Biên Giới xứng đáng mở đầu một thời kỳ mới, thời
kỳ chuyển sang phản công và tiến công của quân đội ta. Đây là một chiến dịch
vận động và tiến công điển hình trong kháng chiến chống Pháp (…)
Ít ngày sau chiến thắng Cao-Lạng, chúng tôi nhận được mấy
câu thơ chúc mừng chiến thắng bằng chữ Hán của Chủ Tịch Mao Trạch Đông:
“Thanh niên đích Việt Nam quân
Nhất minh kinh nhân”
Tạm dịch:
“Quân đội Việt Nam trẻ tuổi”. Vấn đề nổi bật trong
chiến dịch là chiến thuật đánh điểm diệt viện. Các bạn Trung Quốc đặc biệt coi
trọng chiến thuật này. Trước đây trang bị vũ khí yếu kém, ta chủ trương tránh
lực lượng cơ động của địch (…)
Chiến dịch Biên Giới xứng đáng mở đầu một thời kỳ mới, thời
kỳ chuyển sang phản công và tiến công của quân đội ta. Đây là một chiến dịch
vận động và tiến công điển hình trong kháng chiến chống Pháp (…)
Ít ngày sau chiến thắng Cao – Lạng, chúng tôi nhận được mấy
câu thơ chúc mừng chiến thắng bằng chữ Hán của Chủ tịch Mao Trạch Đông:
“Cất một tiếng người kinh sợ.”
Sở Trang Vương thời Đông Chu
lên làm vua đã ba năm, chỉ ham mê săn bắn, vui chơi với mỹ nữ trong cung. Một
triều thần kể với nhà vua câu chuyện: “Có một con chim lớn, lông đủ màu sắc,
đậu trên gò cao nước Sở, đã ba năm mà không bay, cũng không kêu, không biết là
con chim gì? Sở Trang Vương hiểu ý, nói: “con chim ấy không phải là con chim
thường, ba năm không bay, bay tất cao tận trời. Ba năm không kêu, kêu tất làm
cho người ta khiếp sợ (Tam niên bất minh, Nhất minh kinh nhân). Sau đó, Sở
Trang Vương được xếp vào một trong “ngũ bá” thời Xuân Thu.
Chủ tịch Mao chỉ mượn bốn chữ của người xưa, mà nói lên được
chiến thắng vang dội lần đầu của quan và dân ta trong chiến dịch Biên Giới.”
Phía Tầu:
Nói về hai viên tướng
Vi Quốc Thanh và Trần Canh. Vu Hóa Thẩm viết:
“Thời kỳ chiến tranh Việt Nam chống Pháp có hai trận đánh
lớn, một là chiến dịch Biên Giới, Trần Canh giúp chỉ huy, hai là chiến dịch
Điện Biên Phủ, Vi quốc Thanh giúp chỉ huy. Bài viết này tường thuật, tóm lược
chặng đường đặc biệt của Vi Quốc Thanh nhất trong vai trò quan trọng của đồng
chí trong cuộc quyết chiến Điện Biên Phủ.” (…)
(Hồi ký cố vấn Trung Quốc tr. 19)
Sau khi đọc hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và các tướng
lãnh Tầu tác giả cố gắng tóm lược những diễn tiến các chiến dịch với sự tham
gia của Trần Canh và Vi Quốc Thanh do chính Võ Nguyên Giáp ghi lại.
CHIẾN DỊCH ĐÔNG KHÊ
Ngay từ tháng 6 năm 1950, Tầu Cộng đã trực tiếp nhúng tay
vào điều khiển ĐCSVN với nhiều đoàn chuyên gia, cố vấn đủ các bộ, các ngành:
Chính trị, quân sự, công an… Huấn luyện, trang bị súng đạn, quân trang, quân
dụng. Họ bắt đầu mở những trận đánh lớn.
Trong chiến dịch Đông Khê, Võ Nguyên Giáp kể lại chiến dịch
này với sự tham gia của đoàn cố vấn như sau:
“Tôi mở bản đồ trình bày về tình hình địch, những lực lượng
của ta tham chiến, những lý do mở đầu chiến dịch bằng đánh Đông Khê. Trần Canh
sang thay cho đồng chí La Qúy Ba về nước. Nhìn trên bản đồ, hỏi về binh lực,
đội hình, công sự phòng thủ của địch tại Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, rồi nói:
“Đánh Đông Khê để kéo viện binh địch là chiến thuật “đánh điểm diệt viện” của
Giải Phóng Quân Trung Quốc thường dùng trong chiến tranh chống quân Tưởng. Việt
Nam nên vận dụng nhiều chiến thuật này.”
(trích dẫn trong Tổng Tập Hồi Ký của Võ Nguyên Giáp tr. 631)
Thế quá rõ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng chỉ huy, tổng
tham mưu, Bộ trưởng bộ quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam, mà một chiến dịch
nhỏ cũng phải trình bày, và thỉnh cầu quyết định của cố vấn Tàu.
Sự chiến thắng của quân đội Việt Minh trong chiến dịch biên
giới không những nhờ vào sự lãnh đạo của cố vấn Tầu, mà còn nhờ vào sự viện trợ
của Cộng Sản Hoa Lục.
Võ Nguyên Giáp thú nhận:
“Nhân dân tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã hết lòng đóng góp
lương thực cho chiến dịch. Những đoàn xe vận tải của Quân giải phóng Trung Quốc
đã chạy thâu đêm cả tháng ròng trên con đường Cửa Khẩu Việt Nam- Trung Quốc.
Tính đến hết năm 1950 ta đã tiếp nhận của Trung Quốc 1200 tấn vũ khí đạn dược.
180 tấn quân trang, quân dụng. 2643 tấn gạo. 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y,
800 tấn hàng quân giới, 300 xe ôtô. 120 tấn xăng dầu viện trợ của Trung Quốc là
nguồn cung cấp quan trọng cho các chiến dịch.”…
Trước khi về Lam Sơn, Cao Bằng, nơi sẽ họp hội nghị tổng
kết, tôi rẽ sang Thủy Khẩu. Đồng chí Lý Thiên Hữu, (Tuần phủ) phó tư lệnh Quân
khu Quảng Tây và Đoàn cố vấn Trung Quốc cũng đang có mặt ở đây.
Suốt thời gian chiến dịch, các đồng chí lãnh đạo Quảng Tây
đã giúp đỡ tận tình. Đồng chí Lý Thiên Hữu đã xuống tận Thủy Khẩu giáp biên
giới Việt Nam
nhiều ngày, đôn đốc việc vận chuyển gạo.
Cuộc gặp đồng chí Lý và Đoàn cố vấn sau chiến thắng được
đánh dấu bằng một bữa rượu khiến tôi nhớ mãi. Tôi không uống được rượu, nhưng
hôm đó đã uống một chén đầy và biết như thế nào là say rượu.” (TTHK Võ Nguyên Giáp Tr. 674.)
Quảng Tây luôn luôn là đầu cầu các cuộc xâm lăng của bọn
giặc phương Bắc đối với nước ta từ trước tới nay.
Phía Tầu.
Hồi ký của những người “Trong cuộc.”
Viết về viên tướng Vi Quốc Thanh như sau:
“Hồi Ký cố vấn Trung
Quốc Vũ Hóa Thẩm mở đầu, tác giả nói về cuộc đời binh nghiệp của Vi Quốc Thanh
văn võ song toàn, lập nhiều chiến công. Chiến tranh giải phóng thắng lợi chưa
được bao lâu, đồng chí vâng lệnh dẫn đầu đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện
trợ Việt Nam
chống Pháp.”
Vậy vai trò của Vi Quốc Thanh quan trọng như thế nào và bộ
chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến chống Pháp “thần thánh” được chỉ đạo từ
đâu?
Hồi ký cố vấn Tầu giúp ta giải mã những bí mật đó. Dưới đây
là hồi ký của Vũ Hóa Thẩm (đăng trong Thượng Tướng Phong Lục, nxb. Đại Bách
Khoa, ấn bản năm 2000 (Dương Danh Dy dịch,) với tiêu đề: (Xin xem tư liệu quan
trọng cuối chương)
“Tiến quân lên Tây Bắc”
Sau khi về Bắc Kinh, đồng chí Vi Quốc Thanh báo cáo tình
hình công tác của đoàn cố vấn quân sự với Lưu Thiếu Kỳ, Nhiếp Vinh Trăn, trình
bày ý kiến của mình đối với chiến trường Việt Nam và phương hướng công tác
chiến từ nay về sau, được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân uỷ Trung
ương coi trọng.
Thu đông năm 1951, tình hình chiến tranh Triều Tiên tương
đối ổn định. Mao Trạch Đông càng quan tâm theo dõi với tình hình chiến sự Đông
Dương hơn. Tầm mắt của Mao Chủ tịch không chỉ chú ý theo dõi chiến trường Bắc
Bộ Việt Nam, mà còn chú ý
theo dõi chiến trường Trung Bộ,
Nam Bộ, chú ý
theo dõi Lào và Campuchia. Không chỉ chú ý theo dõi chiều hướng của quân Pháp,
mà còn quan tâm đến hoạt động của Mỹ đặt chân vào Đông Dương. Trong đầu Mao Chủ
tịch dần dần hiện lên rõ nét một ý tưởng chiến lược: trước hết mở chiến trường
Tây Bắc, giành lấy vùng Tây Bắc và Thượng Lào. Sau đó phát triển xuống Trung
Nam Bộ, phát triển sang Trung Hạ Lào và Campuchia. Tấn công trước vào vùng binh
lực địch mỏng yếu, để từng bước làm cho mình lớn mạnh lên, làm cho địch suy
yếu, tạo điều kiện, cuối cùng đánh lấy đồng bằng sông Hồng, giành thắng lợi
trong chiến tranh chống Pháp. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là đánh lấy vùng Tây
Bắc và Thượng Lào. Phải đề xuất kiến nghị này với Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam.
Cử ai đi bây giờ? Sau khi Mao Trạch Đông bàn với Lưu Thiếu Kỳ, quyết định giao
nhiệm vụ này cho La Quý Ba hoàn thành, và giao La Quý Ba kiêm luôn quản lý công
tác của Đoàn cố vấn.
Sau khi La Quý Ba đến Việt Nam, chuyển tới chủ tịch Hồ Chí
Minh sự phân tích và kiến nghị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với
phương hướng tác chiến từ nay về sau, Hồ Chí Minh tiếp nhận kiến nghị đó. Hội
nghị toàn thể lần thứ 3 Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp trong tháng 4, ra
quyết định chuyển hướng chủ công của bộ đội chủ lực lên vùng núi Tây Bắc…(*)
Hồ Chí Minh bày tỏ hoàn toàn tán thành kiến nghị này. Các vị
lãnh đạo lại thảo luận thêm vấn đề tác chiến vùng Tây Bắc và đi đến ý kiến nhất
trí…”
Ngày 14/12, Người điện cho Võ Nguyên Giáp và Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam.
Bức điện viết: “Bọn địch ở Nà Sản cô lập, tấn công Nà Sản có ý nghĩa rất lớn đối
với củng cố Tây Bắc, phát triển quan hệ với Lào, nên ra sức tiêu diệt quân địch
ở đây, đừng để cho chúng chạy thoát. Nếu không thể tiêu diệt một lần thì chỉ
vài lần tiêu diệt chúng. Và đề ra, trên nguyên tắc, không ảnh hưởng đến đánh Nà
Sản có thể đồng thời hoặc sớm hơn quét sạch bọn địch ở vùng Lai Châu.
“Bức điện đó của Hồ Chí Minh, Vi Quốc Thanh được xem trước,
vì điện văn qua lại giữa Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đều do điện đài của Đoàn cố vấn sau khi nhận
và dịch mới chuyển cho phía Việt Nam.”
(Như thế còn gì là bí mật quốc gia?) trong ngoặc đơn lời
người viết.
CHIẾN DỊCH CAO BẰNG
Về Chiến dịch Cao Bằng, Võ Nguyên Giáp viết:
“Đoàn cố vấn Trung Quốc đã có mặt ở Cao Bằng. Lần này, đống
chí Vi Quốc Thanh ở lại sở chỉ huy cùng với chúng tôi. Tại hội nghị đồng chí
Trần Canh (cố vấn TQ 1903- 1961) (1) đã phát biểu, nêu lên những thành công của
chiến dịch. Đồng chí đánh giá cao chiến dịch Biên Giới. Rút ra những bài học
quan trọng và nói nhiều về bản chất của quân đội cách mạng của Mao Chủ Tịch.
Sau hội nghị đồng chí Trần Canh, đồng chí Vi Quốc Thanh và tôi ngồi trao đổi
với nhau trên nhà sàn quanh tấm bản đồ trải rộng. Đồng chí Trần Canh trỏ ngón
tay vào con đường số 3 chạy từ Cao Bằng về Hà Nội… rồi đồng chí vạch ba vòng
tròn ở Trung Du, phía Bắc và phía Nam Hà Nội, nói tiếp: “phải ba chiến dịch,
như chiến dịch Biên Giới, thời gian khoảng một năm”(2) (TTHK Võ Nguyên Giáp Tr.
674.)
Về việc sử dụng quân đội Việt Minh cho chiến tranh. Ngay từ
năm 1949, Tầu Cộng mở chiến dịch “Vạn Địa Sơn” chiếm vùng Ung Long, Khâm Liêm
giáp biên giới Đông Bắc của nước ta thông ra biển. Theo lệnh của Mao Trạch
Đông, Hồ Chí Minh đã đưa bộ đội Việt Minh ở liên khu 1, do Lê Quảng Ba làm tư
lệnh. Nói là để phối hợp với Giải Phóng Quân Trung Quốc cùng mở chiến dịch.
Ngay trong “Bộ Thông Sử Thế Giới Vạn Niên”. Do nhà xuất bản Thông Tin Hà Nội ấn
hành nằm 2000, tập B-tr. 2424 có ghi rõ: “Chỉ huy chiến dịch là đồng chí Lê
Quảng Ba (Việt Nam) làm tư
lệnh quân Việt Nam.
Trần Minh Giang (Trung Quốc) làm chính trị viên”. Trong đoàn quân Việt Minh có
nhiều cố vấn Trung Quốc như Hoàng Bình, Minh Giang, Đỗ Thanh, Đỗ Trình v.v… như
thế cho chúng ta biết ngay từ những ngày đầu thành lập quân đội Việt Minh, Mao
Trạch Đông đã có ý định biến quân đội Việt Minh thành công cụ cho họ (ngụy quân
chính hiệu).
(Còn nữa)
-----------------------------
(*) Trần Nhu nguyên là Giaó sư sử học taị Hà Nội. Ông vượt
biên và định cư tại California
vào giữa thập niên 80s. Ông là tác giả tác phẩm biên khảo Thăng Long Xưa Hà Nội
Nay và các tác phẩm lịch sử trong đó có quyển Đại Họa Diệt Chủng mà tác giả
trích dẫn gửi cho chúng tôi trong loạt bài này.